Khái niệm về Framework có thể đã quá quen thuộc đối với các bạn học ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về điều này. Ngành công nghệ thông tin ngày một phát triển, đó cũng chính là lý do nhiều bạn trẻ mong muốn tìm hiểu. Để đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quát nhất về Framework chúng ta hãy cùng nhau đến với bài hôm nay. Framework là gì sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
Framework là gì?
Framework được biết đến rất nhiều trong giới lập trình. Nó là một đoạn code được viết sẵn. Từ đó cấu thành nên một bộ khung và các thư mục lập trình đóng gói. Nó cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API và nhiều tính năng khác để tối giản cho việc lập trình web. Việc lập trình sẽ rất khó nếu như các bạn không sử dụng Framework. Đây cũng chính là những định nghĩa của Framework là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.
Các bạn có thể coi Framework như một nền tảng dùng để lập trình web. Nó đã có sẵn những điều mà bạn cần để lập trình web. Sự tiện lợi của Framework đem lại giống như một nền móng chắc chắn. Các bạn chỉ việc xây dựng dựa trên những điều mà nền móng này đem lại. Như vậy các bạn sẽ lập trình web một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Những điều hữu dụng trên framework là gì, chúng ta sẽ được tìm hiểu ngay sau đây. Framework cũng không chỉ có một loại duy nhất. Các bạn muốn sử dụng nền tảng này, thì cần phải tìm hiểu nhiều hơn về nó.
Các loại framework?
Trong giới công nghệ thông tin hiện nay, framework được biết đến với rất nhiều loại khác nhau. Framework cho backend, front end hoặc cho các ứng dụng mobile,… Tuy nhiên hai loại phổ biến nhất hiện nay đó chính là Framework dành cho web và mobile.
Web Framework là gì?
Như chúng ta đã đề cập đến ở phía trên, framework được được dùng rất nhiều để lập trình web. Web Framework là nền tảng dành riêng cho điều này. Những khả năng như phát triển web, các dịch vụ web, và tài nguyên web đều có thể thực hiện tại đây. Một trong những framework được sử dụng nhất hiện nay chính là Model-View-Controller (MVC). Để có thể lập trình web, chúng ta cần phải sử dụng ít nhất 3 ngôn ngữ lập trình HTML, CSS và Javascript,…
Ngoài ra còn phải kết hợp với một ngôn ngữ kịch bản máy chủ khác như PHP, ASP.NET, JAVA,… Đây chính là cách hoạt động của một Web Framework. Với mỗi thành phần khác nhau chúng ta lại có một loại framework khác. Web framework là gì chính là câu hỏi mà nhiều người mong muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, các bạn cần phải trải nghiệm để hiểu hơn về điều này.
Framework cho mobile là gì?
Bên cạnh web framework, thì những framework dành cho di động cũng là điều nhiều người tìm kiếm. Với nền tảng này, các bạn có thể viết code để tạo nên những phần mềm cho điện thoại di động. Những chiếc app chúng ta sử dụng hàng ngày đều dựa trên framework này để tạo ra. Framework cho phép chúng ta viết code 1 lần cho ứng dụng chạy trên nền tảng IOS và Android. Đây chính là điểm mạnh của Framework cho mobile giảm thời gian phát triển phần mềm so với native code.
Tác dụng Framework là gì đối với lập trình ứng dụng di động thật sự chỉ có các lập trình viên mới cảm nhận được. Tuy nhiên về những tính năng mà nó đem lại thật sự rất tuyệt vời. Hiện nay, các framework này đa phần sử dụng Javascript làm ngôn ngữ phát triển. Nổi bật như React Native của Facebook là một ví dụ điển hình. Ngoài ra còn có Xamarin của Microsoft dùng C#, Flutter dùng ngôn ngữ Dart của Google.
Cách hoạt động của Framework là gì?
Nói về các tính năng của Framework là gì thì thực sự có rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ điểm qua cách hoạt động và những tính năng nổi bật nhất của nó. Framework được thiết kế ra để tối ưu hóa thời gian cho các lập trình viên khi làm ứng dụng, hoặc web. Ngoài ra, nền tảng này còn hỗ trợ các phím tắt để hỗ trợ lập trình. Một sự thật phải công nhận rằng, các bạn sẽ rất dễ dàng để lập trình web hoặc phần mềm nhờ có framework.
Nó tối ưu hóa quá trình làm việc, lập trình phát triển web, ứng dụng. Việc thay đổi và tích hợp mã hóa công việc trở nên đơn giản hơn. Các lập trình viên chuyên nghiệp đều phải biết đến Framework. Họ có thể biết từ 1 đến nhiều framework khác nhau. Mỗi loại của Framework sẽ hỗ trợ cho 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình tương ứng. Cách hoạt động của framework là gì cũng phụ thuộc vào nhóm ngôn ngữ lập trình này.
Tuy nhiên, ngay cả một lập trình viên mới vào ngành cũng có thể sử dụng framework một cách dễ dàng. Sự tích hợp mã tuyệt vời của Framework đã giúp ích cho các lập trình viên rất nhiều. Quy trình tích hợp và hợp nhất chúng trong phát triển web đã được Framework chọn lọc phù hợp nhất. Đó chính là lý do các lập trình viên ưu tiên sử dụng Framework khi phát triển web hay viết code ứng dụng. Cách hoạt động tối ưu, chọn lọc của Framework còn cho phép đảo ngược các kiểm soát mã.
Tính năng quan trọng của Framework là gì?
Chúng ta đã được giới thiệu về định nghĩa, cách hoạt động của Framework. Tuy nhiên về tính năng quan trọng lại chưa đề cập đến. Framework có rất nhiều tính năng nhỏ bên trong. Thế nhưng những tính năng quan trọng nhất của Framework được dùng để hỗ trợ viết code gồm:
- Đơn giản hóa việc thiết kế và xây dựng giao diện web, phần mềm.
- Giảm bớt các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.
- Framework tăng thêm tính năng linh hoạt của ứng dụng thông qua trình trừu tượng.
- Ngoài ra, nền tảng này còn giúp tái sử dụng các mã code.
- Framework hỗ trợ và đơn giản hóa cách sử dụng các công nghệ phức tạp.
- Hơn cả, nó còn liên kết các đối tượng, thành phần riêng biệt với nhau tạo thành hệ thống. Các lập trình viên có thể sử dụng một cách có hiệu quả, đỡ tốn thời gian hơn.
- Framework cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra và gỡ lỗi mã. Ngay cả khi những mã code không đưa vào dự án cũng có thể được kiểm tra và gỡ lỗi. Đây chính là ưu điểm khi sử dụng Framework.
- Quy trình lập trình code của Framework khép kín từ đầu cho đến cuối. Từ việc thiết kế giao diện hay kiểm thử phần mềm đều có quy trình thực hiện.
Đây chính là những tính năng nổi bật nhất khi nhắc đến câu hỏi tính năng của framework là gì. Không chỉ hỗ trợ viết code, Framework còn có nhiều tính năng dành riêng cho việc phát triển web.
Tính năng phát triển web?
Bên cạnh những kỹ năng để phát triển phần mềm, ứng dụng. Tính năng để phát triển web của Framework cũng đáng để chúng ta nhắc đến.
- Libraries: Tính năng thư viện chính là các đoạn mã được xây dựng sẵn cho một chức năng cố định. Các lập trình viên có thể truy cập và tái sử dụng những đoạn mã này mà ko cần lập trình lại.
- API: Đây chính là phương thức trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau.
- Security: Tính năng bảo mật giúp xác thực và ủy quyền cho người dùng. Điều này đảm bảo những đoạn code đã được lập trình.
- Caching: Tính năng này giúp giảm request đến máy chủ. Ngoài ra nó còn tăng tốc độ load các trang.
- Compilers: Trình biên dịch từ code sang ngôn ngữ cho máy của Framework được đánh giá rất cao bởi nhà lập trình.
Có thể nói những định nghĩa và lý thuyết về framework là gì đã được chúng tôi tổng hợp trên đây. Hy vọng các bạn có thể tham khảo thông tin và hiểu hơn về nền tảng này. Hai loại framework cho web và ứng dụng di động cũng được chúng tôi làm rõ. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết hôm nay.
The post Framework là gì? Tìm hiểu về Framework những định nghĩa liên quan? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.
source https://teky.edu.vn/blog/framework/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét