Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Business Intelligence là gì? Giải mã sức hút đặc biệt từ BI

Trong thời đại 4.0 hiện nay, dữ liệu được coi như là một phần chủ chốt quyết định thành bại. Một đơn vị thu thập được nhiều dữ liệu từ thị trường và khách hàng đương nhiên sẽ có nhiều lợi thế hoạt động hơn. Chính vì thế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng được cho mình một cơ sở dữ liệu đạt chuẩn. Từ đó làm nền tảng vững chắc để phát triển các quy trình khác. Theo nhu cầu của số đông, Business Intelligence đã ra đời để giải quyết các vấn đề về dữ liệu. Vậy chính xác thì Business Intelligence là gì? Nó chịu trách nhiệm xử lý những hoạt động nào? Nếu còn chưa biết, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa của Business Intelligence là gì?

Business Intelligence còn được gọi là BI. Theo tiếng Việt, BI có nghĩa là tri thức kinh doanh. Business Intelligence mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau. Vì thế nó cũng có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.

Về cơ bản, mọi quyết định kinh doanh đều phải được dựa trên một kết quả phân tích dữ liệu. Vậy dữ liệu đó sẽ được lấy từ đâu? Nhiệm vụ của Business Intelligence chính là thu thập, chắt lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để biết data thô thành data có ích. Sau đó, từ những dữ liệu này, Business Intelligence sẽ xây nên một cơ sở thông tin có cấu trúc phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, BI cũng đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, khai thác lợi ích từ những dữ liệu đó cho người dùng. Nói chung, BI là một hệ thống giúp người dùng có thể sử dụng dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả hơn.

Business Intelligence đóng vai trò rất quan trọng

Business Intelligence đóng vai trò rất quan trọng

Phạm vi mà Business Intelligence tác động là rất lớn. BI có thể là những kỹ năng, quy trình đào tạo doanh nghiệp xử lý thông tin. BI cũng được hiểu như là một ứng dụng, công cụ giúp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Ngoài ra, Business Intelligence cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định quan trọng của doanh nghiệp nhờ khả năng dự đoán xu hướng trong tương lai.

Tóm lại, để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì không thể không nắm chắc Business Intelligence là gì được.

Cấu tạo của Business Intelligence là gì?

Business Intelligence được cấu tạo từ 3 thành phần khác nhau. Trong đó bao gồm:

  • Data Warehouse (Kho dữ liệu): Thành phần này đóng vai trò như một kho chứa cho các loại dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu đã qua xử lý.
  • Data Mining (Khai thác dữ liệu): Công cụ này sử dụng các kỹ thuật đặc biệt khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction)…
  • Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Bằng kết quả vừa thu được từ Data Mining, Business Analyst sẽ tiến hành đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp với bối cảnh.

Có thể thấy được rằng, 3 thành phần của Business Intelligence có sự liên kết theo thứ tự với nhau. Tuy nhiên, tại sao không gọi chúng là quy trình hoạt động? Lý là vì mỗi doanh nghiệp sẽ có một nhu cầu sử dụng BI khác nhau. Không có quy tắc nào bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai cả 3 quy trình của BI cả. Người dùng hoàn toàn có thể linh động dựa trên tình hình thực tế. Vì thế theo lý thuyết phân loại Business Intelligence sẽ có 3 thành phần chứ không phải là 3 bước hoạt động.

BI bao gồm rất nhiều phần khác nhau

BI bao gồm rất nhiều phần khác nhau

Business Intelligence dành cho đối tượng nào?

Không có giới hạn nào về các đối tượng nên sử dụng Business Intelligence. Tuy nhiên, có một số ngành nghề nhất định chịu ảnh hưởng lớn từ Business Intelligence. Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc ngành hàng hóa tiêu dùng hoặc F&B thì việc sử dụng BI là vô cùng cần thiết. Đây đều là những ngành phát triển dựa trên xu hướng tiêu dùng của khách hàng. BI sẽ đóng vai trò quan trọng trong bước thu thập phản ứng khách hàng và đưa ra quyết định kinh doanh.

Ngoài ra, khi bạn công tác tại một đơn vị bất kỳ, khi nào thì nên đưa BI vào quy trình làm việc. Câu trả lời là khi bạn thuộc một trong những vị trí sau: ban quản trị, người ra quyết định kinh doanh, phân tích viên. Những hoạt động xung quanh dữ liệu chắc chắn sẽ nhận được sự trợ giúp đắc lực từ Business Intelligence.

BI dành cho rất nhiều đối tượng

BI dành cho rất nhiều đối tượng

Lợi ích mà Business Intelligence mang lại

Sàng lọc dữ liệu thô – Business Intelligence là gì

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khối lượng thông tin khổng lồ vừa là lợi thế mà cũng vừa là thách thức. Dữ liệu rất cần cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhờ có dữ liệu, doanh nghiệp sẽ thu thập được phản ứng của người dùng, các yếu tố tác động đến lựa chọn mua hàng cũng như xu hướng tiềm năng trong tương lai. Tuy vậy, không phải thông tin nào cũng hữu ích. Lượng thông tin thu thập trực tiếp từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được coi như là dữ liệu thô. Và đương nhiên doanh nghiệp không thể sử dụng được luôn.

Để tận dụng được nguồn thông tin tiềm năng đó, doanh nghiệp cần phải sử dụng một công cụ sàng lọc. Đó chính là Business Intelligence. BI sở hữu những kỹ thuật tiên tiến để xử lý dữ liệu thô. Nó đóng vai trò như một phần mềm thực hiện cách thao tác phân loại để lọc được ra lớp dữ liệu hữu ích cho mục đích của doanh nghiệp

Chuyển đổi dữ liệu thành báo cáo trực quan

Ưu điểm của Business Intelligence là gì?

Ưu điểm của Business Intelligence là gì?

Không chỉ sàng lọc những thông tin cần thiết, Business Intelligence thậm chí còn biến dữ liệu thành các báo cáo trực quan. Bằng việc sử dụng các dạng dashboards cũng như visual media, doanh nghiệp có thể thấu hiểu các dữ liệu từ thị trường một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hầu hết các quyết định quan trọng trong kinh doanh đều được rút ra từ những báo cáo trực quan. Chính vì thế, bước này rất cần thiết nếu bạn muốn tối ưu hóa quy trình làm việc của đơn vị mình. Các báo cáo giúp mọi đối tượng, mọi chức vụ có thể nắm được tình hình chung của doanh nghiệp. Những trường thông tin được phân chia rõ ràng giúp các bộ phận có thể nhanh chóng tiếp nhận được dữ liệu và phối hợp đưa ra phương án xử lý cùng nhau.

Cải tiến kỹ năng điều hành doanh nghiệp

Rất nhiều doanh nghiệp vận hành và đưa ra các quyết định kinh doanh bằng các đánh giá chủ quan. Tất nhiên cách này không phải tệ nhưng thương trường khắc nghiệt hơn bạn tưởng. Mỗi con đường lại cho ra một kết quả khác nhau. Nếu bạn tiếp tục dùng quyết định chủ quan của mình thì không có gì đảm bảo kết quả sẽ thành công. Tất cả các quyết định quan trọng bắt buộc phải dựa trên một đánh giá, một kết quả, một con số cụ thể. Có như thế tỷ lệ thành công mới được đảm bảo.

Vậy chức năng ở phần này của Business Intelligence là gì? BI cung cấp cho người dùng những số liệu, thông tin được tổng hợp một cách chính xác. Từ đó rút ra được đánh giá có độ chính xác cao nhất so với thực tế. Việc sử dụng BI sẽ giúp nhà quản trị có một cách vận hành kinh doanh thông minh và chuyên nghiệp hơn. Những dữ liệu phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thấu hiểu được trước đây sẽ nhanh chóng được giải trình đơn giản nhờ vào khả năng lập bảng biểu của BI. Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng có thể ngay lập tức đưa ra các đánh giá khác nhau cho từng bộ phận chỉ thông qua một bảng báo cáo duy nhất.

Tham khảo thêm: MEAN Stack là gì? Làm thế nào để cài đặt MEAN Stack

Kết luận Business Intelligence là gì?

Thông qua những thông tin Teky vừa cung cấp, hẳn là bạn đọc đã phần nào hiểu được Business Intelligence là gì rồi. BI hiện đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành một doanh nghiệp. Chính vì thế, kỹ năng sử dụng BI sẽ là một hành trang quý giá nếu bạn đang có ý định phát triển sử nghiệp kinh doanh của mình hơn nữa. Business Intelligence sẽ giúp bạn đưa ra được các chiến lược kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Vì thế, lời khuyên của chúng tôi là hãy học BI ngay khi bạn có thể!

The post Business Intelligence là gì? Giải mã sức hút đặc biệt từ BI appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/business-intelligence-la-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét