Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Codekitten – Nền tảng lập trình Scratch bản Việt Nam | VTV

Ngày 20/09/2021, Đài truyền hình Việt Nam đã giới thiệu về nền tảng lập trình Codekitten hoàn toàn miễn phí đầu tiên và duy nhất dành cho trẻ em Việt Nam. Codekitten được làm dựa trên ngôn ngữ lập trình kéo thả Scratch, vô cùng phù hợp đối với trẻ em. Chương trình học được xây dựng theo khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nền tảng miễn phí này sẽ giúp các bạn nhỏ được trải nghiệm môn lập trình, khám phá bản thân và khơi gợi trí sáng tạo. 

Nền tảng lập trình thuần Việt – Codekitten

  • Nền tảng lập trình kéo thả thuần Việt phát triển bởi Teky, trên nền công nghệ Scratch, MIT
  • Bộ thư viện hình nền, nhân vật, đối tượng lập trình được thiết kế gắn liền với lịch sử, anh hùng dân tộc, di sản nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hoá
  • Nhiều bài học, thử thách mô phỏng, liên kết với kiến thức K12, từ Toán học, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học vũ trụ, Lịch sử v.v.. giúp ghi nhớ kiến thức trên lớp tốt hơn.
  • Mỗi bài học là một dự án làm Game đầy thú vị, mang đậm màu sắc sáng tạo cá nhân của mỗi học sinh.
  • Chia sẻ dự án cá nhân với toàn bộ cộng đồng học sinh lập trình toàn quốc, cùng chơi game của nhau, chia sẻ ý tưởng, kiến tạo những ước mơ bằng những dòng lệnh.

Codekitten – Mục tiêu giúp trẻ học được

  • Khoa học máy tính
  • Tư duy logic
  • Tư duy thiết kế
  • Tư duy sáng tạo
  • Kiến thức liên môn STEM
  • Thuật toán

Codekitten – không chỉ là nền tảng học tập

Không chỉ là nền tảng học lập trình game, bạn còn được tham gia vào cộng đồng lập trình nhí lớn nhất Việt Nam – những nhà sáng tạo đổi mới của tương lai

  • Cùng học
  • Cùng chia sẻ, làm bạn
  • Cùng thi đấu
  • Cùng kết nối ước mơ

——————————
TEKY – Đơn vị đào tạo lập trình & công nghệ uy tín hàng đầu Việt Nam dành cho trẻ em từ 5 – 18 tuổi, với 16 trung tâm trên cả nước, giảng dạy lập trình và công nghệ cho 50.000+ học sinh.

Thông tin các lớp học: https://ift.tt/3tduKAR
1. Bộ môn Lập trình và phát triến ứng dụng
✔ Lập trình Scratch – Độ tuổi cấp 1
✔ Làm game với Tynker, Minecraft-Độ tuổi cấp 1
✔ Lập trình Web với Python, HTML5- Độ tuổi cấp 2, 3
✔ Lập trình App với Python, App Inventor – Độ tuổi cấp 2,3
✔ Lập trình Game 3D với Unity, Roblox- Độ tuổi cấp 2,3
2. Robotics Engineering
✔ Robotics cấp 1 với LEGO WeDo, LEGO Mindstorms
✔ Robotics cấp 2 với LEGO Mindstorms, Microduino, Al
✔ Engineering cấp 2 với Microduino, Arduino, Python, loT
3. 3D Multimedia
✔ STEM Art cấp 1 với in 3D, MakerEmpire, TinkerCAD, AR VR
✔ MultiMedia cấp 2,3 với Adobe Photoshop, Adobe Animate, Adobe Premier
4. Các khoá học Toán, Lý, Hoá, Anh … Online và Tự luyện, ôn thi từ lớp 1 tới lớp 12: Toppy.vn – Một sån phẩm của Teky

Kết nối với Teky:

👉 Facebook: https://ift.tt/3gu7Obv
👉 Học và chơi cùng Teky với rất nhiều Minigame trúng thưởng: https://www.facebook.com/groups/21117…
👉 Cao thủ lập trình, Robotics giúp bạn giải bài và chia sẻ nhiều tài liệu hay: https://www.facebook.com/groups/21117…

VÌ SAO LỰA CHỌN TEKY

🏆 Dự án có ảnh hưởng xã hội tốt nhất tại Đông Nam Á liên tục 3 năm 2017 & 2018 & 2019 bởi Chính phủ Úc và Giải thưởng Rice Bowl Đông Nam Á – Global Startup Awards, Asean Business Award, EduTech ASIA. 1 trong 16 dự án tiêu biểu toàn cầu tại diễn đàn Kinh tế thế giới – WEF 2020
🔥 Nhà tổ chức cuộc thi lập trình nhí quy mô nhất châu Á – Minecraft Hackathon, hợp tác cùng Microsoft
🏅 Học sinh có nhiều thành tích, huy chương trong các cuộc thi lập trình & robotics trong nước và quốc tế như WeCode Đông Nam Á, App Jamming Asia Summit – cuộc thi lập trình App Châu Á; lập trình Robot First LEGO League, World Robot Olympiad, Sáng tạo trẻ tại Việt Nam
⭐ Giáo trình đào tạo chuẩn Mỹ, xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia và cố vấn giáo dục trong nước, quốc tế
⭐ Trang thiết bị hiện đại, giảng viên chất lượng cao, lớp học tiêu chuẩn 8 học sinh:1 giáo viên
⭐ 10.000 học sinh đã tham gia học lập trình và công nghệ tại học viện Teky
——————————
LIÊN HỆ 16 HỌC VIỆN:

📍 Hà Nội: Cầu Giấy | Mỹ Đình 2 | Hoàn Kiếm | Hà Đông | Long Biên
📍 Hồ Chí Minh: Quận 2 | Quận 3 | Quận 7 | Phú Nhuận | Bình Thạnh | Tân Bình | Gò Vấp | Bình Tân
📍 Khác: Hải Phòng | Quảng Ninh | Bình Dương
📍 Website: https://teky.edu.vn | https://teky.online
📍 Hotline HN: 024-7109-6668 | 0975-241-015
📍 Hotline HCM: 028-7109 9948 | 097-900-8642
📍 Chat ngay: m.me/tekyacademy
📍 Email: support@teky.edu.vn | lead@teky.edu.vn

#Teky​ #HọcviệnTeky #TekyAcademy #TekyStudio #LapTrinhScratchCungTeky #robotic #coding #code #lậptrìnhtrẻem #lậptrìnhgame #codekitten #lego

Xem chi tiết tại: Đài TH Việt Nam VTV | Codekitten – Nền tảng lập trình Scratch bản Việt Nam

The post Codekitten – Nền tảng lập trình Scratch bản Việt Nam | VTV appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/codekitten-nen-tang-lap-trinh-scratch/

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Business Intelligence là gì? Giải mã sức hút đặc biệt từ BI

Trong thời đại 4.0 hiện nay, dữ liệu được coi như là một phần chủ chốt quyết định thành bại. Một đơn vị thu thập được nhiều dữ liệu từ thị trường và khách hàng đương nhiên sẽ có nhiều lợi thế hoạt động hơn. Chính vì thế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng được cho mình một cơ sở dữ liệu đạt chuẩn. Từ đó làm nền tảng vững chắc để phát triển các quy trình khác. Theo nhu cầu của số đông, Business Intelligence đã ra đời để giải quyết các vấn đề về dữ liệu. Vậy chính xác thì Business Intelligence là gì? Nó chịu trách nhiệm xử lý những hoạt động nào? Nếu còn chưa biết, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa của Business Intelligence là gì?

Business Intelligence còn được gọi là BI. Theo tiếng Việt, BI có nghĩa là tri thức kinh doanh. Business Intelligence mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau. Vì thế nó cũng có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.

Về cơ bản, mọi quyết định kinh doanh đều phải được dựa trên một kết quả phân tích dữ liệu. Vậy dữ liệu đó sẽ được lấy từ đâu? Nhiệm vụ của Business Intelligence chính là thu thập, chắt lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để biết data thô thành data có ích. Sau đó, từ những dữ liệu này, Business Intelligence sẽ xây nên một cơ sở thông tin có cấu trúc phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, BI cũng đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, khai thác lợi ích từ những dữ liệu đó cho người dùng. Nói chung, BI là một hệ thống giúp người dùng có thể sử dụng dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả hơn.

Business Intelligence đóng vai trò rất quan trọng

Business Intelligence đóng vai trò rất quan trọng

Phạm vi mà Business Intelligence tác động là rất lớn. BI có thể là những kỹ năng, quy trình đào tạo doanh nghiệp xử lý thông tin. BI cũng được hiểu như là một ứng dụng, công cụ giúp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Ngoài ra, Business Intelligence cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định quan trọng của doanh nghiệp nhờ khả năng dự đoán xu hướng trong tương lai.

Tóm lại, để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì không thể không nắm chắc Business Intelligence là gì được.

Cấu tạo của Business Intelligence là gì?

Business Intelligence được cấu tạo từ 3 thành phần khác nhau. Trong đó bao gồm:

  • Data Warehouse (Kho dữ liệu): Thành phần này đóng vai trò như một kho chứa cho các loại dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu đã qua xử lý.
  • Data Mining (Khai thác dữ liệu): Công cụ này sử dụng các kỹ thuật đặc biệt khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction)…
  • Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Bằng kết quả vừa thu được từ Data Mining, Business Analyst sẽ tiến hành đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp với bối cảnh.

Có thể thấy được rằng, 3 thành phần của Business Intelligence có sự liên kết theo thứ tự với nhau. Tuy nhiên, tại sao không gọi chúng là quy trình hoạt động? Lý là vì mỗi doanh nghiệp sẽ có một nhu cầu sử dụng BI khác nhau. Không có quy tắc nào bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai cả 3 quy trình của BI cả. Người dùng hoàn toàn có thể linh động dựa trên tình hình thực tế. Vì thế theo lý thuyết phân loại Business Intelligence sẽ có 3 thành phần chứ không phải là 3 bước hoạt động.

BI bao gồm rất nhiều phần khác nhau

BI bao gồm rất nhiều phần khác nhau

Business Intelligence dành cho đối tượng nào?

Không có giới hạn nào về các đối tượng nên sử dụng Business Intelligence. Tuy nhiên, có một số ngành nghề nhất định chịu ảnh hưởng lớn từ Business Intelligence. Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc ngành hàng hóa tiêu dùng hoặc F&B thì việc sử dụng BI là vô cùng cần thiết. Đây đều là những ngành phát triển dựa trên xu hướng tiêu dùng của khách hàng. BI sẽ đóng vai trò quan trọng trong bước thu thập phản ứng khách hàng và đưa ra quyết định kinh doanh.

Ngoài ra, khi bạn công tác tại một đơn vị bất kỳ, khi nào thì nên đưa BI vào quy trình làm việc. Câu trả lời là khi bạn thuộc một trong những vị trí sau: ban quản trị, người ra quyết định kinh doanh, phân tích viên. Những hoạt động xung quanh dữ liệu chắc chắn sẽ nhận được sự trợ giúp đắc lực từ Business Intelligence.

BI dành cho rất nhiều đối tượng

BI dành cho rất nhiều đối tượng

Lợi ích mà Business Intelligence mang lại

Sàng lọc dữ liệu thô – Business Intelligence là gì

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khối lượng thông tin khổng lồ vừa là lợi thế mà cũng vừa là thách thức. Dữ liệu rất cần cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhờ có dữ liệu, doanh nghiệp sẽ thu thập được phản ứng của người dùng, các yếu tố tác động đến lựa chọn mua hàng cũng như xu hướng tiềm năng trong tương lai. Tuy vậy, không phải thông tin nào cũng hữu ích. Lượng thông tin thu thập trực tiếp từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được coi như là dữ liệu thô. Và đương nhiên doanh nghiệp không thể sử dụng được luôn.

Để tận dụng được nguồn thông tin tiềm năng đó, doanh nghiệp cần phải sử dụng một công cụ sàng lọc. Đó chính là Business Intelligence. BI sở hữu những kỹ thuật tiên tiến để xử lý dữ liệu thô. Nó đóng vai trò như một phần mềm thực hiện cách thao tác phân loại để lọc được ra lớp dữ liệu hữu ích cho mục đích của doanh nghiệp

Chuyển đổi dữ liệu thành báo cáo trực quan

Ưu điểm của Business Intelligence là gì?

Ưu điểm của Business Intelligence là gì?

Không chỉ sàng lọc những thông tin cần thiết, Business Intelligence thậm chí còn biến dữ liệu thành các báo cáo trực quan. Bằng việc sử dụng các dạng dashboards cũng như visual media, doanh nghiệp có thể thấu hiểu các dữ liệu từ thị trường một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hầu hết các quyết định quan trọng trong kinh doanh đều được rút ra từ những báo cáo trực quan. Chính vì thế, bước này rất cần thiết nếu bạn muốn tối ưu hóa quy trình làm việc của đơn vị mình. Các báo cáo giúp mọi đối tượng, mọi chức vụ có thể nắm được tình hình chung của doanh nghiệp. Những trường thông tin được phân chia rõ ràng giúp các bộ phận có thể nhanh chóng tiếp nhận được dữ liệu và phối hợp đưa ra phương án xử lý cùng nhau.

Cải tiến kỹ năng điều hành doanh nghiệp

Rất nhiều doanh nghiệp vận hành và đưa ra các quyết định kinh doanh bằng các đánh giá chủ quan. Tất nhiên cách này không phải tệ nhưng thương trường khắc nghiệt hơn bạn tưởng. Mỗi con đường lại cho ra một kết quả khác nhau. Nếu bạn tiếp tục dùng quyết định chủ quan của mình thì không có gì đảm bảo kết quả sẽ thành công. Tất cả các quyết định quan trọng bắt buộc phải dựa trên một đánh giá, một kết quả, một con số cụ thể. Có như thế tỷ lệ thành công mới được đảm bảo.

Vậy chức năng ở phần này của Business Intelligence là gì? BI cung cấp cho người dùng những số liệu, thông tin được tổng hợp một cách chính xác. Từ đó rút ra được đánh giá có độ chính xác cao nhất so với thực tế. Việc sử dụng BI sẽ giúp nhà quản trị có một cách vận hành kinh doanh thông minh và chuyên nghiệp hơn. Những dữ liệu phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thấu hiểu được trước đây sẽ nhanh chóng được giải trình đơn giản nhờ vào khả năng lập bảng biểu của BI. Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng có thể ngay lập tức đưa ra các đánh giá khác nhau cho từng bộ phận chỉ thông qua một bảng báo cáo duy nhất.

Tham khảo thêm: MEAN Stack là gì? Làm thế nào để cài đặt MEAN Stack

Kết luận Business Intelligence là gì?

Thông qua những thông tin Teky vừa cung cấp, hẳn là bạn đọc đã phần nào hiểu được Business Intelligence là gì rồi. BI hiện đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành một doanh nghiệp. Chính vì thế, kỹ năng sử dụng BI sẽ là một hành trang quý giá nếu bạn đang có ý định phát triển sử nghiệp kinh doanh của mình hơn nữa. Business Intelligence sẽ giúp bạn đưa ra được các chiến lược kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Vì thế, lời khuyên của chúng tôi là hãy học BI ngay khi bạn có thể!

The post Business Intelligence là gì? Giải mã sức hút đặc biệt từ BI appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/business-intelligence-la-gi/

MEAN Stack là gì? Làm thế nào để cài đặt MEAN Stack

Thế kỷ mới mang đến cho con người rất nhiều công cụ hỗ trợ phát triển ưu việt. Một trong số đó có thể kể đến MEAN Stack. Phần mềm này được sử dụng như một thước đo tiêu chuẩn để xây dựng và phát triển các ứng dụng web. Vậy thì chính xác những lợi ích được mang đến từ MEAN Stack là gì? Có khó khăn trong việc cài đặt và sử dụng MEAN Stack hay không? Tất cả những thông tin quan trọng này sẽ có trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về MEAN Stack

MEAN Stack là tập hợp những công nghệ ưu việt nhất dựa trên ngôn ngữ lập trình JavaScript. MEAN Stack có đầy đủ mọi yếu tố để khiến việc xây dựng và phát triển một phần mềm trở nên đơn giản hơn rất nhiều. MEAN Stack cung cấp những tiêu chuẩn cần thiết để mọi lập trình viên và những người phát triển phần mềm có thể làm theo. Trong ngành công nghệ thông tin hiện tại, các MEAN Stack developer được săn đón rất nhiệt tình. Lý do là vì bất cứ một dự án nào cũng cần phải sử dụng MEAN Stack thì mới có thể vận hành trơn tru và dễ dàng.

Vậy MEAN Stack có giống Full Stack hay không? Câu trả lời là không. MEAN Stack là một biến thể của Full Stack. Lĩnh vực mà Full Stack mang đến sẽ rộng hơn rất nhiều chứ không tập trung vào những chức năng nhất định như MEAN.

Khái niệm MEAN Stack là gì?

Khái niệm MEAN Stack là gì?

Nếu bạn vẫn đứng trước quyết định có nên học MEAN Stack hay không thì có thể tìm hiểu qua về nội dung MEAN Stack là gì trước. Về cấu tạo, MEAN Stack bao gồm 4 thành phần chính: M (MongoDB), E (ExpressJS), A (AngularJS) và N (NodeJS). Teky sẽ nếu nhanh qua cấu tạo và chức năng của những thành phần này để bạn đọc có thêm hình dung rõ hơn về MEAN Stack là gì.

AngularJS – MEAN Stack là gì

Độ thành công của một ứng dụng được đo lường dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, trải nghiệm người dùng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Tuy nhiên, làm sao để nhà phát triển phần mềm biết chương trình của mình có thân thiện với người dùng hay không? Hãy để AngularJS giải quyết điều đó.

AngularJS là một framework dựa trên ngôn ngữ lập trình Javascript. Nó được phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Google. Nhiệm vụ của AngularJS là giúp nhà phát triển nắm được những mong muốn và kỳ vọng của người dùng. Nó sẽ cho lập trình viên hiểu rõ hơn về khía cạnh người dùng. Để có những dữ liệu này, AngularJS sẽ kiểm soát hành vi và các biến động trên trang web. Từ đó, nó sẽ cung cấp cho nhà phát triển những loại giao diện, phần mềm phụ trợ… phù hợp với đối tượng khách hàng đã khảo sát.

AngularJS có khả năng phát triển tốt đồng thời trên cả máy tính và di động. Vì thế, nó dễ dàng trở thành một trong những công cụ mô tả giao diện người dùng tốt nhất cho các ứng dụng gốc đám mây.

MEAN Stack bao gồm thành phần nào?

MEAN Stack bao gồm thành phần nào?

MongoDB – MEAN Stack là gì

MongoDB là một hệ quản lý dữ liệu dạng NoSQL. Nó được thiết kế để dành cho các ứng dụng đám mây. Bằng cách sử dụng tổ chức hướng đối tượng thay vì mô hình quan hệ, MongoDB sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội.

Đầu tiên, ta có thể dễ dàng thấy rằng MongoDB sở hữu một cách thức lưu trữ dữ liệu rất khác. Thay vì phải vận chuyển dữ liệu đến cho từng đối tượng cần dùng, MongoDB lưu trữ trực tiếp các data và tiến hành phần quyền truy cập cho client, server…

Một trong những điều gây khó khăn nhất cho các cơ sở dữ liệu và về số lượng data phải quản lý. Tại một chương trình đồ sộ có vô số thông tin từ các luồng khác nhau. Vì thế, nếu cơ sở dữ liệu yếu kém thì sẽ tốn rất nhiều thời gian cho các hoạt động đơn giản như: phân quyền truy cập, thêm, bớt, sắp xếp dữ liệu… Mỗi lần thực hiện một thao tác là cơ sở dữ liệu lại phải load một lần. Như thế tốn rất nhiều công sức.

May mắn thay, MongoDB có thể xử lý vấn đề này. Nó có khả năng đẩy và kéo các đối tượng giữa backend và cơ sở dữ liệu mà không bỏ lỡ nhịp nào. MongoDB cho phép người dùng quản lý một lượng lớn data mà không làm ảnh hướng đến các quyền truy cập.

NodeJS – MEAN Stack là gì

Giống như AngularJS, NodeJS cũng là một framework Javascript dựa trên các mã nguồn mở. Vậy chức năng của MEAN node là gì? Nó đóng vai trò như một cầu nối giữa các phần khác nhau trong MEAN. Đầu tiên, NodeJS là nền tảng để ExpressJS hoạt động. Nó cũng kết nối với AngularJS để truyền đi các thông tin cần thiết.

Là một ứng dụng đám mây, NodeJS không hề đặt một giới hạn nào cho các chức năng người dùng cần. Bạn có thể thoải mái tìm kiếm và mở rộng các yêu cầu mà không lo hệ thống sẽ bị chậm hay chững lại. NodeJS có khả năng phản hồi nhanh chóng và cho phép người dùng tìm kiếm tài nguyên thoải mái. Ngoài ra, công cụ này còn giúp hàng triệu người dùng kết nối được với nhau. Việc thường xuyên tiếp cận những dự án cùng chủ đề sẽ giúp bạn cái thiện và phát triển chương trình của mình tốt hơn.

Tại sao MEAN Stack lại quan trọng?

Tại sao MEAN Stack lại quan trọng?

Đây cũng là một khái niệm quan trọng cần nắm rõ khi bạn tìm hiểu MEAN Stack là gì.

ExpressJS – MEAN Stack là gì

ExpressJS là một thành phần phụ trở thuộc MEAN Stack. Nó đóng vai trò như một trợ lý với nhiệm vụ hoàn thành các công việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng. Các hoạt động của ExpressJS mang tính đơn giản, nhanh chóng, hiệu suất cao và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống nào trong MEAN.JS. Nó còn chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ phát sinh giữa người dùng và cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra, ExpressJS còn có thể fix các lỗi thông thường và đưa ra gợi ý phù hợp cho hướng phát triển của chương trình.

Cách tạo MEAN Framework đơn giản

Cách cài đặt một MEAN Stack hoàn chỉnh không hề khó khăn. Hầu hết các phần trong MEAN đều đã được rất nhiều đơn vị cung cấp miễn phí trên Internet. Bạn chỉ cần tải về theo đúng thứ tự và khởi chạy là được.

Bên cạnh đó, MEAN Framework do những người khác nhau tạo ra đương nhiên khác nhau. Bởi MEAN Stack sinh ra là để tối ưu hóa quá trình phát triển phần mềm. Vì thế tùy thuộc theo dự án của bạn, bạn cần tạo ra một MEAN Stack mới phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân mình nhất. Nếu vẫn chưa có khái niệm MEAN Stack là gì và bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo các loại MEAN Stack cơ bản được gợi ý trên Internet. Tuy nhiên đây đều là những phần mềm tối giản, bạn cần phải cải tạo lại nó thì mới có thể sử dụng hiệu quả được.

Cài đặt MEAN Stack rất đơn giản

Cài đặt MEAN Stack rất đơn giản

Để bắt đầu phát triển một MEAN cho bản thân mình, bạn hãy cài đặt các ứng dụng theo thứ tự sao: ExpressJS – MongoDB – NodejJS – Angular.JS. Sau đó, chúng ta cần chạy lệnh $ npm install -g grunt-cli để match các phần lại với nhau. Đừng quên cài đặt “mean-cli” từ NPM. Tool này giúp tạo ra các câu lệnh để người dùng có thể tương tác với hệ thống MEAN. Khi đã cài đặt xong xuôi, bạn tiếp tục chạy câu lệnh $ node server. Và cuối cùng, bằng cách truy cập trình duyệt TẠI ĐÂY, bạn đã hoàn thành quy trình tạo ra một MEAN Stack rồi.

Tham khảo thêm: Webhook là gì? Những lưu ý khi sử dụng Webhook cho người mới

Kết luận MEAN Stack là gì

Có thể thấy các khái niệm và định nghĩa xung quanh vấn đề MEAN Stack là gì không quá khó để tiếp thu. Vì thế, để tối ưu hóa quá trình phát triển một dự án phần mềm của mình, bạn nên học cách sử dụng MEAN Stack. Mỗi MEAN Stack lại có những chức năng và ưu điểm riêng biệt. Người dùng có thể thoải mái mở rộng tài nguyên của MEAN Stack nhờ nền tảng đám mây. Bạn không thể biết MEAN Stack sẽ giúp gì được cho mình nếu chưa bắt đầu. Hãy thử tạo ra một MEAN Stack cho riêng dự án của bản thân mình. Teky chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được những bước tiến mới đáng kinh ngạc đó.

The post MEAN Stack là gì? Làm thế nào để cài đặt MEAN Stack appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/mean-stack-la-gi-2/

Webhook là gì? Những lưu ý khi sử dụng Webhook cho người mới

Nếu bạn là một lập trình viên thường xuyên phải làm việc với các website thì hẳn cái tên “Webhook” đã rất quen thuộc. Webhook đóng vai trò như một công cụ tối ưu hóa quá trình vận hành của mọi website. Nó giúp những hoạt động kết nối, thông báo trở nên nhanh chóng và mang tính tức thời hơn. Nếu chưa biết Webhook là gì, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây. Teky sẽ mang đến những thông tin cần thiết nhất cho người mới sử dụng Webhook.

Tìm hiểu Webhook là gì?

Định nghĩa của Webhook là gì?

Webhook được hiểu như một khái niệm API. Chính vì thế nó có một vài tên gọi phổ biến khác như web callback hay HTTP push API. Mục đích hoạt động chính của nó là giúp một chương trình cung cấp dữ liệu cho một chương trình khác theo thời gian thực. Trong thời đại hiện nay, có vô vàn events, sự kiện trên Internet được thực hiện mỗi ngày. Vì thế một công cụ hỗ trợ hữu ích như Webhook rất được ưa chuộng. Nó giúp mô tả các events bằng thời gian thực một cách rất đơn giản và dễ dàng. Những bước thực hiện thủ công mất thời gian giờ đây đã được Webhook làm thay hết.

Tìm hiểu các khái niệm xung quanh Webhook

Tìm hiểu các khái niệm xung quanh Webhook

Trong khi các API khác cần phải thăm dò server thường xuyên để biết có sự kiện mới hay không thì Webhook lại có thể ngay lập tức xuất hiện khi có bất kỳ thông báo nào diễn ra. Khi đã nắm được những thông tin thay đổi mới của bên server rồi, Webhook sẽ nhanh chóng kết nối với các client và truyền tải chính xác sự kiện diễn ra.

Hiện tại, Webhook cung cấp 4 chức năng hỗ trợ thiết kế website bao gồm: thêm mới đơn hàng, thêm mới khách hàng, thêm mới các sản phẩm, duyệt các đơn hàng. Người dùng có thể chỉnh sửa một chút cách hoạt động của các chức năng này cho phù hợp với nhu cầu website của mình.

Ví dụ về Webhook

Thực ra Webhook xuất hiện vô cùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, khi chưa nắm được khái niệm Webhook là gì, bạn sẽ khó để ý thấy sự hiện diện của nó.

  • Công cụ gửi email marketing MailChimp: MailChimp là một công cụ marketing tự động được phát triển dựa trên Webhook. Về cơ bản, cách hoạt động của nó như sau. Đầu tiên, MailChimp sẽ nhận được những tệp data về các khách hàng đã đăng ký thông báo web hoặc những khách hàng đã có lượt mua trên web. Sau đó, khi có một sự kiện nào đó xảy ra, MailChimp sẽ gửi thông báo qua email đến cho những khách hàng này, tất nhiên là có phân chia theo trường hợp. Ví dụ như chương trình dành cho thành viên thân thiết thì chỉ được gửi cho những khách hàng đã tích lũy đủ lượt mua. Còn chương trình dành cho khách hàng mới sẽ được gửi đến các tài khoản tiềm năng. Ngoài ra, MailChimp còn quản lý cả những phản hồi về subscribing và unsubscribing để khoanh vùng được các nhóm đối tượng.
  • Cổng thanh toán trực tuyến Stripe: Webhook cũng hỗ trợ cả những dạng cổng thanh toán như Stripe để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Webhook sẽ cho hệ thống và khách hàng biết thanh toán có thành công hay không, thời gian thực hiện thanh toán là gì, thông tin chứng minh của người thanh toán… Những dữ liệu này sẽ giúp cho việc thực hiện thanh toán trở nên chính xác hơn.
  • Ngoài ra, ta còn có cả Webhook Facebook để phục vụ cho hoạt động của chương trình Messenger.
Có rất nhiều ví dụ thực tế về Webhook

Có rất nhiều ví dụ thực tế về Webhook

Các khái niệm xung quanh Webhook là gì?

Consuming a Webhook

Bước đầu tiên để sử dụng Webhook là bạn phải chuẩn bị sẵn một URL website của mình. Trang web hoặc ứng dụng của bạn cần được public để tất cả mọi người có thể truy cập được. Khi đã có URL rồi, hãy gửi nó đến cho Webhook. Webhook provider sẽ chịu trách nhiệm gửi lại request cho người dùng.

Thông thường, có 2 hình thức chủ yếu hay được Webhook phản hồi lại dữ liệu cho URL của người dùng. Đó là as JSON và XML. Trước quá trình này bắt đầu, người dùng sẽ nhận được các thông tin về những API này. Bạn thậm chí có thể thiết kế lại API theo nhu cầu sử dụng của bản thân.

Debugging a Webhook

Debugging là bước cần thiết để Webhook hoạt động trơn tru và phù hợp với từng dự án, chương trình khác nhau. Việc Debugging a Webhook đôi khi cũng khiến ta cảm thấy phiền phức bởi quá trình thực hiện rất rắc rối và mất thời gian. Bạn cần phải kích hoạt từng phần rồi theo dõi các phản ứng của chúng. Từ đó đưa ra chẩn đoán về lỗi và lên kế hoạch khắc phục. Tuy nhiên, may mắn là hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ Debugging a Webhook được phát minh ra. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng một số tip sau để khiến công cuộc sửa lỗi Webhook không còn khó khăn nữa.

  • Nếu bạn cảm thấy việc quan sát và chẩn đoán lỗi của Webhook quá khó khăn, hãy sử dụng RequestBin. Công cụ này sẽ chịu trách nhiệm quan sát và thu thập các phản ứng mà Webhook đưa ra. Việc của bạn là nhận danh sách phản ứng do lỗi mà RequestBin cung cấp lại.
  • Còn nếu bạn không biết cách tạo lập yêu cầu sao cho phù hợp để Webhook response, hãy sử dụng một số tool thông minh như cURL hay Postman. Chúng có khả năng tạo ra các yêu cầu giả lập với độ chính xác cao.
  • Ngoài ra, người dùng cũng có thể xuất bản các code trên local machine bằng tool ngrok hoặc theo dõi quá trình vận hành bằng Runscope.
Quy trình hoạt động của Webhook là gì?

Quy trình hoạt động của Webhook là gì?

Securing a Webhook

Securing a Webhook là gì? Đây là quá trình bảo mật để ngăn chặn những sự xâm nhập không được phép. Lý do là vì URL mà bạn cung cấp cho Webhook đều công khai. Chính vì thế kẻ xấu có thể lần theo những thông tin public đó để gửi phản hồi giả cho bạn. Người dùng cần phải tăng độ bảo mật cho Webhook để ngăn chặn những rủi ro không đáng có đó.

Để bảo mật cho Webhook, cách thông thường hay được sử dụng nhất là thêm mã thông báo vào URL. Với phương án này, URL của bạn sẽ hoạt động như một nhận dạng duy nhất. Kẻ xấu sẽ không có cơ hội đánh cắp và nhân bản thông tin.

Cách làm trên sẵn ngăn chặn được phần lớn các cuộc tấn công. Nhưng nếu hacker lựa chọn phương án làm giả thông báo và phản hồi thì sao? Bạn có thể trạng bị thêm signature đi kèm với dữ liệu. Tất cả hoạt động trao đổi dữ liệu nên cần có signature đi kèm để xác định độ trung thực. Như vậy, kẻ xấu sẽ không có cơ hội làm giả các request.

Important Gotchas

Có 2 loại cấu tạo Webhook phổ biến hiện nay. Loại Webhook đầu tiên sẽ không quan tâm đến bất kỳ điều gì sau nhiệm vụ của mình là gửi data đến client hoàn thành. Nếu khi đó bên website có xảy ra lỗi thì những dữ liệu gửi đến khách hàng sẽ hoàn toàn biến mất. Và bên server không được thông báo thì cũng sẽ không biết những lỗi đó vừa xảy ra.

Webhook có khả năng bảo mật tốt

Webhook có khả năng bảo mật tốt

Còn loại Webhook thứ hai lại cẩn thận hơn. Hệ thống Webhook sẽ lưu trữ một bản sao chép trước khi gửi data cho khách hàng. Sau đó, khi đã có phản hồi từ client, Webhook mới xác nhận là nhiệm vụ đã thành công. Còn nếu không, nó sẽ resend hoặc thông báo lại về sự thất bại của requests đến máy chủ. Bạn nên xác định trước Webhook mình sử dụng là loại nào để có phương án xử lý thích hợp khi gặp lỗi.

Tham khảo thêm: Lập trình Assembly là gì? Có nên học Assembly hay không?

Kết luận Webhook là gì?

Với bài viết trên, hẳn là bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn Webhook là gì rồi. Bản chất của Webhooks là gì không hề khó hiểu. Ngược lại, nó còn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Để có thể ứng dụng được Webhook một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo thêm những tài liệu về cách sử dụng cũng như cách xử lý các trường hợp xảy ra khi làm việc với Webhook.

The post Webhook là gì? Những lưu ý khi sử dụng Webhook cho người mới appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/webhook-la-gi/

Lập trình Assembly là gì? Có nên học Assembly hay không?

Nếu bạn là một lập trình viên và mong muốn hiểu rõ hơn về máy tính – công cụ làm việc quen thuộc mỗi ngày thì Assembly sẽ là ngôn ngữ rất đáng tìm hiểu đó. Assembly sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cách vận hành của máy tính. Khi đã nắm được kiến trúc và tổ chức bên trong máy tính rồi, chắc hẳn bạn cũng sẽ có những phương pháp mới để làm việc hiệu quả hơn với công cụ của mình. Tuy nhiên, khá nhiều người đánh giá rằng ngôn ngữ lập trình Assembly rất khó. Vậy bạn có thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải học Assembly hay không? Hãy tìm hiểu ngay.

Ngôn ngữ lập trình Assembly là gì?

Assembly là một dạng ngôn ngữ lập trình bậc cao được truyền tải thông qua cách bottom-up. Theo tiếng Việt, Assembly Language có nghĩa là hợp ngữ. Nó được dùng để chuyển hóa cấu trúc dữ liệu gồm 0 và 1 khó hiểu của máy tính thành ngôn ngữ mà con người có thể tiếp thu được dễ dàng hơn. Assembly sử dụng các thuật toán tinh vi để giúp người dùng hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần chức năng bên trong máy tính và hệ điều hành bằng tập lệnh hợp ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên.

Assembly là ngôn ngữ kết nối giữa con người và máy tính

Assembly là ngôn ngữ kết nối giữa con người và máy tính

Nói đơn giản hơn, lập trình Assembly sử dụng các từ ngữ gợi nhớ để viết các chỉ thị lập trình cho máy tính thay vì những đoạn mã chỉ gồm 0 và 1. Trong quá trình hoạt động, Assembly cần sử dụng một chương trình Assembler để dịch dữ liệu thành file binary và một trình linker để kết nối những dữ liệu đó lại. Đây là quá trình bắt buộc mỗi khi sử dụng ngôn ngữ lập trình này.

Đặc điểm của Assembly

Tính năng tương tác cùng hệ thống

Assembly Language (hay còn được gọi tắt là AMS) sở hữu 2 tính năng để tương tác cùng hệ thống. Về tính năng đầu tiên, nó cho phép người dùng nhập trực tiếp từng đoạn mã lệnh vào bộ nhớ. Từ đó, AMS sẽ xử lý ngay câu lệnh mà không bắt buộc phải dùng qua phần mềm biên dịch. Tuy vậy, nó vẫn yêu cầu những plugin hỗ trợ nhất định. Ví dụ: Nếu bạn sử dụng hợp ngữ 16 bit, bạn sẽ cần cài đặt thêm chương trình gỡ rối Debug để có thể hỗ trợ AMS thực hiện lệnh trực tiếp. Nếu hệ điều hành của bạn là MS_DOS: Debug . exe thì sẽ không cần cài đặt Debug nữa vì nó đi kèm sẵn rồi.

Tính năng thứ hai mà Assembly mang đến chính là viết chương trình hợp ngữ. Khi người dùng đã hoàn thiện một chương trình rồi, Assembly sẽ chịu trách nhiệm dùng các trình biên dịch để chuyển đổi nó sang chương trình thực thi, ví dụ như dạng EXE hoặc COM. Cuối cùng là cho chạy chương trình thực thi vừa được chuyển đổi.

Trình biên dịch hợp ngữ

Khi sử dụng ngôn ngữ Assembly, lập trình viên có thể lựa chọn 1 trong 2 trình biên dịch sau để tiến hành chuyển đổi các chương trình.

  • Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành 16 bit thì có thể sử dụng trình biên dịch hợp ngữ MS_DOS. Ngoài ra, thao tác này còn yêu cầu sự có mặt của những chương trình tiện ích từ hệ điều hành nữa.
  • Còn nếu ứng dụng của bạn chạy trên hệ điều hành 32 bit thì có thể đổi sang phiên bản MASM32 (Macro Assembler 32bit). Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng MS_Windows.

Nếu chương trình hợp ngữ của hệ điều hành 16 bit sử dụng phương thức ngắt mềm (Interrupt) của BIOS và DOS giống như thư viện lập trình của nó thì chương trình hợp ngữ 32bit lại chọn tập hàm API.

Công việc chính của lập trình Assembly là gì?

Công việc chính của lập trình Assembly là gì?

Tại sao học lập trình Assembly lại khó?

Nếu như Assembly cũng là một ngôn ngữ lập trình thông dụng thì tại sao nó lại khó đến như vậy? Câu trả lời nằm ở bản chất cấu tạo của Assembly. Những ngôn ngữ lập trình bậc cao như C, C++, Java… cho phép người dùng nhanh chóng viết được ra những chương trình đơn giản và tiến hành chạy thử luôn. Tuy nhiên, ASM lại không dễ tính như vậy.

Thông thường, khi bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình, chúng ta sẽ nghiền ngẫm những hướng dẫn trước. Rồi sau đó là cài đặt môi trường lập trình, chọn công cụ biên dịch phù hợp và sử dụng các editor hoặc IDE. Những điều này hoàn toàn vô nghĩa với ASM. Ngôn ngữ lập trình Assembly cũng có hướng dẫn, tuy nhiên tất cả đều mang tính lý thuyết và rất khó để áp dụng vào thực tế được.

Bản chất của lập trình ASM là tạo lập các chỉ thị cho phần cứng. Chúng phụ thuộc vào kiến trúc CPU của từng nền tảng khác nhau (16bit, 32bit…) và cả hệ điều hành riêng biệt nữa (Linux, Windows, Mac). Hầu hết các hướng dẫn ngôn ngữ ASM đều dùng cho iA-32, gần đây có thêm một vài tài liệu về x86-64 trên Linux. Hơn nữa, hướng dẫn dùng ASM đều có tính trừu tượng cao. Người dùng muốn sử dụng được nhuần nhuyễn ngôn ngữ này chắc chắn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, thực hành.

Đó là lý do tại sao học ngôn ngữ lập trình Assembly lại khó đến như vậy. Chỉ những người thực sự đam mê và có nhu cầu mới nên bắt đầu lập trình bằng ASM.

Assembly khó ở điểm nào?

Assembly khó ở điểm nào?

Có nên học Assembly hay không?

Vậy nếu lập trình Assembly khó đến như vậy thì ta có nên học nó hay không? Câu trả lời là tùy vào nhu cầu của bạn. Một số ngành nghề cực kỳ cần những hiểu biết về ASM. Nếu bạn thuộc tập sau đây, chắc chắn bạn nên bắt tay vào học ASM ngay lập tức.

  • Hacker chuyên nghiệp: Khi nhắc đến hacker, ta thường liên tưởng đến những kẻ xấu chuyên đánh cắp dữ liệu hoặc làm tổn hại đến một hệ thống điện tử nào đó. Tuy nhiên, hacker cũng được chia thành tốt và xấu. Những hacker mũ trắng có nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng chắc chắn cần thông thạo tất cả các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến, và chắc chắn trong đó có ASM.
  • Những người lập trình phần cứng, compiler, hệ điều hành hoặc các công việc liên quan đến mạch điện tử, các chip vi xử lý. Những công việc này liên quan trực tiếp đến cấu trúc cũng như cách hoạt động bên trong của máy tính. Chính vì thế, ngôn ngữ Assembly đóng vai trò là điều kiện bắt buộc.
  • Reverse Engineer: Kỹ sư đảo ngược là những người chuyên phân tích, khám phá để nắm rõ được cấu tạo và cách hoạt động của một chương trình. Sau đó, họ sẽ ứng dụng nó trong công việc của mình, ví dụ như: tạo công cụ ngăn chặn mã độc, xây dựng các bức tường bảo vệ, phát hiện ra virus…
Tại sao nên học ngôn ngữ lập trình Assembly?

Tại sao nên học ngôn ngữ lập trình Assembly?

Tham khảo thêm: SVG là gì? Những ưu điểm nổi bật nhất của SVG File

Kết luận về lập trình Assembly

Qua bài viết trên ta có thể thấy được Assembly là một loại ngôn ngữ phổ biến, cần thiết, tuy nhiên lại không dễ để học được. Hầu như các tài liệu hướng dẫn Assembly đều chỉ là lý thuyết cơ bản, so với vô vàn các trường hợp xảy ra trong thực tế thì không đáng kể. Hơn nữa, ngôn ngữ Assembly có tính trừu tượng khá cao. Chính vì thế mà không phải ai cũng có thể nhanh chóng thấu hiểu được loại ngôn ngữ lập trình khó nhằn này.

Dù khó khăn những việc học Assembly lại vô cùng cần thiết. Ngôn ngữ lập trình này sẽ là cầu nối để người dùng có thể thấu hiểu và điều khiển máy tính của mình một cách hiệu quả. Ngôn ngữ AMS là điều kiện cần để bạn có thể phát triển trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm lập trình viên, kỹ sư đảo ngược… Lợi thế và tiềm năng mà AMS đem lại là vô cùng lớn. Chính vì thế, bạn nên quyết tâm học hỏi để có thể chinh phục được ngôn ngữ này.

Việc thực hành và luyện tập thực tế thường xuyên sẽ là phương pháp tốt để bạn có thể nhanh chóng thành thạo AMS. Nếu bạn có một mentor hướng dẫn trực tiếp thì quá trình học tập sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mong là với bài viết vừa rồi từ Teky, bạn đã có thêm động lực và quyết tâm để chinh phục ngôn ngữ lập trình Assembly. Chúc bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu của bản thân!

The post Lập trình Assembly là gì? Có nên học Assembly hay không? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/lap-trinh-assembly/

SVG là gì? Những ưu điểm nổi bật nhất của SVG File

Nếu bạn thường xuyên phải làm những công việc liên quan đến đồ họa nói chung thì hẳn sẽ khá quen thuộc với khái niệm SVG. File SVG là phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hiển thị hình ảnh rõ nét trên nhiều độ phân giải màn hình khác nhau. SVG sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật. Đó cũng là lý do khiến nó trở nên phổ biến tới như vậy. Nếu bạn đọc vẫn chưa nắm rõ SVG là gì cũng như các đặc điểm của nó, hãy cùng Teky điểm nhanh qua những gạch đầu dòng dưới đây.

Tìm hiểu SVG là gì?

Định nghĩa về File SVG

SVG là tên viết tắt của Scalable Vector Graphics, dịch ra tiếng Việt là “Đồ họa vector có thể mở rộng”. Nó được dùng để chỉ một loại định dạng vector nhằm mục đích thể hiện các đối tượng đồ họa hai chiều và có hỗ trợ tương tác từ phía người dùng cũng như ảnh động. Bởi có cấu tạo vector nên ảnh SVG có thể thu phóng, co dãn tùy ý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Định dạng SVG cũng tương như JPG hay PNG, chỉ khác là SVG được mã hóa dựa trên XML, thuộc quyền quản lý của World Wide Web Consortium. Vì thế, những tập tin có đuôi .svg sẽ được lưu trữ dưới dạng văn bản bao gồm tất cả các đặc điểm của hình ảnh như màu sắc, kích thước, hình dáng…

Dùng SVG thế nào cho hiệu quả?

Dùng SVG thế nào cho hiệu quả?

Mục đích của SVG là đơn giản hóa quá trình chỉnh sửa hình ảnh trên nhiều độ phân giải khác nhau. Cấu trúc của một file SVG được tạo nên từ những điểm nối có thể co dãn tỷ lệ tùy theo từng nền tảng. Chính vì thế, người ta sử dụng SVG để lưu hình ảnh hồ sơ, bản đồ hay logo…

Nguồn gốc của SVG File là gì?

SVG lần đầu được giới thiệu vào năm 1998 bởi SVG W3C. Tuy nhiên, lúc đó nó vẫn chưa thực sự nổi bật. Trước đó cũng đã tồn tại 2 dạng tập tin hình ảnh vector dựa trên XML là VML của Macromedia cùng Microsoft và PGML của Adobe Systems cùng Sun Microsystems. Đến năm 2001, SVG mới thực sự bùng nổ và được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm vượt trội so với những phiên bản tiền nhiệm.

Kể từ đó đến nay, SVG đã được nâng cấp rất nhiều lần, được sử dụng phổ biến nhất là SVG 1.1. SVG 2.0 đang trong quá trình hoàn thiện với các tính năng hiện đại mới để phù hợp với xu hướng.

Các lệnh trong SVG

Để hiểu rõ đuôi SVG là gì, bạn đọc cần nắm được cả những khái niệm thường xuất hiện cùng nó.

  • <svg>: Được dùng để mô tả một phần tử nhỏ của SVG, thường ở vị trí của thẻ bao ngoài.
  • <line>: Line có tác dụng mô tả các đường kẻ thẳng đơn.
  • <rect>: Đoạn mã này dùng để tạo các hình chữ nhật và hình vuông.
  • <polygon>: Mã này dùng để tạo các hình đa giác (3 đỉnh trở lên).
  • <path>: Khi bạn muốn tạo những hình bất kỳ được cấu tạo từ những điểm và đường thẳng thì sẽ dùng path.
  • <defs>: Đây là phần không hiển thị sẵn trên giao diện. Nó được dùng để định nghĩa những tài nguyên có thể được sử dụng lại.
  • <g>: Mã này có tác dụng gom nhiều tài nguyên trong defs thành một nhóm để tái sử dụng chúng.
  • <use>: Để hiển thị các tài nguyên trong defs, ta sẽ sử dụng use.
Bạn cần lưu ý các lệnh trong SVG

Bạn cần lưu ý các lệnh trong SVG

Đặc điểm của SVG là gì?

Ưu điểm của SVG là gì?

Kích thước nhỏ, dễ nén

SVG được cấu tạo từ những mảnh dữ liệu lặp lại của văn bản. Chính vì thế mà nó có kích thước rất nhỏ. Đây là ưu điểm lớn nhất khiến File SVG được sử dụng phổ biến đến như vậy. Với những hoạt động hội nhóm cần có sự góp mặt của các thành viên trong nhiều công đoạn. Việc gửi đi và tải về các file thường xuyên xảy ra. Nếu file làm việc quá nặng hoặc quá lớn thì sẽ gây tốn rất nhiều thời gian để xử lý. Sử dụng những file nén nhỏ nhẹ giúp hoạt động nhóm diễn ra trơn tru và nhanh chóng hơn nhiều.

SVG thường được nén bằng những thuật toán lossless. Với cách này, File SVG trở nên vô cùng nhẹ cho dù dữ liệu gốc rất phức tạp. Nhiều người chọn nén SVG bằng các thuật toán tiêu chuẩn gzip. Khi đó, File SVG sẽ trở thành hình ảnh SVGZ và mang đuôi .svgz.

Phù hợp với màn hình Retina

Màn hình Retina được những sản phẩm công nghệ hiện đại thời gian gần đây rất ưa chuộng. Màn hình Retina cho phép hiển thị hình ảnh ở mức rõ nét nhất với những điểm ảnh vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào cũng đảm bảo chất lượng đối với màn hình Retina. Nếu hình ảnh của bạn có độ phân giải kém thì sẽ không thể phát huy toàn bộ tác dụng của màn hình Retina được.

SVG là một trong những dạng hình ảnh hay được sử dụng với màn hình Retina nhất. Cấu trúc thu phóng tự do mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó vô cùng phù hợp với khả năng diễn tả tuyệt vời từng điểm ảnh của Retina. Khi muốn hiển thị một logo SVG trên Retina, bạn không cần phải x2 kích thước như những loại định dạng hình ảnh thông thường khác.

Ưu điểm của SVG là gì?

Ưu điểm của SVG là gì?

Có khả năng làm ảnh động

Ảnh động hiện đang là một trong những xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay. Ảnh động dễ dàng tạo ấn tượng đến người nhìn thông qua các hiệu ứng ấn tượng. Thực ra, không khó để tạo ảnh động bằng SVG. SVG cho phép người dùng nhúng các hình ảnh trên một trang web. Sau đó, bằng cách thay đổi màu sắc, độ tương phản, độ bão hòa, ta đã có thể tạo nên những trạng thái mới cho bức ảnh gốc đó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng cả kho thư viện hiệu ứng của JS và CSS để tăng phần độc đáo cho bức ảnh động của mình.

Phù hợp với nhiều trình duyệt và các phần mềm khác nhau

Bạn có thể dễ dàng mở một file SVG bằng cách mở những trình duyệt thông dụng như Chrome, Firefox, Edge hoặc Internet Explorer. SVG được hỗ trợ hầu như trên tất cả các trình duyệt. Nếu không thường xuyên phải sử dụng, người dùng có thể dùng SVG trực tiếp trên các trình duyệt mà không cần tải xuống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo SVG bằng các tool thông minh hay những phần mềm đồ họa phổ biến như: Adobe Illustrator, Affinity Designer, Sketch, Inkscape, Gravit Designer, CADSoftTools ABViewer… Tùy từng phần mềm mà SVG được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm: online, offline, miễn phí hoặc trả phí.

Dùng hiệu quả cho các Website

Nếu bạn sử dụng file SVG cho thiết kế website của mình thì trang web sẽ được tải một cách nhanh chóng hơn. SVG có dung lượng nhỏ nhẹ, hơn nữa nó còn cho phép người dùng nhúng trực tiếp vào HTML với một thẻ svg. Chính vì thế, trình duyệt sẽ không bị mắc các gánh nặng bộ nhớ và dữ liệu về đồ họa.

SVG có dung lượng rất nhỏ

SVG có dung lượng rất nhỏ

Nhược điểm của SVG là gì?

Tuy rất ưu việt nhưng SVG cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. SVG cho phép diễn tải hình ảnh dưới định dạng văn bản. Tuy nhiên nó không thể sửa trực tiếp trên mã nguồn được mà cần có các bộ công cụ chuyển đổi.

SVG vô cùng linh hoạt trên nhiều nền tảng khác nhau. Dù vậy thì không phải với trình duyệt hay phần mềm nào bạn cũng có thể ngay lập tức bật SVG lên được. Ví dụ, nếu trình duyệt của bạn là Internet Explorer 8, bạn cần cài đặt thêm một số plugin hỗ trợ để có thể sử dụng SVG.

Tham khảo thêm: Giao thức HTTP là gì? 3 đặc điểm lớn của HTTP bạn cần biết

Kết luận SVG là gì?

Như ta có thể thấy, khái niệm SVG là gì không hề khó hiểu. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng ngay vào công việc đồ họa của mình một cách dễ dàng. Những ưu điểm tuyệt vời của File SVG sẽ góp phần giúp công việc của bạn được thực hiện một cách năng suất hơn. Học được cách sử dụng SVG sẽ giúp bạn nhanh chóng bắt kịp xu hướng hình ảnh hiện nay. Chúc bạn có thể thành công vận dụng được SVG trong tương lai.

The post SVG là gì? Những ưu điểm nổi bật nhất của SVG File appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/svg-la-gi/

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Ứng dụng dạy học Toppy sử dụng trí tuệ nhân tạo

Theo báo VnExpress, nền tảng Toppy sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do Học viện Sáng tạo Công nghệ Teky phát triển vừa ra mắt thị trường.

Giao diện thân thiện

Toppy giúp kích thích sự tò mò, khám phá và nhu cầu học tập, cải thiện kĩ năng của học sinh; phù hợp với lứa tuổi K12, sử dụng được cả trên máy tính và trên điện thoại.

Kho bài giảng phong phú

Ứng dụng cũng cập nhật các bộ môn được học sinh và phụ huynh quan tâm nhiều nhất như Toán, Lý, Hoá, Anh. Các bài giảng được tích hợp giữa video hướng dẫn tự luyện, các bài tập trắc nghiệm cùng kho đề luyện thi phong phú. Học sinh có thể tự kiểm tra trình độ và nhận kết quả ngay trên phần mềm.

Việc học qua Toppy cũng thú vị hơn khi có các thử thách, các minigame trong suốt quá trình học tập.

Theo dõi quá trình học tập dễ dàng

Phụ huynh cũng có thể theo dõi quá trình học tập và điểm số của con, biết được môn mạnh, môn yếu và đưa ra hướng học tập phù hợp cho con trẻ với các bộ môn theo kiến thức chuẩn của Bộ giáo dục.

Giáo viên khi sử dụng Toppy có thể khai thác kho dữ liệu học tập đồ sộ, làm phong phú thêm bài giảng trên lớp.

Luyện thi TOEIC và IELTS chuẩn Quốc tế 

Đặc biệt, không chỉ có những bộ môn K12, Toppy còn hỗ trợ luyện thi TOEIC và IELTS theo chuẩn Quốc tế với đầu ra lên tới 8.5. Ngoài các khoá tự luyện, học sinh cũng có thể học live cùng giáo viên, trực tiếp hỏi đáp, giải đề cùng các “Star Teacher” trên toàn quốc.

Giao diện ứng dụng học trực tuyến Toppy trên điện thoại.

Giao diện ứng dụng học trực tuyến Toppy trên điện thoại.

Ứng dụng học tập Toppy kết hợp trí tuệ nhân tạo

“Hai năm trở lại đây, Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh khó khăn trong việc tiếp cận các phương pháp học tập hiệu quả do không thể gặp trực tiếp bạn bè, thầy cô. Cùng với đó, việc nghỉ học kéo dài khiến học sinh sa đà vào các trò chơi điện tử hay các thông tin xấu trên mạng xã hội”, đại diện Teky chia sẻ về lý do ra đời ứng dụng. “Với việc tích hợp nhiều môn học trong cùng một phần mềm, Toppy sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh không còn phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm những địa điểm học tập chất lượng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh có thể diễn biến nhiều đợt kéo dài như hiện tại”.

Theo bản báo cáo công bố vào tháng 6 vừa qua, từ chuyên trang nghiên cứu công nghệ Châu Á TechInAsia, ToppyHọc viện Sáng tạo Công nghệ Teky nằm trong danh sách các đại diện tiêu biểu cho các giải pháp công nghệ giáo dục (Edtech) tại Đông Nam Á.

Nguồn bài báo: VnExpress

The post Ứng dụng dạy học Toppy sử dụng trí tuệ nhân tạo appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/ung-dung-day-hoc-toppy-su-dung-tri-tue-nhan-tao/

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

WORKSHOP ONLINE | CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH

Các thầy cô giáo, đối tác thân mến!

Trước thềm năm học mới mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, thấu hiểu những trăn trở về các giải pháp học tập thế nào hiệu quả, Học viện Teky đã phối hợp cùng Nền tảng học Online ClassInVí điện tử Momo tổ chức Workshop Online “CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH”

 

1. Nội dung sự kiện: 

Workshop Online “CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH được tổ chức bởi Học viện Teky, ClassIn Việt Nam, Ví điện tử Momo với các nội dung:

Phần 1: Giới thiệu.

Phần 2: Tọa đàm “Chuyển dịch Online hiệu quả cho mùa dịch” xoay quanh các vấn đề: Làm thế nào để chuyển giao công nghệ một cách nhanh và hiệu quả; Có mô hình học tập trực tuyến nào trên thế giới phù hợp với tổ chức của mình hay không; Sự phối hợp hiệu quả giữa tổ chức học tập và thanh toán Online an toàn; Phương pháp để tạo ra được một hệ sinh thái học tập toàn diện trên hình thức trực tuyến.

Phần 3: Q&A cùng diễn giả.

2. Thời gian diễn ra sự kiện: Từ 14h00-16h00. Thứ sáu, ngày 17.09.2021

3. Hình thức: Livestream trên nền tảng ClassIn XEM TẠI ĐÂY

4. Đăng ký tham dự tại: ĐÂY

Rất mong Quý Thầy Cô và đối tác đăng ký tham gia.

Trân trọng!

——————————
LIÊN HỆ 16 HỌC VIỆN:
📍 Hà Nội: Cầu Giấy | Mỹ Đình 2 | Hoàn Kiếm | Hà Đông | Long Biên
📍 Hồ Chí Minh: Quận 2 | Quận 3 | Quận 7 | Phú Nhuận | Bình Thạnh | Tân Bình | Gò Vấp | Bình Tân
📍 Khác: Hải Phòng | Quảng Ninh | Bình Dương
📍 Hotline HN: 024-7109-6668 | 0975-241-015
📍 Hotline HCM: 028-7109 9948 | 097-900-8642
📍 Chat ngay: m.me/tekyacademy
📍 Email: support@teky.edu.vn | lead@teky.edu.vn

The post WORKSHOP ONLINE | CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/workshop-online-chuyen-dich-online-hieu-qua-cho-mua-dich/