Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Microsoft Azure là gì? Dịch vụ này hoạt động như thế nào?

Có vẻ như Microsoft Azure vẫn còn là một cái tên khá xa lạ nếu bạn không phải là một người am hiểu công nghệ. Tuy nhiên chúng ta không biết rằng những ứng dụng mà Microsoft Azure mang lại trong hoạt động thường ngày là rất lớn. Để có thể biết được Microsoft Azure là gì, cách hoạt động của nó ra sao, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Teky.

Tìm hiểu Microsoft Azure là gì?

Microsoft Azure là một hệ thống tổng hợp các dịch vụ điện toán đám mây, và đương nhiên đều là do Microsoft cung cấp. Nếu nhắc đến Microsoft thì chắc hẳn ai cũng biết rồi. Microsoft là một tập đoàn công nghệ nổi tiếng với hệ điều hành Windows và vô vàn những ứng dụng khác trong điện tử, máy tính.

Vậy còn điện toán đám mây là gì? Giải thích một cách cơ bản nhất thì điện toán đám mây là cách mà chúng ta lưu trữ dữ liệu trên mạng Internet hay vì các phần cứng như USB, ổ nhớ. Ví dụ, ta có thể kể đến một dạng điện toán đám mây phổ biến trong trường học cũng như văn phòng là Google Drive. Tất nhiên điện toán đám mây không chỉ dùng để lưu trữ, Microsoft Azure còn cung cấp nhiều dịch vụ hơn thế. Tuy nhiên để nói về lợi ích thì Teky sẽ đề cập trong mục sau.

Tìm hiểu Microsoft Azure là gì?

Tìm hiểu Microsoft Azure là gì?

Quay trở lại với đặc điểm của Microsoft Azure. Hệ thống này được tạo nên từ 3 cấu trúc cơ bản: IAAS, PAAS và SAAS.

IAAS là tên viết tắt của Infrastructure as a Service. Nó được hiểu như là một Host, đảm nhận trách nhiệm điều hành và quản lý hệ thống.

PASS là tên viết tắt của Platform as a Service. PASS giúp Azure xây dựng và thực hiện các công việc trong hệ thống.

Cuối cùng, SAAS là viết tắt cho Software as a Service. SASS đảm nhận vai trò tiêu thụ. Nó giúp người dùng có thể cài đặt dễ dàng được Azure thông quan Internet.

Các dịch vụ mà Microsoft Azure cung cấp

Để hiểu rõ hơn về Microsoft Azure là gì, ta sẽ tiếp sang phần các dịch vụ mà Microsoft Azure cung cấp. Tuy nhiên Microsoft Azure có hơn 200 dịch vụ và được chia thành 18 loại. Vì thế thế việc liệt kê hết ra là điều không thể. Teky sẽ điểm qua những loại dịch vụ được sử dụng nhiều nhất để bạn đọc có thêm những kiến thức cần thiết nhé!

Dịch vụ tính toán

  • Máy ảo: Microsoft Azure mang đến dịch vụ khởi tạo máy ảo phù hợp không chỉ trên Windows mà còn với nhiều hệ điều hành khác như Linux… Chỉ mất vài giây là bạn đã có thể tạo một máy áo đơn giản bằng Azure.
  • Dịch vụ điện toán đám mây: Đây là một trong những dịch vụ thế mạnh của Azure. Nó cho phép người dùng cài đặt những ứng dụng mở rộng trong điện toán đám mây. Sau khi ứng dụng được khởi tạo thành công, Azure sẽ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và gửi lại thông báo về cho người dùng.
  • Service Fabric: Dịch vụ này cho phép người dùng tạo nên một microservice đơn giản. Microservice được hiểu như một ứng dụng bao gồm những ứng dụng nhỏ hơn. Việc phát triển microservice không dễ dàng nhưng Azure đã giúp tối giản hóa quá trình này.
  • Các hàm: Việc tạo các hàm là một bước bắt buộc mỗi khi phát triển bất kỳ phần mềm nào. Một trong những bước khó nhất trong việc tạo hàm là đảm bảo các điều kiện mà phần cứng yêu cầu. Giờ đây, Azure sẽ lo điều này, người dùng chỉ cần soạn ra các code là được.
Microsoft Azure mang đến rất nhiều tác vụ khác nhau

Microsoft Azure mang đến rất nhiều tác vụ khác nhau

Kết nối mạng – Microsoft Azure là gì

  • Azure CDN: Hay còn được gọi là Content Delivery Network là một hệ thống hoạt động dựa trên băng thông cao để truyền đi dữ liệu cho người dùng trên toàn thế giới. Các hoạt động tìm kiếm, gửi, tương tác thông tin toàn cầu hoạt động được là nhờ CDN. Để đảm bảo đường truyền không bị tắc nghẽn và hoạt động truyền tin diễn ra nhanh chóng, các máy chủ CDN được đặt tại những vị trí chiến lược rải rác trên toàn cầu với quy mô lớn.
  • Express Route: Vấn đề bảo mật trong khâu truyền tin vẫn luôn là nỗi lo của các công ty. Vì thế Express Route xuất hiện như một dịch vụ cho phép người dùng liên lạc với nhau một cách riêng tư. Bất kỳ hệ thống nào khác cũng không có quyền truy cập vào kết nối này trừ người gửi và người nhận.
  • Mạng ảo: Dịch vụ này cũng có cách thức hoạt động tương đồng với Express Route, tức làm đảm bảo quyền riêng tư. Tuy nhiên nó khác ở chỗ là dịch vụ liên lạc ở đây cung cấp cho các Azure kết nối với nhau.
  • Azure DNS: Khi muốn làm chủ các DNS domain hoặc domain hệ thống, người dùng sẽ sử dụng dịch vụ Azure DNS.

Lưu trữ

  • Disk Storage: Hiện nay trên thị trường có hai loại ổ cứng khác nhau là SSD và HDD. Giá thành, tốc độ, khả năng lưu trữ của chúng khác nhau. Vì thế Disk Storage cho phép bạn chọn lưu trữ ở một ổ cứng phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • Blob Storage: Dịch vụ này giúp người dùng hệ thống lại kho dữ liệu với nhiều loại cấu trúc dữ liệu khác nhau, bao gồm cả văn bản và hệ nhị phân.
  • File Storage: Dịch vụ này cho phép người dùng lưu trữ các tệp tin đã được quản lý thông qua giao thức Server Message Block.
  • Queue Storage: Ưu điểm của dịch vụ này là cho phép truy cập tin nhắn đã được lưu trữ từ bất cứ máy tính nào trên thế giới.

Ưu điểm Microsoft Azure là gì?

Tại sao Microsoft Azure lại được sử dụng phổ biến như vậy? Tất cả nằm ở tính đa nhiệm mà nó sở hữu. Cũng vì thế mà Microsoft Azure mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau. Hãy cùng khám phá xem ưu điểm của Microsoft Azure là gì nhé!

Microsoft Azure có rất nhiều ưu điểm

Microsoft Azure có rất nhiều ưu điểm

Ứng dụng lý tưởng cho bộ phận phát triển

Để có thể phát triển thành công một ứng dụng hay phần mềm cần trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Microsoft Azure sẽ là công cụ hữu ích giúp quá trình phát triển trở nên dễ dàng hơn. Các plugin được tích hợp trong Microsoft Azure sẽ là giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm trên máy tính lẫn điện thoại. Nhất là khi hệ thống bạn đang sử dụng không có máy chủ hỗ trợ, Microsoft Azure sẽ giúp cải thiện năng suất, hạn chế quá tải và đẩy nhanh tiến độ.

Các công cụ hỗ trợ trong Microsoft Azure liên tục được cập nhật và làm mới để bắt kịp tiến độ phát triển của công nghệ thời đại. Một ưu điểm nữa là Azure có thể chạy trên bất kỳ stack nào, phù hợp hầu hết với các nền tảng phổ biến. Ví dụ, Azure thậm chí còn cung cấp trải nghiệm thiết bị chéo ngay cả trên nền tảng di động.

Đám mây duy nhất bạn có thể tin tưởng

Một trong những nỗi lo nhất đối với các phần mềm từ bên thứ ba là bảo mật. Microsoft Azure làm yên tâm người dùng với quy trình bảo mật vô cùng nghiêm khắc. Bạn có biết rằng, 90% công ty thuộc Fortune 500 quyết định lựa chọn Microsoft Azure nhờ ưu điểm này. Trung tâm bảo mật Azure đảm bảo mọi liên lạc và giao dịch của bạn đều riêng tư.

Microsoft Azure là phần mềm rất phổ biến

Microsoft Azure là phần mềm rất phổ biến

Tất cả công đoạn triển khai đều được Azure công khai minh bạch trước người dùng. Azure cũng được công nhận là đám mây uy tín và đáng tin tưởng nhất tại các tổ chức chính phủ Hoa Kỳ. Ngày càng cải thiện quy trình hoạt động, Microsoft Azure đang từng bước chạm đến những lĩnh vực công nghệ hiện đại mới, đạt được sự tin tưởng của phần lớn người dùng.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Câu lệnh SQL là gì?

Kết luận

Với hàng loạt những chức năng hiện đại và ưu điểm vượt trội, Microsoft Azure nghiệm nhiên trở thành dịch vụ điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Chính vì thế, nếu bạn đang làm trong ngành điện tử, chắc chắn thông tin về Microsoft Azure là gì cũng như cách thức hoạt động của nó từ Teky sẽ giúp ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở những giải đáp công nghệ khác trong những bài viết tiếp theo!

The post Microsoft Azure là gì? Dịch vụ này hoạt động như thế nào? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/microsoft-azure-la-gi/

Câu lệnh SQL cơ bản – Học IT không khó cùng Teky

Ngôn ngữ lập trình là lĩnh vực không thể bỏ qua khi làm việc trong ngành IT. Có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Việc bản phải học loại nào là tùy theo yêu cầu của công việc. Nếu hay phải làm việc cùng cơ sở dữ liệu, chắc hẳn bạn đọc sẽ rất quen thuộc với cái tên SQL. Vậy ngôn ngữ SOL là gì, công dụng và cách tạo câu lệnh SQL ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Giới thiệu chung về SQL

Định nghĩa SQL căn bản

SQL là tên viết tắt của Structured Query Language. SQL cơ bản là một loại ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc cho phép người dùng thực hiện những tương tác nhất định với cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ truy vấn SQL được ANSI (American National Standards Institute) hay còn gọi là Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ cấp phép tiêu chuẩn hóa. Chính vì thế nên nó được sử dụng như một ngôn ngữ máy tính chính thống trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL được rất nhiều công ty và tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ sử dụng bởi hàng loạt ưu điểm tuyệt vời.

SQL đóng vai trò là ngôn ngữ chính trong các hệ điều hành và quản lý dữ liệu quan hệ RDBMS như Oracle, MS Access, MySQL, Informix, SQL Sever… Đó cũng là lý do tại sao SQL lại phổ biến đến thế. Nó tương thích được với nhiều phần mềm, ứng dụng và hoạt động ổn định trên nhiều nền tảng khác nhau.

Ví dụ về câu lệnh SQL

Ví dụ về câu lệnh SQL

Lịch sử hình thành của câu lệnh SQL

Một trong những lý do khiến SQL lại có chỗ đứng vững chắc như vậy trong ngành công nghệ máy tính là vì nó đã có lịch sử phát triển vô cùng lâu đời. SQL bắt đầu xuất hiện từ năm 1970 khi mà cha đẻ của cơ sở dữ liệu quan hệ là Dr.Edgar F.Ted Codd sử dụng. Ông là một nhà phát triển cơ sở dữ liệu làm việc tại IBM. Để quá trình làm việc với Relational Database trở nên đơn giản hơn, ông đã phát minh ra các câu lệnh SQL.

Tuy nhiên, cho đến năm 1974, SQL mới chính thức được công bố trên thế giới. Nó nhanh chóng được nhiều người biết đến và sử dụng. Câu lệnh SQL đã mang đến một cải tiến mới cho lĩnh vực cơ sở dữ liệu, vốn luôn là bài toán khó vì việc quản lý một lượng thông tin khổng lồ không phải là điều dễ dàng.

Đến năm 1978, công ty chủ quản của Dr.Edgar F.Ted Codd công bố một mô hình ứng dụng SQL dựa trên ý tưởng của ông. Ứng dụng này có tên là System/R. Các tính năng sơ khai được phát triển và cải tiến nhiều hơn trước khi đưa ra thị trường một cách chính thức.

Năm 1986, IBM mới chính thức hoàn thiện được hệ thống SQL của riêng mình và được ANSI chuẩn hóa.

Chức năng của câu lệnh SQL

Không phải tự nhiên mà các câu lệnh SQL lại được sử dụng phổ biến như thế. SQL mang đến rất nhiều chức năng hữu dụng trong ngành công nghệ thông tin. Nhìn chung, SQL sẽ hỗ trợ con người trong việc quản lý và thao tác với số dữ liệu khổng lồ, vốn là công việc mất rất nhiều thời gian và chi phí trong quá khứ.

Thông qua các câu lệnh SQL, người dùng có thể truy cập dữ liệu trong các kho quản lý dữ liệu quan hệ. Người dùng cũng có thể thực hiện những thao tác như mô tả dữ liệu, xác định dữ liệu… bằng SQL.

SQL có thể được nhúng vào các ngôn ngữ sử dụng modules SQL, trình biên dịch và thư viện. Ngoài ra, ngôn ngữ SQL cũng cho phép thực hiện các thao tác với bảng và database như: khởi tạo, tải dữ liệu, tạo chế độ view, tạo thủ tục lưu trữ, cài đặt plugin, thiết lập quyền truy cập…

Chức năng của cơ sở dữ liệu SQL

Chức năng của cơ sở dữ liệu SQL

Nói chung, SQL cung cấp cho người dùng rất nhiều công cụ hữu ích để thực hiện các công việc liên quan đến lượng thông tin lớn và phức tạp. Song song với đó, ngôn ngữ truy vấn này cũng giúp ta có một cái nhìn toàn diện hơn với hệ thống quản lý dữ liệu. Từ những chức năng tuyệt vời của ngôn ngữ này ta rút ra được học cơ sở dữ liệu SQL chỉ có lợi chứ không có hại.

Phân loại câu lệnh SQL

Có rất nhiều dạng câu lệnh SQL khác nhau. Tuy nhiên chúng được quy thành 3 phân loại chính là: SQL DDL, SQL DML và SQL DCL.

Data Definition Language

Data Definition Language có nghĩa là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Loại lệnh này cho phép người dùng thực hiện các tương tác với bảng hoặc các đối tượng khác trong Databases. DDL sở hữu 3 dạng lệnh như sau:

  • Lệnh CREATE: Lệnh này dùng để khởi tạo một bảng mới. Nó cũng cho phép bật view của bảng hoặc các đối tượng tương tự trong cơ sở dữ liệu.
  • Lệnh ALTER: Nếu Create cho phép khởi tại thì Alter sẽ cho phép chỉnh sửa. Các đối tượng ứng dụng cũng giống như Create.
  • Lệnh DROP: Cho phép xóa hoàn toàn một bảng, một view bảng hoặc một đối tượng khác trong cơ sở dữ liệu.

Data Manipulation Language

Data Manipulation Language có nghĩa là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. DML có khả năng thực hiện tác động đến các bảng và bản ghi. DML sở hữu 4 dạng lệnh như sau:

  • Lệnh SELECT: Trích xuất các bản ghi chi tiết từ một hoặc nhiều bảng.
  • Lệnh INSERT: Bắt đầu một bản ghi.
  • Lệnh UPDATE: Sửa đổi các bản ghi.
  • Lệnh DELETE: Xóa bản ghi.
SQL đóng vai trò rất quan trọng

SQL đóng vai trò rất quan trọng

Data Control Language

Data Control Language có nghĩa là ngôn ngữ điều khiển dữ liệu. Khác với 2 loại lệnh trên, DCL giúp người dùng cài đặt các quyền truy cập. DCL sở hữu 2 dạng lệnh như sau:

  • Lệnh GRANT: Cấp một quyền tới người dùng.
  • Lệnh REVOKE: Tịch thu một quyền đã cấp cho người dùng.

Một số câu lệnh truy vấn SQL hay được sử dụng

Truy vấn Update

Câu truy vấn SQL Update được dùng để chỉnh sửa các bản ghi đang hiện hữu trong một bảng bất kỳ. Để xác định vị trí bản ghi cần sửa, ta cần ghép câu lệnh Update với mệnh đề Where, nếu không thì hệ thống sẽ mặc định là toàn bộ bản ghi cần sửa.

Cú pháp câu lệnh Update như sau:

UPDATE ten_bang

SET cot1 = giatri1, cot2 = giatri2…., cotN = giatriN

WHERE [dieu_kien];

Truy vấn Insert – câu lệnh SQL

Giống như tên gọi của nó, câu lệnh In trong SQL được dùng để tải thêm dữ liệu lên một bảng trong Databases. Các dữ liệu được tải tuần tự theo cột mà bạn lựa chọn. Có hai cách để thêm dữ liệu bằng Insert: hoặc là thêm trong một cột, hoặc là thêm trong tất cả các cột.

Cú pháp câu lệnh Insert như sau:

  • Thêm dữ liệu cho một cột xác định

INSERT INTO TABLE_TEN (cot1, cot2, cot3,…cotN)]

VALUES (giatri1, giatri2, giatri3,…giatriN);

  • Thêm dữ liệu cho tất cả các cột trong bảng

INSERT INTO TABLE_TEN VALUES (giatri1,giatri2,giatri3,…giatriN);

Truy vấn Select

Câu lệnh Select trong SQL được dùng để trích xuất một phần dữ liệu trong Databases thành dạng bảng dữ liệu kết quả. Lệnh này được thực hiện để giúp người dùng có thể thống kê dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Cũng giống như Insert, Select mang đến hai lựa chọn là trích xuất toàn bộ bảng hoặc chọn cột muốn thao tác.

Cú pháp câu lệnh Select như sau:

  • Chỉ chọn một cột có giá trị muốn lấy

SELECT cot1, cot2, cotN FROM ten_bang;

  • Chọn giá trị của tất cả các cột trong bảng

SELECT * FROM ten_bang;

Học SQL cơ bản đem đến nhiều lợi ích

Học SQL cơ bản đem đến nhiều lợi ích

Mệnh đề Distinct

Khi nhắc đến các câu lệnh SQL cơ bản thì không thể nào thiếu được từ khóa Distinct. Mệnh đề Distinct được dùng để kết hợp với truy vấn Select trong trường hợp người dùng muốn loại các bản ghi bị trùng lặp.

Cú pháp mệnh đề như sau:

SELECT DISTINCT cot1, cot2,…..cotN

FROM ten_bang

WHERE [dieu_kien]

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Thread trong Java là gì?

Kết luận

Vừa rồi Teky đã điểm nhanh qua các khái niệm cơ bản của SQL và giới thiệu đến bạn đọc một số câu lệnh SQL đơn giản dễ sử dụng. Các câu lệnh truy vấn trong SQL đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động với cơ sở dữ liệu. Vì thế mong bạn đọc nhanh chóng học hỏi được thêm nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này nhé!

The post Câu lệnh SQL cơ bản – Học IT không khó cùng Teky appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/cau-lenh-sql/

Thread trong Java – Giải đáp các khái niệm, đặc điểm và các trạng thái

Những ai đã có dịp làm việc với ngôn ngữ lập trình Java hẳn sẽ rất quen thuộc với khái niệm Thread. Thread trong Java tuy cơ bản và đơn giản nhưng lại mở ra rất nhiều chủ đề liên quan với vô vàn những cách ứng dụng trong công nghệ. Đó là lý do tại sao muốn lập trình giỏi, bạn phải hiểu rõ về Thread. Nếu còn chưa biết về Thread, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây. Teky sẽ điểm nhanh qua một số định nghĩa và đặc điểm liên quan đến Thread.

Tìm hiểu Thread trong Java

Thread trong Java là gì?

Thread dịch theo tiếng Việt có nghĩa là luồng. Nó được hiểu như là một tiến trình con (sub-process). Thread đảm nhận những công việc riêng biệt dù cho nó là đơn vị xử lý nhỏ nhất trong hệ thống máy tính. Các Thread được một hệ thống mang tên JMV (máy ảo Java) quản lý.

Multi Thread Java là gì?

Multi Thread Java là hệ thống đa luồng, tức là nhiều Thread hoạt động cùng lúc. Multi Thread không chỉ để dùng định nghĩa các luồng nhỏ hoạt động song song trong Java. Nó cũng có thể được dùng để chỉ các luồng hoạt động song song cả trong và ngoài Java.

Hoạt động đa luồng trong Java diễn ra rất phổ biến và quen thuộc. Ví dụ khi ta sử dụng một trình phát nhạc trên máy tính, hệ thống sẽ cho chạy các luồng khác nhau như: luồng để phát nhạc, luồng tiếp nhận thao tác của người dùng (tua, dừng lại, đổi bài…). Hoặc khi chúng ta tải một trang web, những luồng hiện hành dễ thấy nhất có thể như là luồng load ảnh, luồng load âm thanh, luồng chạy code đằng sau…

Nói chung, hiếm có hoạt động nào trên máy tính không sử dụng đa luồng.

Thread trong Java là gì?

Thread trong Java là gì?

Multitasking là gì?

Multitasking có nghĩa là đa nhiệm. Nó dùng để chỉ khả năng chạy nhiều luồng khác nhau trên một hệ điều hành. Để dễ hình dùng, bạn có thể hiểu rằng multithread trong java là để chỉ sự việc, còn Multitasking để chỉ hành động. 2 khái niệm này đều xoay quanh một chủ đề giống nhau tuy nhiên bản chất lại khác nhau.

Multitasking được sử dụng như một công cụ giúp tận dụng hết hiệu suất của CPU. Hệ điều hành sẽ quản lý tiến trình này. Nó giúp đưa ra các lịch biểu sắp xếp cho từng hoạt động phân luồng trong hệ thống sao cho hợp lý nhất. Ví dụ, chắc hẳn ai cũng đều biết đến hệ điều hành Windows. Hệ điều hành Windows sẽ quản lý một lúc nhiều ứng dụng khác nhau như Microsoft Word, Excel, Media Player… và đưa ra lịch hoạt động cho các chương trình này.

Cách đạt được đa nhiệm

Vậy làm thế nào để áp dụng được Multitasking? Có 2 cách để đạt đến đa nhiệm: một là dựa trên Process và hai là dựa trên Thread.

  • Với đa nhiệm dựa trên tiến trình (đơn và đa tiến trình): Một tiến trình được phân bổ riêng một vùng nhớ. Vì thế làm việc với tiến trình sẽ xuất hiện rất nhiều địa chỉ khác nhau. Do đó nên dung lượng của tiến trình cũng rất nặng. Thời gian chuyển đổi giữa các tiến trình cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí do phải lưu trữ, tải lên rất nhiều dữ liệu khác nhau.
  • Với đa nhiệm dựa trên luồng (đơn và đa luồng): Ngược lại với tiến trình, dung lượng của luồng rất nhẹ. Chính vì thế nên sự giao tiếp giữa các luồng có chi phí thấp. Lý giải cho điều này là vì các luồng khác nhau sẽ chia sẻ địa chỉ bộ nhớ giống nhau.

Với những đặc điểm được liệt kê vừ rồi, hẳn là bạn đọc cũng sẽ đoán được đa nhiệm sẽ hay được phát triển dựa trên luồng hơn. Sử dụng luồng giúp tiết kiệm bộ nhớ, từ đó tối ưu được chi phí thực hiện chương trình. Ngoài ra, hoạt động chuyển đổi và giao tiếp giữa các luồng diễn ra rất nhanh chóng do dung lượng gọn nhẹ.

Cách để đạt được đa nhiệm là gì?

Cách để đạt được đa nhiệm là gì?

Đặc điểm của đa luồng

Ưu điểm

Multithread sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời. Vì các Thread trong Java hoạt động độc lập nên chúng không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Người dùng có thể truy cập một lúc nhiều luồng khác nhau mà không bị chặn lại. Điều này mang đến lợi ích lớn cho những thao tác đa nhiệm phức tạp, góp phần tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều.

Ngoài ra, các luồng có thể dùng chung tài nguyên với nhau, cụ thể là địa chỉ và biến nhớ. Chính vì thế nó giúp tiết kiệm không gian lưu trữ trong hệ thống máy tính. Dù có thể chia sẻ tài nguyên nhưng hoạt động của các luồng vẫn là độc lập. Nếu có một luồng không may xảy ra lỗi thì sẽ không gây ảnh hưởng đến các luồng khác. Ngược lại hệ điều hành có thể phân công tiếp phần việc của luồng bị lỗi đến các luồng hỗ trợ khác.

Và đương nhiên đa luồng cho phép nhiều luồng hoạt động cùng lúc. Hệ thống có thể phân thành luồng chính và các luồng phụ. Luồng phụ xử lý thông tin rồi gửi đến luồng chính. Luồng chính sắp xếp lại theo như yêu cầu rồi trích xuất ra cho người dùng.

Nhược điểm

Đa luồng là ưu điểm mà cũng sẽ là nhược điểm của hệ thống này. Càng nhiều luồng tồn tại thì quá trình quản lý và vận hành càng phức tạp. Vì các luồng dùng chung địa chỉ với nhau nên đôi khi sẽ xảy ra tranh chấp bộ nhớ.

Cùng với đó, khi một luồng bị lỗi nó có thể gây ra tình trạng deadlock. Deadlock dùng để chỉ trường hợp 2 hay nhiều luồng được gán cùng nhau với điều kiện chỉ kết thúc khi tất cả công việc đều hoàn thành. Chính vì thế khi một luồng ngưng hoạt động, các luồng còn lại sẽ bị khóa lại trong vòng lặp không bao giờ dừng lại cho đến khi có can thiệp thủ công. Tình trạng này làm lãng phí tài nguyên, chi phí và thời gian.

Cấu trúc của đa luồng

Cấu trúc của đa luồng

Các trạng thái của Thread trong Java

Luồng trong Java được quản lý bởi hệ thống JVM. Có rất nhiều tranh cãi về việc Thread trong Java có 4 hay 5 trạng thái. Tuy nhiên để bạn đọc hiểu rõ hơn, Teky vẫn sẽ chỉ ra đầy đủ 5 trạng thái của Thread Java.

  • New: Đây là trạng thái khởi tạo đầu tiên của các Threading. Lúc này, luồng mới chỉ có địa chỉ và chưa hề bắt đầu một hoạt động nào. Bạn cần chú ý rằng nếu tại trạng thái này mà ta ép luồng tiếp nhận các lệnh như stop, resume, suspend… thì sẽ xảy ra lỗi. Để luồng sẵn sàng tiếp nhận tài nguyên, hãy bắt đầu bằng phương thức start.
  • Runnable: Sau khi luồng đã start thành công, trạng thái lúc này sẽ là runnable trong Java, tức là sẵn sàng để chạy. Hệ thống CPU sẽ điều phối về hoạt động của luồng lúc này. Chính vì phải phụ thuộc nên tên trạng thái là “có thể” chứ không phải “đang”.
  • Waiting: Java Thread bước vào trạng thái chờ không giới hạn trước khi được CPU điều phối.
  • Time Waiting: Cũng vẫn là trạng thái chờ nhưng đã được hẹn trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi có luồng đánh thức nó hoặc nó bắt buộc phải chạy theo điều phối của CPU.
  • Blocked: Trạng thái này được hiểu rằng là ngược lại của runnable. Theard vẫn còn sống nhưng không được chuẩn bị để chạy.
  • Terminated: Nếu trong Blocked Thread vẫn còn sống thì tại Terminated phương thức run của nó đã hoàn toàn biến mất. Khi đó, vòng đời của Thread đã hoàn toàn kết thúc và không có tác dụng gì nữa.
Multithreading in Java

Multithreading in Java

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Business Intelligence là gì?

Kết luận

Trong bài viết trên, bạn đọc đã cùng Teky khám phá các khái niệm và trạng thái khác nhau xung quanh Thread trong Java. Như chúng ta thấy, Thread là một công cụ có tính đa nhiệm. Chính vì thế có rất nhiều cách để ứng dụng Thread trong lập trình. Tuy nhiên tính đa nhiệm cũng là con dao hai lưỡi. Nếu người dùng không nắm vững các kỹ năng sử dụng Thread và Multithreading Java thì sẽ dễ gặp phải các trường hợp xấu. Tuy nhiên bạn đọc cũng đừng lo lắng quá vì hiện tại có rất nhiều tài liệu chuyên sâu về Thread miễn phí trên Internet. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin khác về lập trình tại Teky trong tương lai!

The post Thread trong Java – Giải đáp các khái niệm, đặc điểm và các trạng thái appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/thread-trong-java/

Business Intelligence là gì? Vì sao nó có vai trò rất lớn?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nguồn dữ liệu vô tận sẽ mở ra con đường phát triển đầy hứa hẹn đến với các doanh nghiệp. Tuy nhiên làm sao để xử lý khối lượng thông tin lớn như vậy thành dữ liệu cần thiết? Bài toán nan giải này sẽ được xử lý bởi Business Intelligence hay còn gọi là Kinh doanh thông minh. Hệ thống xử lý dữ liệu bậc nhất này sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được triệt để lợi ích mà thông tin trên Internet mang lại. Hãy cùng Teky tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Business Intelligence là gì?

BI là gì? Có rất nhiều định nghĩa để nói về Business Intelligence bởi nó là một phương pháp khá đa dụng. Về cơ bản, BI giúp chuyển hóa lượng thông tin khổng lồ thành các dữ liệu quan trọng và cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BI cung cấp những cái nhìn đa chiều, dự đoán tương lai về các xu hướng nhất định từ những dữ liệu trong quá khứ.

Ngoài ra, nó còn cung cấp các công cụ hỗ trợ công nghệ, kỹ năng, chỉ dẫn cho hoạt động đánh giá, quyết định tại một doanh nghiệp bất kỳ. Nhìn chung, quy trình hoạt động của BI hướng đến việc chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có ích, phục vụ cho mục tiêu phân tích trong kinh doanh. Sau khi có được những dữ liệu cần thiết, doanh nghiệp cũng có thể tiếp tục sử dụng BI để đưa ra các lời khuyên cho những bước hành động tiếp theo.

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence là gì?

Tóm lại, BI là một công cụ đa nhiệm giúp chuyển đổi thông tin khảo sát thành dữ liệu kinh doanh. Từ đó đưa ra những phương pháp hỗ trợ khai thác dữ liệu cần thiết. Ngoài ra, BI cũng mang đến cái nhìn toàn cảnh của hoạt động kinh doanh từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Sử dụng BI giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Cấu tạo của Business Intelligence

Nguồn dữ liệu (Data Sources)

Tùy thuộc vào mục đích bạn sử dụng BI là gì thì nguồn dữ liệu cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh online thì nguồn dữ liệu của bạn sẽ là các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google, Ad Network…

Có nhiều các phân bố nguồn dữ liệu. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách chia phổ biến như sau:

  • Dữ liệu doanh thu
  • Dữ liệu chi phí
  • Dữ liệu hành vi (các hoạt động của nhân sự trong công ty, khách hàng và người dùng).

Đối với dữ liệu doanh thu, nguồn chính để sử dụng sẽ là CRM. CRM được cấu tạo từ 2 phần là 1 web-based để tương tác và lớp database đằng sau. Công việc của người nghiên cứu là dùng phần mềm ETL chuyển database này về kho dữ liệu của bản thân.

Dữ liệu chi phí sẽ đến phần lớn từ các hoạt động quảng cáo. Bạn tiếp tục sử dụng ETL để kết nối với các nền tảng quảng cáo phổ biến. Sau đó phần mềm này sẽ thay người dùng thu thập các dữ liệu cần thiết.

Dữ liệu hành vi được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ, dữ liệu hành vi của người bán sẽ có tại CRM, tuy nhiên đối với các phần mềm thì sẽ có ở system log. Nếu bạn cần dữ liệu của người dùng, khách vãng lai, chúng sẽ được cung cấp từ Google analytics, appsflyer và mixpanel.

What is Business Intelligence?

What is Business Intelligence?

ETL

Trong phần Data Sources, ta nhận thấy ETL được nhắc đến rất nhiều lần. Vậy ETL là gì? Có thể hiểu ETL là một công cụ đa chức năng giúp vận hành trơn tru kho dữ liệu của người dùng. ETL được viết tắt từ Extract (trích xuất), Transform (biến đổi) và Load (đẩy). Nó cũng thể hiện những chức năng mà ETL đảm nhiệm.

ETL cũng có nhiều loại khác nhau được thiết kế để phù hợp cho những trường hợp khác nhau. 2 loại ETL chính được biết đến bao gồm: ETL dùng cho dữ liệu nội bộ (CRM, databases thô…) và ETL dùng cho dữ liệu giao tiếp (Facebook, Google…).

Databases

Nếu kho dữ liệu được ví như một thư viện thì databases sẽ là những quyển sách. Người dùng sẽ thu thập data thô từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó thông qua những công cụ xử lý như ETL để chắt lọc lại. Nó cũng giống như các dữ liệu thông thường. Tuy nhiên thay vì được lưu trong máy tính của bạn, databases nằm trong máy chủ của hệ thống.

Dashboards

Dashboards được hiểu như một bảng điều khiển kỹ thuật số dùng để tổng hợp và điều khiển sắp xếp thông tin của toàn bộ tổ chức. Dashboards là một dạng tools. Vì thế có rất nhiều phần mềm Dashboards với các tính năng đa dạng, từ miễn phí đến trả phí.

Quy trình thực hiện Business Intelligence

Thật ra không có một quy trình nào cố định cho Business Intelligence cả. Các bước thực hiện sẽ được linh động tùy theo tình hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên Teky vẫn sẽ nêu ra quy trình chi tiết nhất của BI dưới đây.

Quy trình BI chi tiết

  • Thu thập dữ liệu: Có rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau tồn tại. Nhiệm vụ của ta là sử dụng công cụ hỗ trợ để định vị và khai thác được nguồn dữ liệu hợp lý.
  • Báo cáo: Lập báo cáo phân tích các dữ liệu thu thập được cho các phòng ban nghiên cứu để họ tiến hành phân tích và đưa ra các so sánh.
  • Xác định hiệu suất: Làm sao để ta biết dữ liệu được khai thác có phù hợp hay không? Hãy lập bảng thống kê và so sánh giữa mục tiêu của dữ liệu mới với các dữ liệu cũ trong lịch sử.
  • Phân tích mô tả: Dù dữ liệu mới có hiệu suất cao hơn hay thấp hơn, đội ngũ nghiên cứu vẫn cần phân tích xem lý do nào đã mang đến kết quả như thế. Từ đó xác định được phương hướng thực hiện trong tương lai.
  • Truy vấn: Trong quá trình phân tích hẳn sẽ nảy sinh ra rất nhiều câu hỏi. BI sẽ chịu trách nhiệm áp thẳng các câu hỏi đó vào các luồng dữ liệu.
  • Phân tích thống kê: Cùng với các phân tích mô tả, những bảng thống kê sẽ cho biết rõ hơn về lý do các xu hướng xảy ra.
  • Trực quan hóa dữ liệu: Chuyển các dữ liệu thành văn bản rút gọn, bảng biểu….
  • Phân tích trực quan: Bằng kết quả trực quan ở trên, tiến hành phân tích.
  • Chuẩn bị dữ liệu: Tổng hợp lại nguồn dữ liệu thích hợp sau khi đã kết thúc phân tích.
BI mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng

BI mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng

Sự quan trọng của BI đối với doanh nghiệp

Business Intelligence mang đến rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin chính xác và cần thiết. Từ đó chuẩn bị được các hồ sơ phân tích thật chuẩn chỉnh và phù hợp với yêu cầu đề ra.

BI được sử dụng như một công cụ hỗ trợ dự đoán. Nó cho phép người dùng phân tích được các xu hướng mua hàng trong tương lai, hành vi khách hàng hay vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi có những thông tin quan trọng như vậy rồi, doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp để giữ chân khách hàng cũ và đưa ra dự đoán mới về nguồn khách hàng tiềm năng tương lai.

BI giúp thu thập dữ liệu

BI giúp thu thập dữ liệu

Ngoài ra, BI cũng giúp tối ưu hóa các bước hoạt động của doanh nghiệp. BI cho biết được bước nào không có hiệu quả và nên loại bỏ hoặc bước nào có hiệu suất cao và nên đẩy mạnh. Vì thế, chi phí của doanh nghiệp sẽ được sử dụng đúng người, đúng việc. BI cũng giúp điều chỉnh lại bộ máy quản trị, góp phần trong việc đánh giá nội bộ, cải thiện các hoạt động của một tổ chức.

Mời các bạn tham khảo thêm: Con trỏ trong C là gì?

Kết luận

Business Intelligence là một hệ thống ưu việt giúp doanh nghiệp thu thập và xử lý thông tin, xác định xu hướng thị trường và chỉ ra phương hướng hoạt động trong tương lai gần. Vì thế đối với những nhà quản trị tương lai, việc thông thạo BI là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đọc đã nắm được BI nghĩa là gì và cách ứng dụng nó trong công việc của bản thân.

The post Business Intelligence là gì? Vì sao nó có vai trò rất lớn? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/business-intelligence/

Con trỏ trong C là gì? Giới thiệu khái niệm và nội dung cơ bản

Con trỏ trong C là một khái niệm rất quen thuộc đối với các nhà lập trình viên. Tuy cơ bản nhưng lĩnh vực kiến thức mà con trỏ trong C++ liên quan là rất rộng. Người dùng cần nắm vững những thông tin quan trọng này để có thể sử dụng một cách nhuần nhuyễn con trỏ C. Bài viết sau sẽ đề cập đến khái niệm của con trỏ C, cách sử dụng và biểu diễn nó trong ngôn ngữ lập trình như thế nào. Hãy theo dõi ngay!

Tìm hiểu địa chỉ ô nhớ trong C

Trước khi tìm hiểu khái niệm con trỏ trong C, ta sẽ điểm qua một vài thông tin của địa chỉ biến nhớ trước. Đầu tiên ta sẽ nhìn qua ví dụ sau:

int number;

printf(“\nNhap number = “);

scanf(“%d”, &number);

printf(“\nnumber = %d”, number);

Bạn có thể thấy rằng khi dùng hàm scanf, để truyền biến number ta cần dùng dấu &. Còn đối với hàm printf thì lại không cần. Lý do ở đây là gì? Câu trả lời là vì scanf cần giá trị của biến, vì thế dấu & sẽ giúp nó định vị được địa chỉ của biến đó.

Mảng con trỏ C++

Mảng con trỏ C++

Từ đó ta rút ra được kết luận: Mỗi biến đều được đính kèm địa chỉ của nó và giá trị nó đang lưu trữ. Để xác định được địa chỉ của biến, ta chỉ cần thêm dấu & đằng trước nó.

Ví dụ thực hành: Khi chạy đoạn mã sau:

#include <stdio.h>

int main()

{

  int number = 5;

  printf(“Gia tri cua number = %d”, number);

 

  // truy xuất địa chỉ bằng cách thêm & trước tên biến

  printf(“\nDia chi cua number = %d”, &number);  

  return 0;

}

Thì ta sẽ nhận được kết quả trả về là:

Gia tri cua number = 5

Dia chi cua number = 6487580

Chú ý rằng kết quả ở mỗi máy có thể khác nhau do thông số không giống nhau. Nếu bạn muốn nhận địa chỉ là hexa như đầu bài, hãy thay thế %d bằng %x.

Con trỏ trong C là gì?

Quay trở lại với khái niệm của con trỏ trong C. Con trỏ C cũng là một dạng biến có địa chỉ và giá trị đi kèm. Nhưng pointer (con trỏ C) là một biến đặc biệt, nó không lưu trữ những giá trị thông thường. Biến của con trỏ sẽ trỏ đến một địa chỉ của biến khác. Chính vì thế giá trị của nó ở trong dạng một địa chỉ.

Vậy là trong con trỏ C sẽ lưu trữ 2 địa chỉ khác nhau: địa chỉ của con trỏ là vị trí của nó nhưng giá trị của nó lại là địa chỉ của biến mà nó đang trỏ tới. Ngoài ra, nhờ khả năng lưu trữ địa chỉ đặc biệt của con trỏ C, nó cho phép người dùng trỏ đến một điểm bất kỳ trong bộ nhớ. Nếu nắm chắc cách sử dụng pointer, bạn sẽ cảm thấy đây là một điểm mạnh tuyệt vời của nó. Nhưng nếu ngược lại, vì tình trạng trỏ lung tung của pointer, người dùng không thể xử lý sẽ cho đây là một điểm yếu phiền phức.

Những nội dung liên quan đến con trỏ C++

Cách khai báo con trỏ

Cách khai báo con trỏ C cũng giống như các biến bình thường khác, bao gồm kiểu dữ liệu và tên biến được ngăn cách ở giữa bới dấu *. Điều kiện là định danh tên biến phải hợp lệ. Cú pháp mẫu khi khai báo con trỏ như sau:

<kiểu dữ liệu> * <tên biến>

hoặc

<kiểu dữ liệu>* <tên biến>

hay

<kiểu dữ liệu> *<tên biến>

Ví dụ về con trỏ trong C

Ví dụ về con trỏ trong C

Cả 3 kiểu khai báo như thế này đều đúng.

Có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, có thể là void, int, float hay double… đều được. Tác dụng của dấu * là cho trình biên dịch biết đằng sau nó là một biến được khai báo dạng con trỏ. Dưới đây là một số ví dụ về cú pháp cụ thể của các loại khai báo trỏ biến khác nhau:

  • Trường hợp khai báo con trỏ để trỏ tới biến kiểu nguyên: int *p_i;
  • Trường hợp khai báo con trỏ C++ kiểu int, biến val (không phải con trỏ) cũng kiểu int: int *p, val;
  • Trường hợp khai báo con trỏ để trỏ tới biến kiểu thực: float *p_f;
  • Trường hợp khai báo con trỏ để trỏ tới biến kiểu ký tự: char *p_char;
  • Trường hợp khai báo con trỏ kiểu void (không kiểu): void *p_v;

Gán địa chỉ vào con trỏ trong C

Bạn chỉ nên gán địa chỉ cho con trỏ sau khi đã khai báo nó thành công. Nếu chưa khai báo mà bạn đã gán giá trị thì con trỏ đó sẽ tương đương như một biến rác, có thể làm lỗi hệ thống khi khởi chạy. Phiền phức hơn, nếu con trỏ đó bị trỏ đến một biến quan trọng, nó sẽ làm đảo lộn toàn bộ phần mềm của bạn.

Có 2 trường hợp để bạn gán địa chỉ cho con trỏ trong C:

  • Gán địa chỉ sau khi đã khai báo: Trong ví dụ dưới đây, giá trị được gán cho p là địa chỉ của value.

int *p, value;

value = 5;

p = &value;

  • Khai báo và gán địa chỉ đồng thời: Trong ví dụ dưới, hoạt động khai báo và gán giá trị cho p là địa chỉ của value được thực hiện cùng lúc.

int value = 5;

int *p = &value;

Lưu ý rằng hoạt động khởi tạo và gán địa chỉ nên được thực hiện cùng nhau. Nếu con trỏ bạn định khởi tạo là dạng void, nó có thể được trỏ tới bất kỳ địa chỉ của bất kỳ biến hay kiểu dữ liệu nào. Nếu bạn đã khai báo con trỏ rồi nhưng vẫn chưa biết gắn vào địa chỉ nào thì hay trỏ nó đến NULL bằng cú pháp int *p = NULL. Khi đó con trỏ sẽ vô hại với giá trị bằng 0.

Cấu tạo của con trỏ C

Cấu tạo của con trỏ C

Mối quan hệ giữa con trỏ và mảng động trong C++

Biến con trỏ và mảng động trong C++ có một mối liên hệ rất lớn. Trước hết ta sẽ đi nhanh về những định nghĩa cơ bản. Biến động còn được gọi là biến cấp phát động. Nó được hiểu như một kiểu dữ liệu dùng để định nghĩa. Nó không có tên mà cũng không được khai báo trong vùng biến. Biến động không được liên kết với bất kỳ biến nào. Để quản lý nó, người ta sẽ dùng con trỏ trong C++.

Vì biến động không có tên hay phần khai báo nên con trỏ sẽ quản lý các biến cấp phát động trong C++. Khi đó ta gọi nó là biến con trỏ. Để bắt đầu cấp phát vùng nhớ cho một vùng nhớ, ta sẽ thực hiện như sau:

new <kiểu_dữ_liệu>;

Ví dụ thực tế:

new int;

new float;

Khi cấp phát thành công, con trỏ sẽ tự động trỏ đến biến động. Vì biến động không có địa chỉ, ta phải gắn địa chỉ của nó lên con trỏ như sau:

int *ptr = new int; 

Lúc này, con trỏ đã được trỏ tới biến động kiểu int.

Ngoài ra, bạn cũng có thể khai báo là khởi tạo giá trị cùng lúc như sau:

int *ptr1 = new int(2409);

Nếu muốn xóa vùng nhớ của biến động, ta sẽ dùng toán tử delete. Cú pháp mẫu như sau:

delete <tên_biến_con_trỏ>;

Ví dụ thực tế: delete ptr_a;

Hướng dẫn sử dụng con trỏ

Hướng dẫn sử dụng con trỏ

Kết luận

Qua bài viết trên, hẳn là bạn đọc đã biết thêm được rất nhiều thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề về con trỏ trong C. Nhìn chung, con trỏ trong C có liên quan mật thiết đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau tại cấp phát động trong C. Vì thế để thao tác thành thạo với ngôn ngữ lập trình C++, con trỏ là phần bạn phải hiểu rõ. Những khái niệm như địa chỉ ô nhớ hay cách khai báo, cách gán biến nhớ chỉ là những kiến thức cơ bản và đơn giản nhất. Phạm vi kiến thức mà con trỏ C mang đến còn rất nhiều, đòi khỏi người học phải biết tự tìm tòi và rèn luyện chăm chỉ.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Hadoop là gì?

Tuy nhiên bạn đừng nản chí bởi con trỏ C là phần không quá khó nếu được luyện tập nhiều lần. Đây cũng là phần mà bất kỳ lập trình viên nào cũng cần thông thạo. Vì thế bên cạnh những kiến thức mà Teky cung cấp, hãy chịu khó tìm đọc thêm nhiều tài liệu nâng cao hơn về con trỏ C nhé. Rất nhiều thông tin hữu ích được biên soạn lại bằng tiếng Việt, vì thế bạn cũng không cần lo lắng không tìm được tài liệu dễ hiểu. Chúc bạn đọc nhanh chóng làm chủ được phần kiến thức xung quanh con trỏ C++.

The post Con trỏ trong C là gì? Giới thiệu khái niệm và nội dung cơ bản appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/con-tro-trong-c/

Hadoop là gì? Giới thiệu về công cụ phân tích Big Data hiệu quả nhất

Big Data đang là một trong những lĩnh vực màu mỡ nhất của ngành công nghệ. Khối lượng dữ liệu khổng lồ mà Big Data mang đến đóng vai trò vô cùng to lớn. Big Data có thể giúp dự đoán thị trường, phân tích nhu cầu, xu hướng, dự đoán dịch bệnh hay thậm chí là xác định điều kiện giao thông tức thời. Vì mang trong mình số lượng thông tin lớn nên Big Data không thể được xử lý bằng những công cụ truyền thống không. Ngành công nghệ sẽ sử dụng các công cụ phân tích Big Data chuyên dụng để xử lý lĩnh vực khó nhằn này. Một trong số đó là Hadoop. Vậy bạn đã biết Hadoop là gì hay chưa? Theo dõi ngay bài viết sau.

Tìm hiểu Apache Hadoop là gì?

Hadoop là một dạng framework, cụ thể là Apache. Apache Hadoop là một mã nguồn mở cho phép sử dụng các distributed processing (ứng dụng phân tán) để quản lý và lưu trữ những tệp dữ liệu lớn. Hadoop áp dụng mô hình MapReduce trong hoạt động xử lý Big Data.

Vậy MapReduce là gì? MapReduce vốn là một nền tảng được Google tạo ra để quản lý dữ liệu của họ. Nhiệm vụ của MapReduce là tiếp nhận một khối lượng dữ liệu lớn. Sau đó sẽ tiến hành tách các dữ liệu này ra thành những phần nhỏ theo một tiêu chuẩn nào đó. Từ đó sẽ sắp xếp, trích xuất các tệp dữ liệu con mới phù hợp với yêu cầu của người dùng. Đây cũng là cách mà thanh tìm kiếm của Google hoạt động trong khi chúng ta sử dụng hằng ngày.

Map Reduce là gì?

Map Reduce là gì?

Còn bản thân Hadoop cũng là một dạng công cụ mẫu giúp phân tán dữ liệu theo mô hình như vậy. Cho nên MapReduce được sử dụng như một nền tảng lý tưởng của Hadoop. Về cơ bản, Hadoop sẽ giúp người dùng tổng hợp và xử lý một lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn bằng MapReduce.

Còn với chức năng lưu trữ, Hadoop sẽ dùng HDFS. HDFS là gì? Nó được biết đến như một kho thông tin có độ truy cập nhạy và chi phí thấp.

Hadoop được phát triển nên từ ngôn ngữ Java. Tuy nhiên nó vẫn hỗ trợ một số ngôn ngữ lập trình khác như C++, Python hay Pearl nhờ cơ chế streaming.

Kiến trúc của Hadoop là gì?

Vì sử dụng cùng lúc MapReduce và HDFS nên Hadoop sẽ có cấu trúc của cả 2 loại này. Hadoop kế thừa cấu trúc node từ HDFS. Cụ thể, một cụm Hadoop sẽ bao gồm 1 master node (node chủ) và rất nhiều worker/slave node (node nhân viên). Một cụm cũng bao gồm 2 phần là MapReduce layer và HDFS layer. Master node bao gồm JobTracker, TaskTracker, NameNode, và DataNode. Còn Worker/Slave node bao gồm DataNode và TaskTracker. Trong một số trường hợp, Worker/Slave node được dùng để làm dữ liệu hoặc tính toán.

Hadoop Apache bao gồm 4 module khác nhau. Sau đây sẽ là giới thiệu chi tiết về từng loại.

Hadoop Common

Hadoop Common được dùng như một thư viện lưu trữ các tiện ích của Java. Tại đây có những tính năng cần thiết để các modules khác sử dụng. Những thư viện này mang đến hệ thống file và lớp OS trừu tượng. Song song với đó, nó cũng lưu trữ các mã lệnh của Java để thực hiện quá trình khởi động Hadoop.

Tìm hiểu Hadoop là gì?

Tìm hiểu Hadoop là gì?

Hadoop YARN – Hadoop là gì?

Phần này được dùng như một framework. Nó hỗ trợ hoạt động quản lý thư viện tài nguyên của các cluster và thực hiện chạy phân tích tiến trình.

Hiểu rõ cách hoạt động của các modules sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm Hadoop là gì.

Hadoop Distributed File System (HDFS)

Một trong những vấn đề lớn nhất của các hệ thống phân tích Big Data là quá tải. Không phải hệ thống nào cũng đủ khỏe để có thể tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ như vậy. Chính vì thế, nhiệm vụ của Hadoop Distributed File System là phân tán cung cấp truy cập thông lượng cao giúp cho ứng dụng chủ. Cụ thể, khi HDFS nhận được một tệp tin, nó sẽ tự động chia file đó ra thành nhiều phần nhỏ. Các mảnh nhỏ này được nhân lên nhiều lần và chia ra lưu trữ tại các máy chủ khác nhau để phân tán sức nặng mà dữ liệu tạo nên.

Như đã nói ở trên, HDFS sử dụng cấu trúc master node và worker/slave node. Trong khi master node quản lý các file metadata thì worker/slave node chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu. Chính vì thế nên worker/slave node cũng được gọi là data node. Một Data node sẽ chứa nhiều khối được phân nhỏ của tệp tin lớn ban đầu. Dựa theo chỉ thị từ Master node, các Data node này sẽ trực tiếp điều hành hoạt động thêm, bớt những khối nhỏ của tệp tin.

Hadoop MapReduce

Module này hoạt động dựa trên YARN trong việc xử lý các tệp dữ liệu lớn. Hadoop MapReduce cho phép phân tán dữ liệu từ một máy chủ sang nhiều máy con. Mỗi máy con này sẽ nhận một phần dữ liệu khác nhau và tiến hành xử lý cùng lúc. Sau đó chúng sẽ báo lại kết quả lên máy chủ. Máy chủ tổng hợp thông tin lại rồi trích xuất theo như yêu cầu của người dùng.

Big Data có liên quan mật thiết đến Hadoop

Big Data có liên quan mật thiết đến Hadoop

Cách thực thi theo mô hình như vậy giúp tiết kiệm nhiều thời gian xử lý và cũng giảm gánh nặng lên hệ thống. Chức năng của máy chủ là quản lý tài nguyên, đưa ra thông báo, lịch trình hoạt động cho các máy trạm. Các máy trạm sẽ thực thi theo kế hoạch được định sẵn và gửi báo cáo dữ liệu lại cho máy chủ. Tuy nhiên đây cũng là điểm yếu của hệ thống này. Nếu máy chủ bị lỗi thì toàn bộ quá trình sẽ bị ngừng lại hoàn toàn.

Cách hoạt động của Hadoop là gì?

Giai đoạn 1

Người dùng hoặc ứng dụng sẽ gửi một job lên Hadoop để yêu cầu xử lý và thao tác. Job này sẽ đi kèm các thông tin cơ bản như: nơi lưu trữ dữ liệu input và output, các java class chứa các dòng lệnh thực thi, các thông số thiết lập cụ thể.

Giai đoạn 2

Sau khi nhận được các thông tin cần thiết, máy chủ sẽ chia khối lượng công việc đến cho các máy trạm. Máy chủ sẽ tiến hành theo dõi quá trình hoạt động của các máy trạm và đưa ra các lệnh cần thiết khi có lỗi xảy ra.

Giai đoạn 3

Các nodes khác nhau sẽ tiến hành chạy tác vụ MapReduce. Nó chia nhỏ các khối và thay phiên nhau xử lý dữ liệu. Khi Hadoop hoạt động, nó sử dụng một tệp tin nền làm địa chỉ thường trú. Tệp tin này có thể tồn tại trên 1 hoặc nhiều máy chủ khác nhau.

Ưu điểm của Hadoop là gì?

Hadoop cho phép người dùng nhanh chóng kiểm tra được tiến trình hoạt động của các phân tán. Nhờ vào cơ chế xử lý cùng lúc của các lõi CPU, một lượng lớn dữ liệu được phân phối xuyên suốt liên tục và không bị gián đoạn do quá tải.

Ảnh hưởng của Hadoop là rất lớn

Ảnh hưởng của Hadoop là rất lớn

Hadoop không bị ảnh hưởng bởi cơ chế chịu lỗi của fault-tolerance and high availability (FTHA). Nó có khả năng xử lý lỗi riêng nhờ các thư viện được thiết kế để phát hiện lỗi ở các lớp ứng dụng. Chính vì thế, khi không may có lỗi xảy ra, Hadoop sẽ nhanh chóng xử lý nó trong thời gian ngắn nhất nhờ cơ chế chủ động của mình.

Một ưu điểm nữa của Hadoop là khả năng triển khai rất nhiều master-slave song song để xử lý các phần khác nhau. Vì có nhiều server master nên công việc sẽ công bị trì hoãn dù không may có một master bị lỗi.

Và cuối cùng, do Hadoop được xây dựng từ ngôn ngữ Java nên nó có khả năng tương thích với rất nhiều nền tảng và hệ điều hành khác nhau, từ Window, Linux đến MacOs…

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Gitignore File là gì?

Kết luận

Vừa rồi Teky đã mang đến nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề Hadoop là gì. Với những liệt kê đầy đủ từ định nghĩa, đặc điểm cho đến cách thức hoạt động, mong rằng bạn đã có thể nắm chắc trong tay các kiến thức về công cụ xử lý Big Data hữu hiệu này. Chúc bạn có thể nhanh chóng học hỏi được và áp dụng Hadoop nhuần nhuyễn vào trong công việc của ban thân nhé!

The post Hadoop là gì? Giới thiệu về công cụ phân tích Big Data hiệu quả nhất appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/hadoop-la-gi/

Gitignore File là gì? Đặc điểm và cách thức sử dụng ra sao?

Trong quá trình phát triển một dự án, hẳn các thành viên của team đã có những lúc đau đầu vì quá trình yêu cầu kéo liên tục xảy ra lỗi vì sự xung đột của các file biên dịch hoặc log… Vậy nên Gitignore File được ra đời để giải quyết trường hợp này. Bản chất của Gitignore chính là “ignore”, tức là bỏ qua. Vậy Gitignore Folder này liệu sẽ giúp chúng ta xử lý những rắc rối như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau?

Định nghĩa của Gitignore File

Bối cảnh tạo ra Git Ignore File

Đầu tiên, để định nghĩa được Gitignore File, ta sẽ điểm nhanh qua hoàn cảnh mà nó được áp dụng. Khi bạn đang có một dự án phát triển phần mềm, web hoặc một sản phẩm nào đó, đương nhiên bạn sẽ phải quản lý một kho lưu trữ thông tin với các tệp dữ liệu khác nhau. Nếu dự án của bạn vẫn còn nhỏ, bạn có thể dễ dàng quản lý những cái tên tệp rất quen thuộc bằng phương pháp thủ công. Hẳn là có những tệp sẽ cần thiết cho quá trình build phần mềm. Tuy nhiên cũng có một cơ số những tệp không cần thiết hoặc đã sử dụng xong và hết giá trị.

Gitignore File là gì?

Gitignore File là gì?

Nếu số lượng ít, bạn có thể thường xuyên dọn dẹp các tệp thừa này. Tuy nhiên, khi dự án của bạn trở lên lớn mạnh hơn, đồng nghĩa với việc lượng thông tin sẽ đồ sộ hơn rất nhiều. Việc dọn tệp thừa trở nên vô cùng bất khả thi. Sự lộn xộn giữa “tệp cần theo dõi” và “tệp không cần theo dõi” khiến bạn có thể bị miss một số thông tin quan trọng cần có trong repository. Nhất là khi dự án của bạn được phát triển bởi 1 nhóm nhiều thành viên, điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Dùng Ignore Git vào lúc nào?

Khi bạn đang đau đầu về sự lẫn lộn của các loại file khác nhau, Gitignore File sẽ xuất hiện và giải quyết vấn đề của người dùng. Gitignore là các dạng file có đuôi .gitignore. Nó được trang bị cơ chế bỏ qua, cho phép người dùng sử dụng nó như một công cụ theo dõi tự động “các file không cần thiết”. Người dùng sẽ tải lên Gitignore những thông tin về loại file mà họ muốn Gitignore bỏ qua và không theo dõi trong repo của họ. Khi đó, Gitignore sẽ tìm kiếm những file này và không đưa nó vào danh sách “File không bị theo dõi” (Untracked files).

Đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ cảm thấy hơi rối. Tại sao Gitignore đã không theo dõi các file cần xét rồi mà nó vẫn không vào danh sách Untracked files. Lý dò là vì cơ chế của Gitignore là “bỏ qua”, tức là phủ định. Để hiểu cho dễ thì bạn cứ nhớ quy tắc 2 lần phủ định là khẳng định. Vì thế khi Gitignore không đưa các file cần xét vào danh sách “không bị theo dõi”, tức là các file đó đang có mặt trong file bị theo dõi. Mà nếu các file đó đã có mặt trong danh sách bị Gitignore theo dõi rồi, người dùng chỉ cần tra những file đuôi .gitignore là có thể bỏ qua hoặc xóa trong một lúc.

Nên dùng Ignore File Git cho những đối tượng nào?

Thực ra thì việc quyết định dùng Gitignore cho tệp tin nào còn tùy thuộc vào nhu cầu bản thân người dùng. Tuy nhiên, đây sẽ là những đối tượng hay được sử dụng nhất:

  • Các file hệ thống
  • Các file cấu hình
  • Các phải phát sinh trong quá trình biên dịch
  • File lưu trữ và tìm kiếm các module
  • File văn bản và dữ liệu cá nhân
  • Cơ sở dữ liệu và các file lưu log
Gitignore example

Gitignore example

Đặc điểm của Gitignore File là gì?

Tầm ảnh hưởng

Khi ta add Git Ignore vào trong repo, nó sẽ mang đến tầm ảnh hưởng như thế nào? Khi nhận được những thông tin gợi tả về các dữ liệu cần ignore, Git sẽ quyết định thứ tự ưu tiên bỏ qua từ cao nhất đến thấp nhất. Cao nhất và thấp nhất ở đây để chỉ các nguồn. Những file có liên hệ với nhiều nguồn mà Gitignore sẽ được bỏ qua đầu tiên.

Vậy nếu hai file có cùng số nguồn thì sao? Trong trường hợp như vậy, thường 2 file này là tệp lồng nhau. Tức là có 1 folder lớn và những file nhỏ ở trong. Nếu đã như vậy, Gitignore sẽ ưu tiên bỏ qua folder to nhất trước.

Tuy nhiên đặc điểm riêng biệt của Gitignore là chỉ ảnh hưởng được đến những file cùng bậc hoặc nhỏ hơn. Vì thế Gitignore File thường được đặt ở thư mục root để có đủ quyền hạn bao quát cả project.

Cú pháp

Để Gitignore có thể nhận dạng chuẩn xác được những File bạn cần bỏ qua đòi hỏi lúc bạn nhập cú pháp phải thật chuẩn.

  • Trong Git Ignore Folder không tồn tại cú pháp trống bởi file nào cũng chứa phần trống. Vì thế tác dụng của nó chỉ là phần cách cho dễ đọc thôi.
  • Nếu muốn add thêm chú thích vào cú pháp, bạn có thể dùng # để mở đầu bình luận đó.
  • Dấu gạch chéo “/” phải được đặt ở cuối cú pháp. Như vậy thì nó mới được nhận định là một Gitignore. Nếu không nó có thể được đọc là một file thường hoặc một symbolic link.
  • Dấu chấm than “!” có nghĩa là phủ định. Do vậy nên nếu bạn thêm ! vào trước một file, nó sẽ không bị bỏ qua nữa mà được thêm vào lại. Tuy nhiên nếu một folder lớn đã bị bỏ qua thì cho dù có thêm ! vào các thư mục con ở trong nó thì cũng không thể được thêm vào lại.
  • Hai dấu sao đúp “**” được dùng cho trường hợp không muốn hoặc không thể định rõ tên. Ví dụ nếu bạn sử dụng cú pháp **/abc, nó sẽ có hiệu lực với tất cả các file có chứa abc trong tên. Còn nếu bạn sử dụng dạng abc/** thì nó sẽ có hiệu lực với tất cả các tệp con trong thư mục abc.
Cách add Gitignore

Cách add Gitignore

Gitignore File hoạt động như thế nào?

Ta đều biết rằng Gitignore sẽ hỗ trợ người dùng bỏ qua những file chứa dấu hiệu trong những cú pháp được cài đặt trước. Tuy nhiên quá trình này diễn ra như thế nào?

Git sẽ quản lý các file chúng ta muốn ignore bằng đuôi .gitignore được đặt tại root của project. Khi có một sự thay đổi trong Git, file thay đổi đó được đưa vào Git Cache để phân tích cú pháp. Vì thế người dùng phải đặt lệnh đẩy nó ra khỏi Git Cache thì .gitignore mới có thể hoạt động bỏ qua.

Những file cần bỏ qua ở đây có thể là file IDE tự động sinh ra, các file để chạy ứng dụng của máy cá nhân, các file cá nhân cần bảo mật của bản… Việc sử dụng Gitignore sẽ giúp hạn chế hao phí tài nguyên, bộ nhớ cho server, tránh trường hợp xung đột giữa các phần mềm từ máy cá nhân của thành viên trong team hoặc lộ dữ liệu cần bảo mật trong repository.

Khi nào nên sử dụng Gitignore File?

Nếu bạn đang chuẩn bị bắt đầu một dự án mới và đã biết đến Gitignore thì đương nhiên bạn nên sử dụng nó ngay từ đầu. Chỉ cần cài Git về là nó sẽ tự chạy mà không cần bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào.

Gitignore được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau

Gitignore được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau

Nhưng nếu dự án của bạn đang dang dở nhưng gặp quá nhiều vấn đề về file rác thì bạn có thể dùng Git không? Câu trả lời là có. Bạn vẫn có thể dùng được. Tuy nhiên hãy lưu ý vấn đề về Git Cache như vừa được nêu ở phần trên. Nếu bạn không xóa quyền quản lý của Git Cache đi thì .gitignore sẽ không thể hoạt động. Đó là lý do tại sao dù dùng Gitignore chán chê mà file rác vẫn bị dính ở Git.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Ngôn ngữ Golang là gì?

Vừa rồi Teky đã giúp bạn đọc tìm hiểu thêm nhiều thông tin xung quanh chủ đề Gitignore File. Các hoạt động của Gitignore không quá khó hiểu nếu bạn nắm rõ các quy tắc cơ bản của nó. Gitignore mang đến rất nhiều tiện ích cho quá trình phát triển dự án của bạn. Nó giúp giải quyết triệt để vấn đề file rác trong hoạt động build phần mềm. Vì thế đừng bỏ qua công cụ hữu ích này nhé!

The post Gitignore File là gì? Đặc điểm và cách thức sử dụng ra sao? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/gitignore-file/

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Bitbucket là gì? Các tính năng vượt trội của Bit Bucket không nên bỏ qua

Bên cạnh Github, Bitbucket đang là một đối thủ tiềm năng cho thấy sự vượt trội về các code repository, là sự lựa chọn số một được giới lập trình viên tin tưởng. Rất nhiều người muốn tìm hiểu thêm các thông tin về Bitbucket, thế nhưng lại khó trong việc chọn lọc ra những thông tin cần thiết nhất. Bạn có muốn tìm hiểu về Bitbucket là gì không? Những ưu và nhược điểm trong cách sử dụng Bitbucket là gì? Tính năng mà Bitbuket hay được khen ngợi là gì? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, cùng đọc ngay với chúng tôi những chia sẻ thông qua bài viết này nhé. Chắc chắn rất thú vị và khiến bạn không muốn bỏ lỡ đâu.

Giao diện của bitbucket

Giao diện của bitbucket

Bitbucket là gì?

Nhiều người quan tâm đến Bitbucket là gì, bằng chứng là họ gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau. Có người gọi là bitbugket, bibucket, có người gọi là bitbucker, bitbutket… Dù là gọi bằng tên gọi nào đi chăng nữa thì cũng có thể hiểu được rằng mọi người đang quan tâm đến một hệ thống quản lý các phiên bản code nổi tiếng, đó là Bitbucket. Đây là một hệ thống giúp quản lý nhiều phiên bản code khác nhau, chúng là dịch vụ hỗ trợ cung cấp các kho lưu trữ source code đến với các dự án. 

Có thể thấy rằng Bitbucket thường được mang ra so sánh với GitHub, đó cũng là lý do tại sao chúng tôi lại có những phân tích ưu nhược điểm của phần mềm này so với phần mềm kia, để bạn đọc có thể dễ dàng so sánh. 

Đối với Bitbucke, chúng được hỗ trợ thêm cả Mercurial VCS và Git, ngoài ra được viết bởi thứ ngôn ngữ lập trình Python và được sử dụng web framework chính là Django. Bởi thế, các app như Android, Windows và Mac đều có thể sử dụng được hệ thống này.

Lần đầu tiên hệ thống được trình làng tại Úc vào năm 2008, rất nhanh phát triển chỉ 2 năm sau và được một công ty Úc thu mua lại, update thêm nhiều tính năng khác giúp hỗ trợ các Git Repository vào khoảng 1 năm sau đó.

Một số thuật ngữ hay dùng của Bitbucket là gì?

Sau khi biết thông tin về Bitbucket là gì, nhiều người quan tâm đến một số thuật ngữ mà chương trình này thường lựa chọn để sử dụng. Đó chính là:

  • Push: Đẩy ra những sửa đổi khi bạn commit lên origin
  • Commit: Đưa đến những cập nhật về sửa đổi của code vào trong repo ở trên máy tính của bạn
  • Pull: Ngược với Push, kéo lại những code mới từ origin về đến máy
  • Origin: Được gọi là Repository gốc, nếu như có clone code thì đây là clone tới từ các origin.
  • Repo: Là từ viết tắt của Repository, đây được coi là kho chứa các Code.
Ưu điểm của bitbucket là gì?

Ưu điểm của bitbucket là gì?

Tính năng cần có của Bitbucket là gì?

Có thể bạn chưa biết nhưng Bitbucket có khả năng kết hợp được cực kỳ hoàn hảo với Jira, đưa đến nhiều chức năng tốt như quản lý dự án, service desk, track issue và track bug.

Một số tính năng quan trọng không thể không kể đến của Bitbucket là gì? Đó là:

  • Bitbucket sẽ hỗ trợ các LFS, điều này đồng nghĩa với việc clone được nhanh hơn và có thể dành thời gian ra cho các file nặng
  • Bitbucket cho phép tạo ra và quản lý nhiều tệp khác nhau
  • Bitbucket có thể cấp được quyền đến cho branch. Có thể hiểu là Bitbucket sẽ cấp quyền để hạn chế vào riêng từng branch thay vì cấp quyền cho tất cả branch bên trong repo. Điều này sẽ giúp ngăn được những tình huống không đáng có như push master, đây cũng được coi là điểm khác biệt của Bitbucket.
  • Có khả năng tích hợp được sâu rộng với Trello. Nếu như bạn mới chỉ biết sơ qua về hướng dẫn sử dụng Bitbucket, thì nếu qua các Bitbucket cloud, bạn sẽ dễ dàng tích hợp được liền mạch những pull request, commit và branch lên trên các Trello board. 
  • Sử dụng Bitbucket sẽ giúp cho các doanh nghiệp dùng thêm được Stash
  • Nhờ có Mac và WIndow mà các client có thể sử dụng SourceTree. Còn nếu đối với các app Android thì có thể tìm và sử dụng BitBeaker.
  • Có số lượng private Repo miễn phí, unlimited
  • Dễ dàng so sánh branch và các commit history
  • Sử dụng Bitbucket rất đơn giản vì có thể pull request với review code hiệu quả

Ưu điểm khi so sánh với Github của Bitbucket là gì?

Khi tìm hiểu về ưu điểm khi so sánh với github của Bitbucket là gì, nhiều người thường xuyên bị nhầm lẫn các khái niệm này với nhau. Kết quả là một bộ phận không nhỏ mọi người gộp chung hai thuật ngữ này thành một như git Bitbucket, gitbucket hay là git bucket. Một số lợi ích khi sử dụng Bitbucket có thể kể đến như sau:

  • Bitbucket linh hoạt hơn nhiều so với sử dụng Github bởi chúng có tính năng giúp bạn built in linh hoạt hơn rất nhiều.
  • Dùng Bitbucket sẽ cho bạn số lượng private repo vô hạn: Bạn có thể tạo ra được số lượng các tài khoản theo ý muốn của mình, hơn nữa còn có thể chia sẻ được với 5 người khác, giúp việc quản lý không gặp khó khăn. Ngoài ra, bạn có thể phân chia những project cá nhân hiệu quả cũng như project dành cho công việc. Nhờ có nó mà bạn không còn phải quá đau đầu suy nghĩ tới những vấn đề quản lý.
  • Có những ưu điểm về giá nếu như bạn sử dụng Bitbucket
  • Source code đã được gắn với CI/CD, giúp bạn không cần lo lắng, bận tâm về chuyện thiết lập và quản lý tốt những đối tượng người dùng, máy chủ hay là repositories.
  • Thuật ngữ khi tìm kiếm về Bitbucket cũng đa dạng và thông minh hơn
  • Dùng Bitbucket có thể tích hợp các Jira mạnh mẽ hơn
  • Bitbucket tích hợp các Trello nhanh chóng, vô cùng mạnh mẽ
Nhược điểm của bitbucket là gì?

Nhược điểm của bitbucket là gì?

Nhược điểm khi so sánh với Github của Bitbucket

Có thể thấy rằng Bitbucket đã có nhiều ưu điểm hơn khi so sánh với Github. Thế nhưng bên cạnh đó phần mềm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, ví dụ như:

  • Độ phổ biến cộng đồng của Bitbucket không tốt bằng của Github. Số lượng người dùng Github vẫn lớn hơn, thế nên việc update những tips thú vị cùng như các cách để tạo code cũng không nhanh chóng dễ dàng bằng github. Thế nhưng cộng đồng của Bitbucket được ghi nhận là đang có tốc độ phát triển cao hơn, lớn lên nhanh trông thấy từng ngày, nhất là vào thời điểm mùa dịch ai cũng muốn phát triển thêm các kỹ năng của bản thân. Thế nên bạn không cần quá lo lắng nhé.
  • Bitbucket bị kém hơn so với github về số lượng những native plugins được sử dụng để có thể mở rộng các platform. Thế nhưng khi dùng Bitbucket ta thấy chúng được nhận định là có một số plugin rất ổn định. Một số có thể kể đến là Bitbucket connect, sourcetree, app Slack và các sản phẩm khác được sử dụng bên cạnh Atlassian.

Cho những ai quan tâm đến Source Tree là gì thì đây là công cụ được sử dụng để trực quan hóa những giao diện của project, vô cùng thông dụng và được nhiều người sử dụng. 

Ngoài Bitbucket và Github, có thể lựa chọn phần mềm nào?

Khi biết về Bitbucket là gì, đây không phải là hai nền tảng duy nhất giúp người dùng có được sự thuận tiện này. Bạn hoàn toàn có thể tìm đến một số app dưới đây, tuy rằng chất lượng không tốt bằng nhưng cũng có thể làm cứu cánh an toàn trong trường hợp không mong muốn xảy ra.

  • SourceForge
  • LaunchPad
  • Gitlab
Phần mềm này vô cùng bổ ích

Phần mềm này vô cùng bổ ích

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về Bitbucket là gì, giới thiệu những tính năng ấn tượng cùng với việc chia sẻ ưu điểm, nhược điểm một cách khách quan nhất. Chúng tôi tin rằng phần mềm này có thể mang đến cho bạn sự an tâm khi sử dụng hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm bất cứ thông tin nào, hãy truy cập ngay vào trang web Teky của chúng tôi nhé. Giới thiệu bạn đọc tham khảo bài viết về front end developer là gì, hãy đọc ngay thôi!

The post Bitbucket là gì? Các tính năng vượt trội của Bit Bucket không nên bỏ qua appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/bitbucket-la-gi/

Front End Developer là gì? Kỹ năng lập trình viên Front End cần có là gì?

Front End, Back End hay Full Stack đều là những quy trình thường được lập trình viên sử dụng để có thể tương tác tốt hơn đối với người dùng. Thế nhưng khi nhập môn, không phải ai cũng hiểu rõ và đưa ra được những định hướng đúng đắn về công việc này. Nếu như bạn đang băn khoăn không biết Front End Developer là gì, Front End là gì hay học lập trình Front End cần có những gì thì cùng đọc tiếp bài này của chúng tôi nhé. Chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những thông tin cần thiết, chất lượng, đảm bảo có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và giải đáp được nhiều thắc mắc nhất. Bắt đầu thôi nào.

Nhiều người quan tâm vị trí Front End Developer

Nhiều người quan tâm vị trí Front End Developer

FrontEnd là gì? Front End Developer là gì?

Nhiều người phân vân không biết Front-End là gì, sử dụng Fontend có gây khó khăn gì hay không. Thực tế, Font end là một cách gọi chung cho quy trình sử dụng những ngôn ngữ phổ biến như JavaScript, CSS, HTML để phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng những giao diện chính cho các trang web. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng quy trình này để có thể tương tác trực tiếp hoặc tham khảo ở trên đó.

Với mục tiêu chính của việc thiết kế ra những trang web này là có thể hỗ trợ cho người sử dụng việc mở trang web dễ dàng hơn. Thật sự điều này có thể gây ra khó khăn cho người sử dụng bởi chúng có các kích thước khác nhau, độ phân giải cũng khác nhau và người dùng không bao giờ chỉ sử dụng một thiết bị giống nhau để dùng. 

Thế nên, các Front End Developer sẽ là người phải trực tiếp xem xét các khía cạnh như thế này trong quá trình mà họ thiết kế ra các trang web. Họ sẽ có nhiệm vụ đảm bảo được sự xuất hiện của những trang web trên những nền tảng trình duyệt khác nhau, thiết bị khác nhau và những hệ điều hành khác nhau đều chính xác với nhau. Đây là câu giải thích tốt nhất mà bạn cần biết cho câu hỏi Front End Developer là gì.

Con số cho mức lương của Front End Developer là gì?

Hiểu biết về một Front End Developer là gì cũng như nghiên cứu và trở thành người làm việc ở vị trí này là mong muốn của rất nhiều người. Dưới đây là một số thông tin thống kê về mức lương trung bình mà vị trí này nhận được qua từng giai đoạn

  • Đối với một lập trình viên Front End khi ra đường, số tiền mà bạn nhận được trung bình khoảng 10 triệu một tháng
  • Với những lập trình viên có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể nhận được từ 18 đến 20 triệu qua 2-3 năm làm việc
  • Nếu có 5-7 năm kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được lương ở mức 25 triệu một tháng
  • Khi có nhiều kinh nghiệm trong tay và đã dày dặn ở một mức nào đó, bạn có thể nhận được lương ở mức quản lý, tính thêm cả tiền thưởng có thể lên đến hơn 50 triệu cho mỗi tháng. 

Những kỹ năng cần phải có của Front End Developer là gì?

Bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng để có thể tương xứng với trình độ của lập trình viên front-end. Thế nhưng nếu để hỏi những kỹ năng cơ bản cần có của Front End Developer là gì, chắc chắn phải kể đến kỹ năng sử dụng JavaScript, CSS và HTML. Nhưng nếu như bạn càng hiểu biết về nhiều kỹ năng khác hơn, được nhà tuyển dụng lựa chọn và phát triển sự nghiệp lâu dài sẽ sáng giá hơn rất nhiều. Cùng đọc thêm một số chia sẻ dưới đây để có thể tham khảo và học tập bạn nhé.

Công việc của Front End Developer là gì

Công việc của Front End Developer là gì

Kỹ năng HTML và CSS

Đây được coi là những ngôn ngữ cơ bản nhất, nên được sử dụng nhất để có thể phát triển các giao diện trang web một cách hoàn hảo. Nếu như bạn không thông thạo việc sử dụng hai ngôn ngữ này, bạn khó lòng có thể thiết kế được những trang web mà mình mong muốn, chứ chưa nói đến việc tìm hiểu kỹ năng sâu xa hơn của Front-End Developer là gì.

Khi học Front end, tốt nhất hãy trang bị ngay cho mình những kiến thức về kỹ năng này để làm nền tảng vững chãi cho bản thân bạn nhé.

Hiểu về JavaScript

Khi hỏi về Front End Developer là gì, sử dụng kỹ năng nào để có thể tạo ra được nhiều tương tác trên những trang web của mình nhất, có thể phải nói ngay đến JavaScript. Ngôn ngữ này có tác dụng giúp cho bạn có thể thiết kế được trang web ấn tượng hơn, giúp người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng hơn. Như chúng tôi đã nói trên, bất cứ ai khi tìm hiểu về lập trình front end là gì không nên bỏ qua việc sử dụng hai ngôn ngữ này nhé.

JQuery

Nhiều người coi đây là một thư viện của ngôn ngữ JavaScript nhưng đã được thu nhỏ lại. Qua việc sử dụng thư viện này, ta có thể tạo ra nhiều hiệu ứng, sự kiện cũng như tương tác khác nhau ở trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Có Front-End Frameworks

Không thể bỏ qua được các kiến thức và kỹ năng về framework của ReacJS, Ember, Backbone và AngularJS. Đây đều là những loại frameworks có khả năng giúp cho các lập trình viên tiết kiệm được quỹ thời gian sử dụng trong quá trình mình lập trình. Ngoài ra, họ hoàn toàn có thể tối ưu hóa một cách đơn giản và dễ dàng tạo ra được những phản ứng, sự tương tác thân thiện trong mong đợi với các khách hàng. Nếu bạn hứng thú với Front End Developer là gì, chắc chắn bạn sẽ muốn hiểu kỹ càng về tính năng này.

 Nhiều kinh nghiệm xử lý CSS Preprocessors

Nếu bạn chưa biết Preprocessors là gì, thì đây là một yếu tố thường được sử dụng để có thể tăng tốc độ code CSS lên một cách nhanh nhất. Với một CSS Preprocessors sẽ được bổ sung thêm một Functionality cho các CSS. Điều này có thể hỗ trợ cho CSS Scalable làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trước khi bạn publish lên trên trang web, nó sẽ được xử lý code một cách hiệu quả. Điều này giúp bạn có thể biến nó thành một cross browser thân thiện và có format vô cùng tốt. 

Khi ghi nhận theo job listings thực tế, có thể thấy rằng SASS và LESS chính là hai trong số các processors thu được nhu cầu sử dụng lên cao nhất.

Nhiều sự liên quan giữa hai chương trình

Nhiều sự liên quan giữa hai chương trình

Có thể thiết kế Responsive và Mobile

Điều tra về kỹ năng cần có của Front End Developer là gì, ta thấy rằng dùng responsive design sẽ đóng một vai trò vô cùng tốt và quan trọng ở trong mắt của nhà tuyển dụng. Chúng có thể giúp cho trang web được thiết kế tương thích với nhiều thiết bị di động khác nhau, với kích thước hiển thị là khác nhau.

Có kỹ năng giải quyết tốt các vấn đề 

Kỹ năng giải quyết vấn đề của FrontEnd Developer là gì? Đó là tổng hợp của những kỹ năng nhỏ lẻ, thế nhưng lại vô cùng hữu hiệu trong việc hoàn thành các đầu việc được giao. Bạn nên biết cách implement như thế nào cho hợp lý nhất. Bạn phải biết cách fix bug, nhận diện những hoạt động đến từ front end code cũng như từ back end code khi chúng được implement… Hãy tìm hiểu kỹ càng và luôn sẵn sàng bổ trợ thêm nhiều kiến thức mới cho mình các bạn nhé.

 

Kiến thức cần biết của Front End Developer là gì?

Kiến thức cần biết của Front End Developer là gì?

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về Front End Developer là gì, cũng như giải thích cho bạn những kỹ năng mà bạn nên ngay lập tức bổ trợ cho bản thân mình để có thể đảm bảo được một vị trí công việc với mức lương mà mình luôn mong muốn. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ mà mình mang đến này có thể làm cho bạn cảm thấy vô cùng an tâm và đem được cho bạn những sự lựa chọn đúng đắn, chất lượng nhất. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết chất lượng đang có ở trên Teky của chúng tôi nhé. Gợi ý cho bạn tìm hiểu về Full Stack Developer là gì, cực kỳ thú vị và chất lượng đó!

The post Front End Developer là gì? Kỹ năng lập trình viên Front End cần có là gì? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/front-end-developer-la-gi/