Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Business Intelligence là gì? Vì sao nó có vai trò rất lớn?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nguồn dữ liệu vô tận sẽ mở ra con đường phát triển đầy hứa hẹn đến với các doanh nghiệp. Tuy nhiên làm sao để xử lý khối lượng thông tin lớn như vậy thành dữ liệu cần thiết? Bài toán nan giải này sẽ được xử lý bởi Business Intelligence hay còn gọi là Kinh doanh thông minh. Hệ thống xử lý dữ liệu bậc nhất này sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được triệt để lợi ích mà thông tin trên Internet mang lại. Hãy cùng Teky tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Business Intelligence là gì?

BI là gì? Có rất nhiều định nghĩa để nói về Business Intelligence bởi nó là một phương pháp khá đa dụng. Về cơ bản, BI giúp chuyển hóa lượng thông tin khổng lồ thành các dữ liệu quan trọng và cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BI cung cấp những cái nhìn đa chiều, dự đoán tương lai về các xu hướng nhất định từ những dữ liệu trong quá khứ.

Ngoài ra, nó còn cung cấp các công cụ hỗ trợ công nghệ, kỹ năng, chỉ dẫn cho hoạt động đánh giá, quyết định tại một doanh nghiệp bất kỳ. Nhìn chung, quy trình hoạt động của BI hướng đến việc chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có ích, phục vụ cho mục tiêu phân tích trong kinh doanh. Sau khi có được những dữ liệu cần thiết, doanh nghiệp cũng có thể tiếp tục sử dụng BI để đưa ra các lời khuyên cho những bước hành động tiếp theo.

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence là gì?

Tóm lại, BI là một công cụ đa nhiệm giúp chuyển đổi thông tin khảo sát thành dữ liệu kinh doanh. Từ đó đưa ra những phương pháp hỗ trợ khai thác dữ liệu cần thiết. Ngoài ra, BI cũng mang đến cái nhìn toàn cảnh của hoạt động kinh doanh từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Sử dụng BI giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Cấu tạo của Business Intelligence

Nguồn dữ liệu (Data Sources)

Tùy thuộc vào mục đích bạn sử dụng BI là gì thì nguồn dữ liệu cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh online thì nguồn dữ liệu của bạn sẽ là các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google, Ad Network…

Có nhiều các phân bố nguồn dữ liệu. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách chia phổ biến như sau:

  • Dữ liệu doanh thu
  • Dữ liệu chi phí
  • Dữ liệu hành vi (các hoạt động của nhân sự trong công ty, khách hàng và người dùng).

Đối với dữ liệu doanh thu, nguồn chính để sử dụng sẽ là CRM. CRM được cấu tạo từ 2 phần là 1 web-based để tương tác và lớp database đằng sau. Công việc của người nghiên cứu là dùng phần mềm ETL chuyển database này về kho dữ liệu của bản thân.

Dữ liệu chi phí sẽ đến phần lớn từ các hoạt động quảng cáo. Bạn tiếp tục sử dụng ETL để kết nối với các nền tảng quảng cáo phổ biến. Sau đó phần mềm này sẽ thay người dùng thu thập các dữ liệu cần thiết.

Dữ liệu hành vi được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ, dữ liệu hành vi của người bán sẽ có tại CRM, tuy nhiên đối với các phần mềm thì sẽ có ở system log. Nếu bạn cần dữ liệu của người dùng, khách vãng lai, chúng sẽ được cung cấp từ Google analytics, appsflyer và mixpanel.

What is Business Intelligence?

What is Business Intelligence?

ETL

Trong phần Data Sources, ta nhận thấy ETL được nhắc đến rất nhiều lần. Vậy ETL là gì? Có thể hiểu ETL là một công cụ đa chức năng giúp vận hành trơn tru kho dữ liệu của người dùng. ETL được viết tắt từ Extract (trích xuất), Transform (biến đổi) và Load (đẩy). Nó cũng thể hiện những chức năng mà ETL đảm nhiệm.

ETL cũng có nhiều loại khác nhau được thiết kế để phù hợp cho những trường hợp khác nhau. 2 loại ETL chính được biết đến bao gồm: ETL dùng cho dữ liệu nội bộ (CRM, databases thô…) và ETL dùng cho dữ liệu giao tiếp (Facebook, Google…).

Databases

Nếu kho dữ liệu được ví như một thư viện thì databases sẽ là những quyển sách. Người dùng sẽ thu thập data thô từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó thông qua những công cụ xử lý như ETL để chắt lọc lại. Nó cũng giống như các dữ liệu thông thường. Tuy nhiên thay vì được lưu trong máy tính của bạn, databases nằm trong máy chủ của hệ thống.

Dashboards

Dashboards được hiểu như một bảng điều khiển kỹ thuật số dùng để tổng hợp và điều khiển sắp xếp thông tin của toàn bộ tổ chức. Dashboards là một dạng tools. Vì thế có rất nhiều phần mềm Dashboards với các tính năng đa dạng, từ miễn phí đến trả phí.

Quy trình thực hiện Business Intelligence

Thật ra không có một quy trình nào cố định cho Business Intelligence cả. Các bước thực hiện sẽ được linh động tùy theo tình hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên Teky vẫn sẽ nêu ra quy trình chi tiết nhất của BI dưới đây.

Quy trình BI chi tiết

  • Thu thập dữ liệu: Có rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau tồn tại. Nhiệm vụ của ta là sử dụng công cụ hỗ trợ để định vị và khai thác được nguồn dữ liệu hợp lý.
  • Báo cáo: Lập báo cáo phân tích các dữ liệu thu thập được cho các phòng ban nghiên cứu để họ tiến hành phân tích và đưa ra các so sánh.
  • Xác định hiệu suất: Làm sao để ta biết dữ liệu được khai thác có phù hợp hay không? Hãy lập bảng thống kê và so sánh giữa mục tiêu của dữ liệu mới với các dữ liệu cũ trong lịch sử.
  • Phân tích mô tả: Dù dữ liệu mới có hiệu suất cao hơn hay thấp hơn, đội ngũ nghiên cứu vẫn cần phân tích xem lý do nào đã mang đến kết quả như thế. Từ đó xác định được phương hướng thực hiện trong tương lai.
  • Truy vấn: Trong quá trình phân tích hẳn sẽ nảy sinh ra rất nhiều câu hỏi. BI sẽ chịu trách nhiệm áp thẳng các câu hỏi đó vào các luồng dữ liệu.
  • Phân tích thống kê: Cùng với các phân tích mô tả, những bảng thống kê sẽ cho biết rõ hơn về lý do các xu hướng xảy ra.
  • Trực quan hóa dữ liệu: Chuyển các dữ liệu thành văn bản rút gọn, bảng biểu….
  • Phân tích trực quan: Bằng kết quả trực quan ở trên, tiến hành phân tích.
  • Chuẩn bị dữ liệu: Tổng hợp lại nguồn dữ liệu thích hợp sau khi đã kết thúc phân tích.
BI mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng

BI mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng

Sự quan trọng của BI đối với doanh nghiệp

Business Intelligence mang đến rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin chính xác và cần thiết. Từ đó chuẩn bị được các hồ sơ phân tích thật chuẩn chỉnh và phù hợp với yêu cầu đề ra.

BI được sử dụng như một công cụ hỗ trợ dự đoán. Nó cho phép người dùng phân tích được các xu hướng mua hàng trong tương lai, hành vi khách hàng hay vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi có những thông tin quan trọng như vậy rồi, doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp để giữ chân khách hàng cũ và đưa ra dự đoán mới về nguồn khách hàng tiềm năng tương lai.

BI giúp thu thập dữ liệu

BI giúp thu thập dữ liệu

Ngoài ra, BI cũng giúp tối ưu hóa các bước hoạt động của doanh nghiệp. BI cho biết được bước nào không có hiệu quả và nên loại bỏ hoặc bước nào có hiệu suất cao và nên đẩy mạnh. Vì thế, chi phí của doanh nghiệp sẽ được sử dụng đúng người, đúng việc. BI cũng giúp điều chỉnh lại bộ máy quản trị, góp phần trong việc đánh giá nội bộ, cải thiện các hoạt động của một tổ chức.

Mời các bạn tham khảo thêm: Con trỏ trong C là gì?

Kết luận

Business Intelligence là một hệ thống ưu việt giúp doanh nghiệp thu thập và xử lý thông tin, xác định xu hướng thị trường và chỉ ra phương hướng hoạt động trong tương lai gần. Vì thế đối với những nhà quản trị tương lai, việc thông thạo BI là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đọc đã nắm được BI nghĩa là gì và cách ứng dụng nó trong công việc của bản thân.

The post Business Intelligence là gì? Vì sao nó có vai trò rất lớn? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/business-intelligence/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét