Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

OpenCV là gì? Cách sử dụng OpenCV như thế nào?

Nếu bạn đang làm việc hoặc học tập trong ngành đồ họa máy tính thì chắc chắn không thể bỏ lỡ khái niệm OpenCV là gì. Đây là một trong những phần mềm ưu việt nhất mở ra thế giới thư viện thị giác cho máy tính của bạn. Dưới bài viết này, hãy cùng Teky tìm hiểu ngay những phạm trù cơ bản xung quanh định nghĩa và cách sử dụng OpenCV trong cuộc sống hằng ngày nhé!

Khái niệm OpenCV là gì?

OpenCV là tên viết tắt của open source computer vision library – có thể được hiểu là một thư viện nguồn mở cho máy tính. Cụ thể hơn OpenCV là kho lưu trữ các mã nguồn mở được dùng để xử lý hình ảnh, phát triển các ứng dụng đồ họa trong thời gian thực.

OpenCV cho phép cải thiện tốc độ của CPU khi thực hiện các hoạt động real time. Nó còn cung cấp một số lượng lớn các mã xử lý phục vụ cho quy trình của thị giác máy tính hay các learning machine khác.

Khái niệm OpenCV là gì?

Khái niệm OpenCV là gì?

Thư viện OpenCV được phát hành với giấy phép BDS. Do đó các dịch vụ nó cung cấp là hoàn toàn miễn phí và được hạn chế tối đa các rào cản thông thường. Cụ thể, bạn được phép sử dụng phần mềm này cho cả hoạt động thương mại lẫn phi thương mại. OpenCV sở hữu giao diện thiên thiện với mọi loại ngôn ngữ lập trình, ví dụ như C++, C, Python hay Java… Ngoài ra, nó cũng dễ dàng tương thích với các hệ điều hành khác nhau, bao gồm từ Windows, Linux, Mac OS, iOS cho đến cả Android.

Kể từ lần đầu xuất hiện từ năm 1999, giờ đây OpenCV đã sở hữu đội ngũ người dùng hùng hậu, con số ước tính có thể lên tới 47.000 người. Tất cả là nhờ những ưu điểm vượt trội của OpenCV.

Các module được dùng trong OpenCV là gì?

OpenCV có cấu trúc module, tức là nó bao gồm cả những thư viện liên kết tĩnh lẫn thư viện liên kết động. Nắm rõ các module của OpenCV sẽ giúp bạn đọc hoàn toàn thấu hiểu OpenCV là gì.

  • Core functionality (core): Module này sở hữu cơ chế rất nhỏ gọn. Nó được dùng để định hình các cấu trúc của cơ sở dữ liệu cơ bản, bao gồm cả những mảng đa chiều. Ngoài ra nó còn xác định các chức năng của những module đi kèm khác nữa.
  • Image Processing (imgproc): Đây là module được dùng cho quá trình xử lý hình ảnh. Nó cho phép người dùng thực hiện các hoạt động như lọc hình ảnh tuyến tính và phi tuyến, thực hiện phép biến hình, thay đổi không gian màu, xây dựng biểu đồ và rất nhiều thao tác khác liên quan.
  • Video Analysis (video): Giống như tên gọi của nó, module này cho phép phân tích các video. Kết quả được trả về bao gồm các ước tính chuyển động, thực hiện tách nền và các phép toán theo dõi vật thể.
  • Camera Calibration and 3D Reconstruction (calib3d): Module này cung cấp các thuật toán hình học đa chiều cơ bản và hiệu chuẩn máy ảnh single và stereo. Ngoài ra nó còn đưa ra các dự đoán kiểu dáng của đối tượng và sử dụng thuật toán thư tín âm thanh nổi cùng các yếu tố tái tạo 3D.
  • 2D Features Framework (features2d): Module này giúp phát hiện các tính năng nổi trội của bộ nhận diện, bộ truy xuất thông số và thông số đối chọi.
  • Ngoài ra còn có rất nhiều module khác với đa dạng tính năng, ví dụ như: FLANN, Google test wrapper…

Ứng dụng của OpenCV là gì?

OpenCV giúp định vị hình ảnh

OpenCV giúp định vị hình ảnh

OpenCV được cho là một phần mềm đa nhiệm. Nó được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ, ta sẽ nói về các phần mềm định vị, bản đồ nói chung. Hẳn rằng trong chúng ta ai cũng đã có ít nhất một lần cần sử dụng đến các map online đúng không. Bạn sử dụng các map để tìm đường, tra cứu tình hình giao thông hoặc đơn giản là xem xét các hình ảnh thực tế của địa điểm cần đến. Những lúc như vậy, OpenCV đóng vai trò là nhà cung cấp dữ liệu hình ảnh cho các app về Map này. OpenCV sẽ đem đến cho người dùng hình ảnh về đường phố hay các căn nhà, con người xung quanh địa điểm được chỉ định.

OpenCV còn được dùng để khởi tạo ra những hình ảnh 3 chiều phức tạp. Hoạt động này rất được yêu thích, nhất là trong thời đại trí tuệ nhân tạo AI phát triển như thế này.

Thậm chí OpenCV xuất hiện cả trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu khoa học. Nó cho phép phân tích các hình ảnh ở mức độ rất tinh vi. Điều này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các ngành nghề cao cấp.

Đối với các công nghệ hiện đại, OpenCV cũng là một yếu tố không thể thiếu. Tất cả những ứng dụng công nghệ như robot, xe tự lái, bảng cảm ứng thông minh… đều có sự góp mặt của OpenCV trong khâu xử lý hình ảnh. Ví dụ gần gũi nhất trong cuộc sống có thể kể đến hệ thống mở khóa điện thoại bằng cách nhận diện khuôn mặt người dùng.

Dùng ngôn ngữ nào để lập trình OpenCV?

Học OpenCV rất đơn giản

Học OpenCV rất đơn giản

Mỗi ngôn ngữ lập trình lại có những ưu nhược điểm riêng. Người dùng nên chọn loại ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu sử dụng để phát triển OpenCV. Teky sẽ điểm nhanh qua thông tin của một số loại phổ biến để giúp bạn đọc xác định được ngôn ngữ phù hợp để lập trình OpenCV là gì.

Ngôn ngữ C++

Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Vì thế không khó hiểu khi nhiều người nghĩ đến C++ đầu tiên khi phải chọn lựa một ngôn ngữ lập trình. Ưu điểm của ngôn ngữ này là giúp cho việc lập trình OpenCV diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn nhờ những tính năng tự động hóa của ngôn ngữ C++. Ngoài ra cộng đồng sử dụng C++ đông đảo sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội trao đổi mỗi khi gặp vấn đề cần giải đáp. Tuy nhiên nhược điểm của ngôn ngữ này là cách sử dụng có hơi phức tạp, gây khó khăn cho những người mới dùng lần đầu tiên.

Ngôn ngữ Python

Nếu bạn muốn phát triển một phần mềm không quá phức tạp mà thiên hướng gọn nhẹ thì ngôn ngữ Python sẽ là sự lựa chọn chính xác nhất. Nhờ các câu lệnh ngắn gọn cùng thuộc tính đơn giản, Python giúp cho quá trình phát triển phần mềm OpenCV diễn ra dễ dàng hơn. Sử dụng ngôn ngữ Python sẽ là biện pháp tốt nhất cho những người không mạnh mảng lập trình. Điểm trừ của Python là vì có cấu tạo quá đơn giản nên một số tính năng cần sự phức tạp sẽ bị hạn chế.

Sử dụng ngôn ngữ Python mang đến lợi ích gì?

Sử dụng ngôn ngữ Python mang đến lợi ích gì?

Ngôn ngữ Java

Ngôn ngữ Java có những đặc điểm khá tương đồng với C++. Nó tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau và giúp cắt giảm thời gian lập trình nhờ hiệu năng mạnh mẽ.

Ngôn ngữ Android – OpenCV là gì

Ưu điểm lớn nhất của ngôn ngữ Android là việc có sẵn tính năng camera. Nó mang lại những tiện ích hấp dẫn trong việc kiểm tra và chạy thử OpenCV. Ngoài ra, ngôn ngữ Android đã và đang được một cộng đồng những người trẻ phát triển. Vì thế nó sở hữu những tính năng rất tân thời, phù hợp với yêu cầu công nghệ ngày càng khắt khe hơn.

Ngôn ngữ C#

Viết mã code có lẽ là bước khó nhất trong quy trình phát triển OpenCV. Nếu sử dụng ngôn ngữ C#, người dùng sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong bước này. Ngôn ngữ C# mang đến sự hỗ trợ của thư viện với nền tảng EmguCV. Tuy vậy C# vẫn tồn tại những điểm trừ nhất định. Một trong số đó là yêu cầu phải copy tất cả các file khi sử dụng EmguCV. Điều này sẽ làm bộ nhớ chung trở nên nặng nề hơn.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Database là gì?

Kết luận

Vậy là bạn đọc và Teky đã cùng điểm nhanh xong khái niệm OpenCV là gì cùng những tính năng và cách sử dụng nó. Có thể thấy OpenCV mang đến rất nhiều ứng dụng quan trọng. Vì thế việc học hỏi phần mềm này rất quan trọng. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm được rất nhiều tài liệu OpenCV tiếng Việt miễn phí trên Internet. Chúc bạn có thể nhanh chóng làm chủ được phần mềm hữu ích này nhé!

The post OpenCV là gì? Cách sử dụng OpenCV như thế nào? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/opencv-la-gi/

Database là gì? Có những loại Database nào bạn cần biết?

Database là một cụm từ khá quen thuộc nếu bạn làm việc trong lĩnh vực dữ liệu, phần mềm, website… hay công nghệ thông tin nói chung. Database được coi như một nền tảng bắt buộc phải có và đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành và phát triển bất kỳ hệ thống nào. Vì thế chắc chắn rằng bạn phải nắm rõ khái niệm Database là gì và cách sử dụng nó ra sao khi có mong muốn phát triển trong ngành công nghệ thông tin. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Teky để được giải đáp toàn bộ nhé.

Tìm hiểu Database là gì?

Trong thời đại có yêu cầu cao về tốc độ và sự đổi mới như thế này, dữ liệu đóng một vai trò rất quan trọng. Để nhanh chóng phát triển được những sản phẩm hiện đại hơn, ưu việt hơn, phù hợp với xu thế và nhu cầu của khách hàng hơn, các doanh nghiệp cần thu thập một lượng lớn thông tin. Những thông tin này được tập hợp từ rất nhiều nguồn, hầu hết là trên Internet hoặc các server nội bộ…. Nhìn chung, khối dữ liệu khổng lồ này hầu hết vẫn ở dạng thô sơ. Để có thể sở hữu được những dữ liệu cần thiết, người ta sẽ sử dụng Database.

Định nghĩa Database là gì?

Định nghĩa Database là gì?

Vậy Database là gì? Database là một tập hợp dữ liệu có hệ thống hay còn được gọi là cơ sở dữ liệu. Database được hình dung như một kho sách ngăn nắp có chia đề mục và phân loại rõ ràng. Chỉ khác là Database hoạt động trên nền tảng điện tử có phần trừu tượng hơn. Tuy nhiên nó cũng sở hữu đủ các tính năng như quản lý, điều phối, trích xuất, tìm kiếm hay chỉnh sửa… dữ liệu.

Database có thể được lưu trữ trên các phần mềm online, offline dưới dạng một tệp tin hoặc một hệ thống dữ liệu. Database cũng thường được lưu trên các thiết bị có chức năng ghi nhớ như ổ cứng, thẻ nhớ, USB…

Thành phần chính của Database là gì?

Thành phần của các Database khác nhau sẽ không giống nhau. Bởi nó không có một nguyên mẫu cố định nào cả, tất cả phụ thuộc vào cách xây dựng của người dùng. Tuy nhiên một Database lý tưởng sẽ có cấu tạo từ 5 thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình và ngôn ngữ truy cập. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Database là gì, Teky sẽ giới thiệu chi tiết cả 5 phần quan trọng này.

Phần cứng

Phần cứng được hiểu như các thiết bị vật lý giúp kết nối người dùng và hệ thống dữ liệu. Phần cứng thường là máy tính, điện thoại di động, các thiết bị I/O hay USB, thẻ nhớ… Ví dụ, nếu cơ sở dữ liệu của bạn nằm trên máy tính cá nhân thì máy tính này sẽ là phần cứng. Vẫn là cơ sở dữ liệu đó nhưng bạn lại tải về và bật nó trên điện thoại thì phần cứng sẽ là điện thoại.

Phần mềm

Ngược lại với phần cứng, phần mềm là các chương trình trừu tượng không thể có tiếp xúc vật lý với người dùng. Phần mềm được dùng để quản lý và điều khiển các Database. Có rất nhiều loại phần mềm khác nhau, có thể là phần mềm điều hành, phần mềm chia sẻ dữ liệu giữa nhiều người dùng khác nhau hoặc bản thân Database cũng được hiểu như một dạng phần mềm.

Cấu tạo bao gồm 5 phần

Cấu tạo bao gồm 5 phần

Dữ liệu

Dữ liệu còn được gọi là Data theo ngôn ngữ công nghệ. Các dữ liệu này đến từ nhiều nguồn khác nhau, được lưu trữ bằng nhiều cách khác nhau. Dữ liệu cũng có thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức, ví dụ như hình ảnh, âm thanh, văn bản… và thậm chí là hệ ngôn ngữ nhị phân. Tuy nhiên Data vẫn chưa thể được sử dụng ngay lập tức, nó vẫn tồn tại dưới dạng “nguyên liệu thô” và đang chờ để được Database xử lý.

Quy trình – Database là gì

Một Database có thể được sử dụng bởi nhiều người dùng khác nhau, nhất là trong một team phát triển sản phẩm. Vì thế thật bất tiện nếu những thành viên trong nhóm cứ phải liên tục hỏi nhau về cách thao tác trong Database phải không nào? Để giải quyết vấn đề này, người tạo Database sẽ soạn một hướng dẫn chi tiết về cách mà Database vận hành cũng như cách sử dụng nó. Thường thì quy trình này sẽ được tài liệu hóa để người đọc có thể dễ hiểu hơn.

Ngôn ngữ truy cập

Ngôn ngữ truy cập được dùng để tham gia vào một Database. Nó cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu cũ, cập nhật dữ liệu mới hoặc trích xuất và thực hiện nhiều thao tác khác trong Database. Ngôn ngữ truy cập thường sẽ được quy định bởi người khởi tạo ra Database. Nếu người dùng không biết cách sử dụng ngôn ngữ có sẵn của Database thì có thể dùng các trình biên dịch.

Phân loại Database phổ biến

Database được phân loại theo mục đích sử dụng. Để tối ưu cách dùng Database, người dùng cần nắm chắc cách phân loại Database là gì.

Ví dụ về Database

Ví dụ về Database

  • Relational Database: Còn được gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ, loại Database này được dùng phổ biến nhất.
  • Object-oriented Databases: Cơ sở dữ liệu định hướng đối tượng được dùng để phân chia dữ liệu theo các thuộc tính, phục vụ cho quá trình tìm kiếm và trích xuất nhanh chóng hơn.
  • Distributed Database: Cơ sở dữ liệu phân tán là để chỉ loại Database được xây dựng từ nhiều máy tính cục bộ khác nhau. Với loại Database này, dữ liệu không chỉ ở cố định một chỗ mà được phân tán khắp mọi nơi.
  • Hierarchical: Giống như tên gọi của nó, cơ sở dữ liệu phân cấp dùng cách sơ đồ dạng phả hệ để thể hiện thông tin.
  • Open-source Database: Cơ sở dữ liệu nguồn mở được dùng để lưu trữ các thông tin đối ngoại như Marketing, dịch vụ khách hàng, tuyển nhân sự…
  • Cloud Database: Cơ sở dữ liệu đám mây cho phép dữ liệu được lưu trữ và thao tác trên hệ thống trực tuyến với độ bảo mật cao và tốn ít tài nguyên.
  • Data Warehouse: Kho lưu trữ dữ liệu là nơi lưu lại lịch sử về thay đổi của Database. Nó giúp đơn giản hóa quy trình báo cáo tại các doanh nghiệp.
  • Graph Database: Còn được gọi là cơ sở dữ liệu đồ thị. Như tên gọi, nó dùng đồ thị để phân tích các dữ liệu, những mối quan hệ…

Tại sao phải sử dụng Database?

Lưu trữ khối lượng thông tin lớn

Đối với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, khối lượng thông tin cần lưu trữ là không thể đếm hết. Việc lưu trữ nếu không biết cách thực hiện sẽ gây ra hao tốn tài nguyên và chi phí. Database sẽ giúp người dùng loại bỏ những dữ liệu không cần thiết, sắp xếp các thông tin quan trọng một cách có hệ thống. Như thế vừa tiết kiệm diện tích lưu trữ lại vừa rút ngắn thời gian thực hiện các thao tác chỉnh sửa và trích xuất dữ liệu.

Chia sẻ thông tin – Database là gì

Không chỉ được dùng để lưu trữ, Database còn được sử dụng trong cách hoạt động chia sẻ dữ liệu. Ví dụ như với loại cơ sở dữ liệu phân tán, nhiều máy tính cục bộ khác nhau đều có quyền cập nhật và thao tác với dữ liệu như nhau. Database lúc này đóng vai trò như một thư viện chung để nhiều thành viên vào tìm kiếm thông tin.

Database mang đến rất nhiều lợi ích

Database mang đến rất nhiều lợi ích

Hạn chế trùng lặp

Database có cơ chế tự động tìm kiếm ra những dữ liệu bị trùng lặp. Điều này giúp kho dữ liệu của doanh nghiệp trở nên ngăn nắp và gọn gàng hơn, không có những dữ liệu thừa chiếm chỗ. Như vậy sẽ cắt giảm được rất nhiều chi phí cho việc vận hành cơ sở dữ liệu.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: MEAN Stack là gì?

Kết luận

Với những thông tin mà Teky vừa mang đến, rõ ràng chúng ta đều nhận thấy tầm ảnh hưởng của Database là rất lớn. Vì thế, nếu bạn đang là một newbie ngành công nghệ thông tin thì nên tìm hiểu khái niệm Database là gì đầu tiên. Đây đều là những thông tin cần thiết cho người học tập và làm việc cùng các dữ liệu. Mong rằng bạn đọc sẽ tiếp tục đón xem các bài giải đáp về IT – lập trình tiếp theo của Teky nhé!

The post Database là gì? Có những loại Database nào bạn cần biết? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/database-la-gi/

MEAN Stack là gì? Giải đáp MEAN Stack từ A đến Z

Những ai đã có cơ hội làm việc với ngôn ngữ lập trình JavaScript hẳn đều biết đến khái niệm MEAN Stack. MEAN Stack mang đến đóng góp rất lớn trong việc phát triển phần mềm và ứng dụng. Vậy bạn đọc đã nắm được MEAN Stack là gì hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo ngay bài viết giải đáp MEAN Stack từ A đến Z của Teky dưới đây!

Tìm hiểu MEAN Stack là gì?

MEAN Stack là một tập hợp 4 công nghệ liên kết với JavaScript. Chúng sở hữu những tính năng ưu việt với mục đích tối ưu hóa hiệu suất xây dựng phần mềm. Điểm khác biệt của MEAN Stack là nó cho phép tạo nên sự kết nối giữa client với ngôn ngữ server và ngôn ngữ cơ sở dữ liệu. Nó được sử dụng để pháp triển những ứng dụng web full stack.

Thuật ngữ MEAN được viết tắt từ tên của 4 ứng dụng tạo thành nó:

  • M là Mongo.db
  • E là Express.js
  • A là Angular.js
  • N là Node.js

MEAN Stack được sử dụng phổ biến như vậy vì nó là giải pháp tốt nhất để tạo nên một mô hình SPA hoàn hảo nhất.

Khái niệm MEAN Stack là gì?

Khái niệm MEAN Stack là gì?

Các thành phần chi tiết của MEAN Stack

Để hiểu rõ hơn MEAN Stack là gì, ta sẽ đi sâu hơn về cấu tạo thành phần của nó.

MongoDB

MongoDB là một cơ sở dữ liệu mã nguồn có dạng NoSQL. Đầu tiên ta sẽ đi nhanh xem khái niệm của NoSQL là gì? NoSQL là một dạng cơ sở dữ liệu có những đặc điểm chính như sau: không ràng buộc, phân tán, mã nguồn mở, khả năng co dãn theo chiều ngang. Chính những đặc điểm riêng biệt này đem đến khả năng xử lý dữ liệu ưu việt cho NoSQL. Nó có thể nhanh chóng hoàn thiện một lượng dữ liệu từ rất nhỏ cho đến cực kỳ lớn, cụ thể là hàng petabytes dữ liệu. NoSQL giúp củng cố hệ thống thêm phần vững chắc hơn để có thể chịu được quá trình xử lý khổng lồ.

Ngoài những đặc điểm của NoSQL, MongoDB còn được kế thừa từ SQL. Chính vì thế nó sở hữu thuộc tính và các câu truy vấn rất giống với SQL. Nếu bạn đã có dịp làm việc với SQL rồi thì chắc chắn cũng sẽ cảm thấy quen thuộc khi sử dụng MongoDB.

Một ưu điểm nữa của MongoDB là nó sở hữu khối tính năng vô cùng phong phú, từ đó giúp tối ưu hóa quy trình xử lý dữ liệu. Người ta thường sử dụng MongoDB để truy vấn động nhờ khả năng đọc và ghi với tốc độ rất nhanh. MongoDB còn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin theo cú pháp, theo trường hoặc theo khoảng kết quả. Nhìn chung MongoDB là một công cụ rất hữu ích trong Javascript.

NodeJS – MEAN Stack là gì

Thành phần nổi bật tiếp theo trong MEAN framework phải kể đến NodeJS. Khác với việc viết Javascript như trên trình duyệt, NodeJS cho phép người dùng viết Javascript bên phía server. NodeJS tận dụng tốt ngôn ngữ Javascript và đặc điểm nhập xuất bất đồng bộ để trở thành một nền tảng mạnh mẽ phục vụ cho việc phát triển các phần mềm thời gian thực. Cho đến nay, nó là nền tảng được xem nhiều thứ hai chỉ sau Github và sở hữu hơn 15000 modules đính kèm. Quả thật là một con số rất đáng nể.

Vì NodeJS được phát triển nên từ C++ và cả Javascript nên nó thường hưởng tất cả ưu điểm của 2 ngôn ngữ này. Đó là lý do NodeJS trở nên phổ biến như vậy. Nó tương thích với hầu hết các hệ điều hành và mang đến giao diện rất thân thiện với người dùng. NodeJS là môi trường tuyệt vời để các kỹ sư phần mềm có thể thực hiện công việc phát triển web và phát triển ứng dụng của mình. Nhờ những tính năng hấp dẫn, nó thậm chí còn được dự đoán là sẽ thay thế các nền tảng truyền thống như Apache, PHP, Python… trong tương lai gần.

MEAN Stack có cấu tạo dễ hiểu

MEAN Stack có cấu tạo dễ hiểu

ExpressJS

Để hiểu rõ hơn MEAN Stack là gì thì không thể bỏ qua phần giới thiệu về ExpressJS. ExpressJS có một mối quan hệ bổ trợ thân thiết với NodeJS. Nó được sử dụng như một application framework được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình Sinatra cho NodeJS. ExpressJS chủ động cung cấp những tính năng ưu việt và mạnh mẽ cho việc phát triển web trên nền tảng NodeJS.

ExpressJS được xây dựng với ý tưởng trở thành một framework nhẹ. Đặc điểm này sẽ giúp nó tiếp cận dễ dàng từ các ứng dụng web nhỏ và đơn giản để không làm lãng phí tài nguyên.

Tuy vậy, ExpressJS cũng vẫn phù hợp để xây dựng một API lớn mạnh. Lý giải cho điều này là vì nó cung cấp rất nhiều phần mềm trung gian cho việc kết nối đính kèm với những tính năng HTTP hữu ích.

AngularJS – MEAN Stack là gì

Nếu ba phần vừa được nêu trên đề cập đến khía cạnh phát triển ứng dụng từ phía lập trình viên thì AngularJS được sử dụng để làm công cụ tương tác với người dùng. AngularJS vốn là một dạng framework được phát triển bởi Google. Vì thế nó được kế thừa tính chính thống cao từ tập đoàn công nghệ nổi tiếng này.

AngularJS được xây dựng nên từ ngôn ngữ lập trình Javascript nên nó sở hữu phần cơ sở dữ liệu, giao diện với người dùng và các tính năng phụ trợ vô cùng thân thiện và dễ sử dụng. AngularJS có khả năng phát triển tương đương trên cả máy tính và di động. Hiệu năng mạnh mẽ giúp phân phối luồng thông tin rộng khắp các ứng dụng. Chính vì thế mà AngularJS trở thành một trong những giao diện người dùng lý tưởng nhất cho các hoạt động xây dựng phần mềm trên gốc đám mây.

Quy trình hoạt động của MEAN Stack là gì?

Quy trình hoạt động của MEAN Stack được chia thành 3 phần chủ chốt. Trong đó, ta sẽ có AngularJS chịu trách nhiệm với tương tác người dùng, NodeJS và ExpressJS làm việc với bên server, còn MongoDB sẽ đảm nhận phần cơ sở dữ liệu.

Quy trình hoạt động chi tiết

Quy trình hoạt động chi tiết

Khi khách hàng bắt đầu muốn sử dụng MEAN Stack, một yêu cầu sẽ được phát đi thông qua AngularJS. Yêu cầu này được chuyển đến server. NodeJS sẽ tiếp xúc với yêu cầu đầu tiên và đưa ra các phân tích cú pháp. Sau khi quá trình phân tích kết thúc, ExpressJS nhận được kết quả về các phần dữ liệu cần thiết và đưa ra thông báo cho MongoDB. MongoDB sẽ lấy dữ liệu được yêu cầu từ Database trả về cho ExpressJS. ExpressJS lại truyền dữ liệu về cho NodeJS. Và cuối cùng, NodeJS gửi kết quả dữ liệu cho AngularJS. AngularJS sẵn sàng hiển thị thông tin mà khách hàng muốn có trên giao diện màn hình.

Ưu điểm của MEAN Stack là gì?

Tính linh hoạt cao

Một trong những lợi ích to lớn mà MEAN.js mang đến là tính đa nhiệm cao. Nó cho phép người dùng tích hợp nhiều tiện ích từ các nguồn khác nhau để nâng cao hiệu năng hoạt động. Ngoài ra MEAN Stack còn giúp người dùng thử nghiệm ứng dụng đã hoàn thành trên nền tảng đám mây. Từ đó nhanh chóng phát hiện ra những lỗi sai còn tồn đọng. Người dùng cũng có thể nhanh chóng sửa lỗi trực tiếp trong quá trình kiểm thử.

Khả năng phát triển mạnh mẽ

Vì được cấu tạo nên từ 4 thành phần khác nhau, mỗi phần lại đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt nên MEAN Stack sở hữu khách năng hoạt động rất mạnh mẽ. Một nền tảng vững chắc được mang đến giúp cho kết quả phát triển phần mềm trở nên khả thi hơn. Từ đó tiết kiệm phần lớn thời gian và chi phí được dùng cho việc kiểm thử sản phẩm trên thị trường.

MEAN Stack sở hữu nhiều ưu điểm lớn

MEAN Stack sở hữu nhiều ưu điểm lớn

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Tensorflow là gì?

Kết luận

MEAN Stack đang từng bước chinh phục người dùng toàn cầu nhờ cơ chế thông minh và nền tảng mạnh mẽ của nó. Với MEAN Stack hoạt động phát triển phần mềm và website diễn ra với tốc độ và cường độ cao hơn. Đó là lý do rất nhiều người muốn tìm học MEAN Stack là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, hãy tìm kiếm những tài liệu miễn phí khác trên Internets nhé. Mong rằng những thông tin mà Teky vừa mang đến cho bạn trong bài viết này sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc về MEAN Stack.

The post MEAN Stack là gì? Giải đáp MEAN Stack từ A đến Z appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/mean-stack-la-gi/

Tensorflow là gì? Tổng quan về Tensorflow cho người mới bắt đầu

Thời đại 4.0 kéo theo sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Trong đó có thể kể đến AI – Trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo đã và đang đóng góp rất nhiều tài nguyên cho cuộc sống của con người. Sự bùng nổ của AI dĩ nhiên kéo theo lĩnh vực machine learning và deep learning cùng trỗi dậy. Vì để sử dụng machine learning một cách dễ dàng hơn, con người đã tạo ra một loại công cụ mới tên là Tensorflow. Nếu muốn đi xa hơn trong ngành AI này, chắc chắn bạn sẽ phải biết rõ Tensorflow là gì cũng như cách sử dụng nó. Tất cả những thông tin này sẽ được Teky giải đáp trong bài viết sau!

Tìm hiểu Tensorflow là gì?

Khái niệm Tensorflow là gì?

Tensorflow là gì hẳn là câu hỏi của rất nhiều newbie trong ngành trí tuệ nhân tạo. Thực ra khái niệm của Tensorflow rất dễ hiểu. Tensorflow là một thư viện mã nguồn mở phục vụ cho hoạt động Machine Learning. Nó được xây dựng bởi Google, vì thế chúng ta có thể yên tâm về độ ổn định của nó khi sử dụng.

Chúng ta đều biết rằng, trong quy trình phát triển một phần mềm bất kỳ đòi hỏi rất nhiều đoạn mã cũng như thuật toán được triển khai. Thuật toán vừa để phân tích, tổng hợp dữ liệu vừa là nền tảng để phần mềm có thể khởi chạy. Tuy nhiên chương trình càng lớn thì khối lượng phép toán càng nhiều. Cách tính toán thủ công không thể đảm bảo hiệu suất như mong muốn được. Vì thế Tensorflow xuất hiện như một chương trình hỗ trợ tính toán bằng cách tiếp cận mạnh mẽ các phép tính và bài toán phức tạp. Nhờ có Tensorflow, người dùng có thể đơn giản hóa toán học thông qua các đồ thị luồng dữ liệu tổng hợp.

Khái niệm của Tensorflow là gì?

Khái niệm của Tensorflow là gì?

Phần trình bày của Tensorflow mang đến thiện cảm rất lớn nhờ giao diện tương tác từ Python và ngôn ngữ lập trình của C++. Không chỉ có các lập trình viên, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học lựa chọn Tensor flow vì những ưu điểm tuyệt vời của nó. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người lại chọn học Tensorflow đến như vậy.

Nguồn gốc của Tensorflow là gì?

Khác với lầm tưởng của nhiều người về nguồn gốc Tensorflow, nó mới chỉ xuất hiện trên thị trường được vài năm gần đây. Tuy nhiên hiệu suất vượt trội của Tensorflow đã biến nó trở thành một công cụ được săn đón hàng đầu.

Tensorflow ra đời nhờ nhu cầu của thị trường. Khi mà con người ngày càng có nhiều yêu cầu về dữ liệu hơn, trong các thuật toán machine learning, chỉ có deep learning mới mang đến hiệu năng đủ dùng khi xử lý khối lượng thông tin khổng lồ. Lúc này, Google – một tập đoàn nổi tiếng thế giới nhờ vào kho dữ liệu khổng lồ – đã quyết định phải cải tiến các dịch vụ của mình bằng cách sử dụng deep neural network.

Vậy là Tensorflow bắt đầu xuất hiện với mục đích giúp các thành viên trong một team phát triển phần mềm có thể làm việc cùng nhau trên model A.I. Vào năm 2015, Tensorflow chính thức được xuất hiện trên thị trường. Cho đến 2 năm sau, 2017, Tensorflow mới hoàn thành sự cải tiến và trở thành một phiên bản ổn định nhất.

Sau khi được công nhận là một mã nguồn mở của Apache Open Source, Tensorflow cho phép toàn bộ người dùng của thể sử dụng, điều chỉnh và đóng góp cho các phiên bản của nó một cách hoàn toàn miễn phí.

Nguyên lý hoạt động của Tensorflow

Dù đem đến nhiều lợi ích nhưng thực ra nguyên lý hoạt động của Tensorflow khá đơn giản. Về cơ bản Tensorflow sẽ giúp người dùng tạo ra các biểu đồ luồng dữ liệu hoặc những cấu trúc mô tả. Đây cũng là lý do tại sao Tensorflow được coi như là một framework. Những khung sườn này sẽ hướng dẫn dữ liệu làm cách nào để đi qua một biểu đồ hoặc một series nodes đang được xử lý. Lúc này, mỗi nodes sẽ đại diện cho một hoạt động toán học cần xử lý. Còn mỗi kết nối hoặc mỗi edge sẽ được coi như một tensor hoặc một mảng dữ liệu đa chiều.

Nguyên lý hoạt động của Tensorflow

Nguyên lý hoạt động của Tensorflow

Như đã nêu ở phần trên, Tensorflow vốn được phát triển từ Python. Vì thế bản thân Tensorflow cũng là một ứng dụng Python. Còn các nodes và tensor trong Tensorflow là những đối tượng thuộc Python. Điều này giúp ích rất nhiều cho lập trình viên. Python vốn là một hệ thống dễ sử dụng, nó cho phép các đối tượng trừu tượng bậc cao có thể dễ dàng kết hợp với nhau. Chính nhờ sự giúp đỡ đắc lực này, quá trình phát triển phần mềm được đơn giản hóa đi rất nhiều.

Từ những phân tích vừa rồi, hẳn bạn đọc đã nắm chắc được những khái niệm Tensorflow là gì và đặc điểm xung quanh nó. Bản chất của việc Tensorflow hướng dẫn không hề khó hiểu nếu bạn tìm được cách hiểu của bản thân.

Ưu điểm của Tensorflow là gì?

Thể hiện góc nhìn tổng quan

Lợi ích dễ thấy nhất của Tensorflow chắc chắn phải kể đến khả năng phân tích abstraction một cách tổng quan nhất. Như chúng ta đã biết, để phát triển một phần mềm đòi hỏi rất nhiều công đoạn khác nhau. Và sự tỉ mỉ được đặt lên hàng đầu bởi dù một phần nhỏ không đúng thì sẽ kéo theo cả chương trình chạy lỗi.

Vì thế Tensorflow được sử dụng như một công cụ đắc lực mang đến cái nhìn tổng quan cho người dùng. Tất cả những bước nhỏ lặt vặt như triển khai một thuật toán, chuyển input thành output và ngược lại được Tensorflow xử lý một cách nhanh chóng, và tất nhiên là tự động. Người dùng được giảm một khối lượng công việc rõ rệt. Thay vì phải bận tâm đến những thứ “lông gà, vỏ tỏi” thì bạn đã có thể dành thời gian đó để phát triển tính logic tổng thể của ứng dụng.

Dễ dàng chỉnh sửa định hướng – Tensorflow là gì

Liệu bạn có đang lo lắng rằng tính tự động của Tensorflow có thể mang đến một số rủi ro nếu không may phần mềm đi sai hướng? Vậy thì bạn có thể yên tâm vì Tensorflow được trang bị tính năng Eager execution. Nếu người dùng chưa cảm thấy hài lòng về cách thức thực hiện cũng như kết quả mà Tensorflow mang đến, họ có thể trực tiếp chỉnh sửa các operation trong biểu đồ hướng xử lý dữ liệu. Thay vì phải khởi tạo lại toàn bộ một biểu đồ, cách chỉnh sửa theo chi tiết thế này tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Tensorflow mang đến nhiều lợi ích

Tensorflow mang đến nhiều lợi ích

Người dùng cũng có thể để lại đánh giá và cài đặt thêm các tính năng cho Tensorflow để những lần làm việc sau mang đến kết quả khả quan hơn.

Nếu bạn không biết lỗi mà Tensorflow mắc phải nằm ở đâu? Bạn cũng không cần phải lo luôn vì có tính năng TensorBoard. Công cụ này cho phép người dùng quan sát một cách trực tiếp quy trình làm việc của Tensorflow. Từ đó phát hiện ra những sai lầm của quy trình vận hành hệ thống để tiến đến bước chỉnh sửa.

Dựa trên một nền tảng mạnh mẽ – Google

Rõ ràng việc có một “người đỡ đầu” nổi tiếng như Google là một thế mạnh của Tensorflow. Nhờ được phát triển từ một trong những ê kíp công nghệ cao cấp nhất thế giới, Tensorflow liên tục được cải tiến và update cho phù hợp với xu hướng hiện đại. Google rất tích cực tạo ra các phần mềm hỗ trợ phát triển cho Tensorflow. Ví dụ như người dùng có thể tăng tốc độ đám mây thông qua cách thức sử dụng silicon TPU hay chia sẻ những model mới cho framework bằng một kênh online hub.

Cấu tạo hệ thống

Cấu tạo hệ thống

Mời bạn đọc tham khảo thêm về: Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kết luận

Nhìn chung, để hiểu Tensorflow là gì không phải là một việc quá khó như nhiều người tưởng. Ngược lại Tensorflow còn giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng phần mềm bằng cách tự động xử lý các thuật toán khó nhằn. Đây là một công cụ rất hữu hiệu. Vì thế không còn nghi ngờ gì nữa, lời khuyên của Teky cho bạn là hãy trang bị Tensorflow ngay lập tức. Chắc chắn nó sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc của mình. Hy vọng bài viết về Tensorflow sẽ có ích đối với bạn đọc!

The post Tensorflow là gì? Tổng quan về Tensorflow cho người mới bắt đầu appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/tensorflow-la-gi/

Kỹ thuật phần mềm là gì? Những trường ĐH có khoa kỹ thuật phần mềm

Trong thời đại công nghệ số phát triển, các ứng dụng được tạo nên với mong muốn mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Đó là lý do mà tại sao ngành kỹ thuật phần mềm ngày càng được mở rộng và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhu cầu nhân lực tăng cao biến đây trở thành một lĩnh vực hot thu hút nhiều bạn trẻ đến trải nghiệm. Tuy nhiên trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, các em học sinh cuối cấp hẳn vẫn rất băn khoăn và lo lắng khi phải đưa ra quyết định về ngành học trong tương lai. Bài viết dưới đây của Teky sẽ giúp các em giải đáp toàn bộ thắc mắc về kỹ thuật phần mềm.

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm hay công nghệ phần mềm là ngành chuyên nghiên cứu và phát triển các quy trình, cách hoạt động của những ứng dụng công nghệ. Như tên gọi của nó, kỹ thuật phần mềm được dùng để lập trình ra những sản phẩm được gọi là phần mềm hoặc ứng dụng. Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng các phần mềm văn phòng như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint… hay các ứng dụng xã hội như: Chrome, Firefox, Safari, Facebook, Google… Nói chung ngành công nghệ phần mềm cho phép chúng ta thiết kế ra những trang web, ứng dụng, chương trình hoặc game…

Tổng quan về kỹ thuật phần mềm

Tổng quan về kỹ thuật phần mềm

Ngành công nghệ phần mềm bao gồm 2 bộ môn chính là Phát triển phần mềm và Phát triển Game. Với môn phát triển phần mềm, sinh viên sẽ được học cách phát triển một phần mềm hoàn thiện. Tất nhiên là trước khi tự tay mình xây dựng nên một phần mềm, các em sẽ được học về tất cả những khái niệm liên quan đến phần mềm như môi trường, điều kiện phát triển, hệ thống quản lý…. Ngoài ra, trong ngành phát triển phần mềm cũng bao hàm rất nhiều công việc khác nhau. Thay vì lầm tưởng của nhiều người là học ngành này thì sẽ ngồi viết code, phát triển phần mềm mang đến rất nhiều cơ hội khác như nhau như: quản lý hệ thống điện tử, xây dựng công cụ hỗ trợ…

Với bộ môn Phát triển Game, học sinh được tiếp cận gần hơn với cách xây dựng môi trường ảo và phát triển công nghệ Al.

Cần chuẩn bị gì trước khi học kỹ thuật phần mềm?

Kiến thức về Toán – Tin

Toán vốn là môn học trung tâm và đóng vai trò lớn trong ngành kỹ thuật phần mềm. Nếu định lựa chọn ngành này, các em phải đảm bảo rằng mình có một niềm đam mê đủ lớn với môn toán và tin. Toán – tin sẽ giúp học sinh rèn luyện sự tư duy logic – vốn là một yêu cầu cơ bản cho công nghệ phần mềm. Việc tạo ra những ứng dụng phần mềm đồng nghĩa với việc các em sẽ phải làm việc với những dãy số mã hóa cả ngày. Vì thế, nếu các em không yêu thích những bài toàn, những con số logic thì rõ ràng ngành này không dành cho các em.

Khả năng sử dụng tiếng Anh

Hầu hết các tài liệu về công nghệ phần mềm đều được viết bằng tiếng Anh. Đó là lý do tại sao học sinh phải có một vốn tiếng Anh cơ bản tốt thì mới nhanh chóng học lên cao hơn trong ngành này được. Ngoài ra, việc lập trình cũng hoàn toàn dựa trên các đoạn mã bằng tiếng Anh. Tiếng Anh công nghệ thông tin khó hơn tiếng Anh giao tiếp hằng ngày rất nhiều. Vì thế trước khi lựa chọn ngành này, các em hãy đảm bảo rằng mình sở hữu một vốn tiếng Anh đủ dùng nhé.

Cần chuẩn bị kiến thức gì?

Cần chuẩn bị kiến thức gì?

Tinh thần tự học

Bất kỳ ngành nào cũng yêu cầu tinh thần tự học nhưng có vẻ công nghệ phần mềm sẽ có tiêu chuẩn cao hơn bình thường một chút. Lý do là vì điều kiện đặc thù của ngành này. Công nghệ phát triển từng giây từng phút trên thế giới. Vì thế mỗi ngày tỉnh dậy ta lại có rất nhiều thứ mới để học. Mà công nghệ thì lúc nào cũng cần đòi hỏi phải mới nhất, phải hiện đại nhất thì mới có thể thành công được. Nếu lựa chọn công nghệ phần mềm, các em phải chắc chắn rằng mình có đủ đam mê để không ngừng tự nỗ lực và học tập mỗi ngày.

Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm

Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật mềm là rất rộng mở. Lý do là vì công nghệ thông tin đang đóng một vị trí rất quan trọng trong việc vận hành cuộc sống hằng ngày. Từ những thứ dùng để giải trí hằng ngày như game, Facebook hay những hệ thống phục vụ cho công việc như Word, Excel… tất cả đều có sự góp mặt của công nghệ phần mềm. Ngành này luôn khát cầu nhân lực, vì thế có rất nhiều vị trí trong tương lai dành cho những sinh viên KTPM.

Sau khi tốt nghiệp ngành KTPM và thành nghề, các em sẽ trở thành kỹ sư phần mềm. Vậy kỹ sư phần mềm là gì? Đây là danh xưng dùng để chỉ tất cả những người có kỹ năng và làm việc với phần mềm.

Để mà kể về những công việc chi tiết ngành KTPM mang lại thì rất nhiều. Các em có thể lựa chọn làm nhân viên phát triển phần mềm trong những công ty công nghệ. Hoặc cơ hội trở thành kỹ thuật viên lập trình di động cũng rất rộng mở, nhất là trong thời đại điện thoại thông minh phát triển như thế này. Hoặc nếu không thích sự gò bó trong công ty, các em có thể mở một dịch vụ phần mềm của riêng mình như: kỹ sư bảo trì phần mềm, kỹ sư kiểm thử phần mềm…

Cơ hội việc làm rất rộng mở

Cơ hội việc làm rất rộng mở

Nhìn chung công việc mà công nghệ phần mềm đem tới là rất đa dạng và đáng mong chờ.

Những trường ĐH có ngành kỹ thuật phần mềm

Trường Đại học FPT

FPT là cái tên rất nổi bật trong ngành công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật phần mềm nói riêng. Sở hữu nền tảng là tập đoàn FPT – đơn vị luôn dẫn đầu trong xu hướng sáng tạo phần mềm, có liên hệ mật thiết với những cái tên công nghệ hàng đầu thế giới như Hitachi, Panasonic, Microsoft…

Tại đây, sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập cao cấp bậc nhất. Cơ sở vật chất được đầu tư với tiêu chuẩn quốc tế. Các em sẽ có cơ hội được tiếp xúc và thực hành với kỹ thuật phần mềm từ rất sớm. Từ đó tích lũy được các kinh nghiệm cần thiết cho công việc tương lai.

Công nghệ phần mềm học ở đâu?

Công nghệ phần mềm học ở đâu?

Trường Đại học Công nghệ thông tin

Đại học Công nghệ thông tin là ngôi trường trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM. Chính vì thế mà chương trình giáo dục ở đây vô cùng chính thống. Sinh viên được trang bị những kiến thức căn bản và cần thiết nhất về ngành kỹ thuật phần mềm. Từ đó kiến tạo được một nền tảng vững chắc nhất cho sự phát triển trong tương lai gần.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Tôn Đức Thắng ghi điểm bởi chương trình đào tạo nâng cao ý thức tự học của sinh viên. Các em được tham gia rất nhiều sân chơi bổ ích trong khuôn viên trường để trau dồi các kỹ năng về ngành công nghệ phần mềm. Ngoài ra, Đại học Tôn Đức Thắng cũng tiến hành liên kết hợp nhiều công ty, tập đoàn công nghệ mới để giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế lĩnh vực này.

Sau khi tốt nghiệp tại ĐH Tôn Đức Thắng, sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn nhờ vào các mối quan hệ được tích lũy ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Hibernate là gì?

Kết luận

Ngành kỹ thuật phần mềm tuy vẫn còn rất mới nhưng đã nhanh chóng tạo được tiếng vang lớn và thu hút sự chú ý của rất nhiều em học sinh. Cũng không khó hiểu khi ngành này có những cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Mong rằng qua bài giải đáp về kỹ thuật phần mềm vừa rồi từ Teky, các em học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa Đại học có một quyết định thật đúng đắn! Hãy tiếp tục đón đọc các bài giải đáp ngành nghề liên quan đến IT – lập trình từ Teky nhé!

The post Kỹ thuật phần mềm là gì? Những trường ĐH có khoa kỹ thuật phần mềm appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/ky-thuat-phan-mem/

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Jira là gì? Tổng hợp một số ưu nhược điểm của Jira

Hiện nay có rất nhiều phần mềm, chương trình hỗ trợ cho các lập trình viên có thể theo sát những lỗi lầm của hệ thống một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thế nhưng không phải ai cũng chọn được cho mình một hệ thống tốt, giúp kiểm soát, theo dõi lỗi và đưa ra những nhận định trong quản lý dự án một cách hiệu quả nhất. Nếu như bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn một ứng dụng cực kỳ chất lượng, đó là Jira. Jira là gì? Phần mềm Jira có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng Jira có đơn giản không? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé. Tin rằng những chia sẻ chúng tôi mang đến sẽ làm bạn thích thú.

Nhiều người quan tâm jira là gì

Nhiều người quan tâm jira là gì

Định nghĩa về Jira là gì? 

Nhiều người quan tâm không biết Jira là gì. Thực tế, đây là một ứng dụng thường được sử dụng để quản lý những vấn đề, lỗi lầm của dự án thông qua việc theo dõi sát xao. Phần mềm được phát triển để làm việc nhanh chóng và dễ dàng hơn, đem lại quy trình vô cùng khả quan cho tổ chức. Jira FPT được ra đời với trọng tâm tập trung vào công việc, giúp cho người sử dụng có thể cực kỳ linh hoạt.

Các tính năng ấn tượng của Jira là gì? 

Nhắc đến tính năng của Jira la gi, có thể thấy rằng phần mềm này có rất nhiều công dụng thú vị.

  • Chúng có thể chạy được trên rất nhiều nền tảng phần cứng, cơ sở dữ liệu cũng như là hệ điều hành
  • Dễ dàng tích hợp được với nhiều hệ thống khác nhau, trong đó có RSS, Excel, Email…
  • Có thể cung cấp đến người dùng nhiều loại báo cáo thống kê khác nhau với đa dạng thiết kế biểu đồ, giúp cho người sử dụng có thể dùng một cách nhanh chóng dù bất cứ đối tượng hay là loại hình dự án nào.
  • Hỗ trợ xây dựng những quy trình làm việc nhanh chóng, phù hợp với từng yêu cầu của dự án khác nhau, ví dụ giải mã dự án công ty Atlassian là gì.
  • Có thể tìm kiếm được nhanh chóng ra bằng bộ lọc Jira chất lượng, đó là Jira Query Language.
  • Hỗ trợ quản lý những cải tiến công việc, tính năng hay là lỗi lầm của dự án.
  • Theo dõi sát xao tiến độ của dự án.
Tính năng của jira là gì?

Tính năng của jira là gì?

Lý do nên sử dụng Jira là gì?

Rất nhiều người muốn biết rằng những lý do chính đáng để sử dụng phần mềm Jira là gì. 

  • Chúng có giao diện cực kỳ rõ ràng, thân thiện, cách sử dụng Jira cũng thích hợp với những người mới sử dụng
  • Có đến hơn 950 add-on, thế nên có nhiều tính năng nâng cao ấn tượng
  • Giúp đưa đến những báo cáo về phân tích tình hình của dự án một cách hiệu quả, chính xác và cực kỳ nhanh chóng.
  • Bộ lọc của phần mềm mang đến sự tìm kiếm cực kỳ thông minh, hiệu quả và chuẩn xác
  • Từ phần mềm này, người sử dụng có thể quản lý được nhiều dự án phần mềm khác cùng một lúc.
  • Nhờ có Jira mà quy trình làm việc cực kỳ hiệu quả đã được tạo ra
  • Sử dụng Jira giúp cho việc phân chia nhiệm vụ, lên kế hoạch cho mọi thành viên trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn
  • Người dùng có thể lựa chọn được nhiều dự án với nhiều mục đích khác nhau.

Điểm mạnh của phần mềm Jira là gì

Có rất nhiều ưu điểm khi nhắc đến phần mềm Jira. Nếu bạn quan tâm những ưu điểm của Jira là gì, hãy đọc tiếp ngay nhé.

  • Phần mềm này hỗ trợ tích hợp nhanh chóng, trực tiếp với mã code trên các môi trường phát triển. Do đó, chúng được coi là một công cụ vô cùng phù hợp với các developer. 
  • Mỗi một màn hình bên trong Jira sẽ có một phiên bản khác nhau, điều này đảm bảo rằng việc luân chuyển của các bản cứng xảy ra một cách dễ dàng hơn.
  • Nhờ có Jira mà việc chạy dữ liệu sẽ xảy ra trên hầu hết các cơ sở dữ liệu, hệ điều hành và nền tảng phần cứng.
  • Sử dụng Jira có thể hỗ trợ phát triển các ứng dụng chuẩn của HTML và thử nghiệm nhanh chóng mọi trình duyệt hiện nay phổ biến.
  • Các hệ thống của Module cùng với bộ công cụ phát triển sẽ bổ trợ và cho phép người sử dụng có thể tùy biến, từ đó mở rộng cũng như tích hợp ứng dụng Jira vào trong chính hệ thống đang dùng.
  • Dùng được với nhiều hệ thống khác nhau.
  • Chức năng phân quyền của ứng dụng Jira vô cùng chi tiết và cần thiết, chúng đảm bảo không chỉ phân quyền dựa vào dự án chung mà còn là cách phân quyền tuyệt đối với từng loại nhiệm vụ khác nhau. Điều này mang đến cho team sự an tâm khi bảo vệ được thông tin độc quyền.
Đánh giá tổng quan phần mềm

Đánh giá tổng quan phần mềm

Điểm yếu của Jira Software

Tuy khi tìm hiểu Jira là gì, có thể thấy phần mềm này có rất nhiều ưu điểm. Thế nhưng bên cạnh đó, một số nhược điểm của nó vẫn có thể làm cho người sử dụng cảm thấy nghi ngại và suy nghĩ, đắn đo trước khi đưa ra quyết định cuối.

  • Sử dụng Jira sẽ có chi phí cao, với những doanh nghiệp mà quy mô càng lớn thì số phí phải đóng để sử dụng ứng dụng sẽ càng lớn. 
  • Người sử dụng có thể tốn nhiều công sức và thời gian để có thể set up ứng dụng. Thế nên chúng chỉ có thể phát huy được tính siêu việt với những dự án có quy mô lớn. Ứng dụng này được nhận định không phù hợp với quy mô của những dự án nhỏ, có thời hạn hoàn thành dưới 3 tháng. 
  • Quy trình sử dụng Jira khá phức tạp, thế nên các lập trình viên phải đầu tư thời gian để sử dụng.
  • Tiếng anh là ngôn ngữ chính của phần mềm, có nhiều thuật ngữ đòi hỏi sự tìm tòi cao

Qua đó dễ thấy rằng, đây là một phần mềm khá đặc thù và đảm bảo team phải làm việc vô cùng kỹ lưỡng và hiệu quả. Lựa chọn Jira Agile là cần thiết và được nhiều người vote nhất, đặc biệt là đối với những nhóm phát triển phần mềm hoặc là chuyên về công nghệ. \

Giải mã một số định nghĩa về Jira

Iteration

Nhắc đến những thuật ngữ trong phần mềm Jira là gì, không thể bỏ qua từ này. Đây là cách thể hiện một dự án sẽ được thực hiện thay thế bên trong những phân đoạn đã được lặp.

Wallboard

Đây là từ được sử dụng để chỉ một bảng điện tử hoặc một bảng viết tay lớn, chúng được đặt tại một vị trí vô cùng dễ nhìn để có thể đánh giá, thể hiện được các dữ liệu quan trọng của một hoạt động development.

Issue

Đây là từ được sử dụng để chỉ một đơn vị công việc ở bên trong Jira, đó chính là epic, story, bug hoặc task. Chúng được hoạt động ở trong một quy trình, được lựa chọn kỹ càng từ lúc khởi tạo đến lúc hoàn thành.

Epic

Từ này được sử dụng để đại diện cho user của story lớn, chia ra thành những story nhỏ hơn. Thế nên, người sử dụng muốn hoàn thành một epic sẽ cần phàm nhiều việc, chạy nhiều sprint khác nhau.

Velocity

Định nghĩa này hỗ trợ cho việc đo lường các khối lượng của công việc một cách nhanh chóng và cụ thể, giúp cho việc xem xét để xử lý công việc trong một thời hạn nhất định nhanh chóng hơn.

Trải nghiệm sử dụng jira

Trải nghiệm sử dụng jira

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về Jira là gì. Ngoài ra, chúng tôi mang đến cho bạn nhiều thông tin liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu của ứng dụng, chia sẻ về những thuật ngữ hay được sử dụng trong chương trình này. Nếu như bạn thấy những chia sẻ này là thú vị và muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc những bài viết tương tự trong chuyên mục Lập Trình của chúng tôi nhé. Giới thiệu bạn đọc bài viết về React Native rất ấn tượng, đảm bảo đủ để bạn có thể biết thêm nhiều kiến thức mới chất lượng nhất!

The post Jira là gì? Tổng hợp một số ưu nhược điểm của Jira appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/jira-la-gi/

CSS là gì? Lý do tại sao nên sử dụng CSS là gì bạn có biết?

Tìm hiểu về CSS, ta có thể thấy rằng đây là một trong những ngôn ngữ thông dụng và được sử dụng vô cùng nhiều thời gian gần đây. Thế nhưng không phải ai cũng có thể biết và đảm bảo được rằng mình hiểu hết về ngôn ngữ này. Bạn có quan tâm CSS là gì hay không? Hiện nay ngôn ngữ CSS được sử dụng vào với mục đích gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn, cùng đọc tiếp bài viết của chúng tôi để nắm rõ hơn những thông tin này nhé. Chia sẻ về CSS la gi chắc chắn sẽ được mọi người thấy an tâm và lựa chọn đọc nhiều hơn. Cùng bắt đầu ngay thôi.

Giới thiệu CSS là gì?

Giới thiệu CSS là gì?

Định nghĩa CSS là gì?

CSS là gì? Đó là viết tắt từng chữ cái đầu của cụm từ Cascading Style Sheets. Thế nhưng sự thật là khi nhắc tới cụm đầy đủ này, không phải ai cũng hiểu Cascading Style Sheets là gì. Thực chất đây là một ngôn ngữ hay được sử dụng để có thể tìm kiếm và định dạng những phần tử đã được tạo ra bởi một thứ ngôn ngữ đã đánh dấu từ trước, hay nhiều người còn biết đến với tên gọi HTML. Hiểu một cách đơn giản, đây là ngôn ngữ sử dụng để tạo mới những phong cách cho trang web.

Bạn có biết vai trò HTML CSS là gì không? Nếu như HTML giữ vai trò quan trọng trong việc định dạng các phần tử bên trong website để tạo ra các bảng, tiêu đề hay đoạn văn bản… thì việc dùng CSS sẽ giúp ta có thể nhiều style khác nhau vào HTML để thay đổi được cấu trúc, font chữ, màu chữ, màu sắc trang, bố cục…

CSSS được phát triển ra bởi W3C, hay còn được biết đến với tên gọi World Wide Web Consortium vào năm 1996. Lý do cho sự ra đời này cũng xuất phát từ chính HTML, khi mà chúng không được thiết kế để có thể định dạng các trang web bằng cách gắn tag. 

Dựa trên các vùng được chọn như class, tên IT, thẻ HTML, CSS sẽ tìm và áp dụng các cách thay đổi lên trên vùng đó.

Bố cục của một đoạn CSS là gì?

Tìm hiểu về bố cục CSS là gì, chúng xuất hiện chủ yếu dựa vào nhiều hình hộp khác nhau, mỗi loại hộp sẽ chiếm những khoảng trống cố định trên trang, phụ thuộc vào từng thuộc tính như:

  • Margin: Là khoảng cách ở xung quanh, phía bên ngoài của phần tử
  • Border: Được coi là trang trí khi chúng là đường liền, nằm ngay ở bên ngoài của phần đệm
  • Padding: Gồm có không gian xung quanh của nội dung, có thể lấy ví dụ là ở xung quanh của đoạn văn bản.

Cấu trúc của một đoạn CSS gồm những gì?

Nhắc đến cấu trúc của CSS, chúng gồm có những giá trị như sau:

Bộ chọn

Đây là phần mẫu được sử dụng để chọn lấy các phần tử HTML mà người dùng muốn sử dụng để định nghĩa các phong cách. Người lựa chọn được áp dụng cho các trường hợp dưới đây:

Tất cả phần tử sẽ thống nhất theo một dạng nào đó, có thể là phần tử tiêu đề H1

Thuộc tính từ class và id của các phần tử này

Các phần tử sẽ dựa vào mối liên quan với nhiều phần tử khác trong hệ thống cây phân cấp tài liệu.

Khai báo

Khối lượng khi khai báo của CSS sẽ chứa một hoặc chứa nhiều loại khai báo khác nhau. Chúng phân tách với nhau bằng các dấu như (.) và (,). Trong mỗi một khai báo luôn gồm giá trị đặc tính cùng với tên của CSS, tách biệt nhau bằng dấu (,). 

Ngoài ra, khai báo CSS sẽ kết thúc bằng (,), khối khai báo thì phải nằm trong cá ngoặc móc.

Tại sao nên sử dụng CSS

Tại sao nên sử dụng CSS

Thuộc tính

Nhắc đến thuộc tính của CSS là gì, ta thấy rằng chúng là cách để tạo kiểu hoàn hảo cho phần tử HTML. Đối với CSS, ta cần lựa chọn một thuộc tính phù hợp, loại thuộc tính ta buộc tác động vào trong những quy tắc của mình.

Giá trị của thuộc tính

Giá trị thuộc tính là thứ mà ta sở hữu trong việc lựa chọn có thể xuất hiện nhiều lần để đem đến một thuộc tính bất kỳ cụ thể nào đó. 

Những lý do nên sử dụng CSS là gì?

Cung cấp rất nhiều thuộc tính khác nhau

Nhắc đến lý do để sử dụng CSS là gì, chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin này. Ta sẽ thấy rằng các thuộc tính mà CSS cung cấp sẽ chi tiết hơn so với HTML trên cùng một giao diện trang web. Nhờ đó mà CSS cũng đem lại nhiều style hơn, đem lại khả năng điều chỉnh các trang web một cách tiện lợi và hợp mắt nhất.

Câu lệnh của CSS

Câu lệnh của CSS

Thời gian sử dụng sẽ được rút ngắn lại

Thời gian để có thể sử dụng CSS được tiết kiệm một cách tối đa bởi bạn sẽ được dùng chương trình với code ngắn lại, từ đó có thể kiểm soát nhanh chóng, tiện lợi hơn và không lo về những loại code không đáng xuất hiện.

Nhắc đến trong CSS, số lượng stylesheet là gì, có nhiều không, ta có thể thấy rằng số lượng các style mà web đưa đến là vô cùng đa dạng, đảm bảo giảm tối đa sự trùng lặp gây mất kiểm soát và không ấn tượng.

Giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau

Từ khi sử dụng CSS, bạn sẽ thấy trang web của mình được tổ chức một cách có trật tự, gọn gàng hơn rất nhiều. Các nội dung hiển thị ở trên trang đó sẽ được tách bạch hơn, giúp hiển thị định dạng nhanh chóng và dễ dàng. 

Giới thiệu về một số phiên bản CSS là gì?

Phiên bản đầu tiên của CSS được xuất hiện vào năm 1994. Từ sau đó, các phiên bản mới dần dần được xuất hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn mang trong mình những đặc điểm cụ thể như độ nhận dạng, định vị của các yếu tố, căn lề, các thuộc tính của văn bản, hình nền, màu sắc văn bản, thuộc tính font chữ…

Một phiên bản nổi tiếng được nhiều người lựa chọn sử dụng là CSS3, đây là nâng cấp cho phiên bản CSS2 với sự thay đổi nổi bật là module. Nhờ đó mà các tính năng được mở rộng, có khả năng tương thích ngược với tất cả các duy trì. 

Những điều mang đến từ CSS3 là gì? Đó là thuộc tính và các bộ chọn mới, giúp người sử dụng cập nhật linh hoạt hơn về bố cục và phần trình bày các trang. Nhờ vậy người sử dụng có thể không cần tạo hình ảnh, nhưng vẫn có thể làm hoàn hảo các hiệu ứng hình rõ rệt.

Ngoài ra còn có CSS4 là phiên bản mới được kế thừa từ CSS3, với nhiều phương thức mới rất thú vị được add vào như Hyperlink, Mutability…

Giới thiệu cách nhúng CSS là gì được nhiều người quan tâm

Inline CSS: sẽ nhúng trực tiếp tới tài liệu của HTML thông qua một cặp thẻ chính <style></style>.

Internal CSS: Các cặp thuộc tính được định dạng CSS, và đặt vào bên trong cặp thẻ <style type=text/css></style>

External CSS: Các thuộc tính thường được đưa ra với định dạng trong loại tập tin CSS. Ta có thể thấy rằng đây là một tập tin không hề liên quan gì với file, bởi phần mở rộng của file thường là .css. Lời khuyên mà chúng tôi đưa đến cho bạn là sử dụng thẻ link và đặt ở phần head. Như vậy việc nhúng các tập tin của CSS vào trong trang web sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Các cách nhúng bạn nên biết

Các cách nhúng bạn nên biết

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về CSS là gì, cùng với đó là những chia sẻ thông tin liên quan về lý do nên sử dụng phần mềm này. Chúng tôi thấy rằng những thông tin mà mình đưa đến cho người đọc chắc chắn sẽ có ích, thế nên hãy giúp chúng tôi chia sẻ bài viết này cho nhiều bạn đọc hơn nữa nhé. Trên trang web Teky có rất nhiều bài viết thú vị khác được nhiều người quan tâm và nhận được lượt đọc rất cao, bạn đừng nên bỏ qua nhé. Giới thiệu bạn bài viết về position trong CSS cũng liên quan đến những thông tin bài đọc này, hãy tham khảo ngay nhé!

The post CSS là gì? Lý do tại sao nên sử dụng CSS là gì bạn có biết? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/css-la-gi/

Position trong CSS có thuộc tính gì? 4 tài liệu về CSS Position hay nhất

Muốn thông thạo trong việc thiết kế những layout của website hay chuyển những file thiết kế theo đúng với định dạng HTML – là viết tắt của tên gọi Hypertext Markdown Language, bạn cần phải sử dụng đến thuộc tính position in css. Thế nhưng, làm thế nào để hiểu được những thuộc tính này và áp dụng thành thạo, không phải ai cũng biết và nắm rõ. Bạn có muốn hiểu về những thuộc tính Position trong CSS hay không? Những tài liệu về Position css nào được nhiều người tìm đến để nâng cao kiến thức cho bản thân mình? Nếu bạn muốn tìm hiểu, cùng đọc ngay những bài viết này nhé. Chúng tôi tin rằng thông tin mà mình mang đến sẽ không làm cho bạn thấy thất vọng.

Các thuộc tính Position trong CSS là gì

Các thuộc tính Position trong CSS là gì

5 giá trị chính của Position trong CSS là gì?

Dưới đây là 5 giá trị thường xuyên xuất hiện và được coi là cực kỳ quan trọng khi nhắc đến Position trong CSS. Các thuộc tính CSS sẽ trở nên kém hiệu quả hơn nếu như không có những giá trị này.

  • Inherit: Giá trị này hỗ trợ xác định những thừa hưởng các thuộc tính từ thành phần cha, hay còn gọi là thành phần bao ngoài.
  • Fixed: Nhờ vào giá trị này, Position trong CSS sẽ trở nên hiệu quả hơn khi chúng giúp việc định vị và cố định các phần tử lại một chỗ. Một ví dụ có thể kể đến là khi bạn sử dụng scroll để trình duyệt, các phần tử vẫn giữ nguyên, không có sự thay đổi.
  • Absolute: Giá trị này hỗ trợ việc xác định vị trí tuyệt đối đến cho những thành phần bao ngoài, ít nhất là bên trong những cửa sổ trình duyệt.
  • Relative: Nhờ có Relative, bạn sẽ không thấy thất vọng khi định vị trí tuyệt đối đến cho các thành phần. Điều này sẽ không gây ra những ảnh hưởng nào tới vị trí ban đầu của bạn hoặc ảnh hưởng đến những thành phần khác.
  • Static: Có thể xem rằng đây là những giá trị giúp hiển thị css Position đơn giản hơn, nhất là trong những cách mặc định, thành phần này sẽ nằm theo đúng thứ tự của các văn bản.

Tổng hợp các thuộc tính của Position trong CSS

Thuộc tính Position Sticky

Thuộc tính Position trong CSS này được đánh giá là giống với thuộc tính Fixed. Chúng có thể thể dễ dàng kết hợp được với nhau và tạo ra những điều tuyệt vời trong quá trình làm web. Như một số phiên bản khác ban đầu của Edge, chúng được sử dụng ở trên trình duyệt Internet Explorer, bởi vậy có thể dễ gây ra lỗi cho người sử dụng. Thế nên thuộc tính CSS này không nhận được sự khuyến khích sử dụng cao.

Thuộc tính Position Fixed

Nếu các lập trình viên muốn định vị một thành phần so với cửa sổ khi hiển thị lên các trình duyệt, có thể nhận thấy rằng Position fixed trong css là một sự lựa chọn không hề tồi. Nếu vào một trang web nào đó và bạn muốn thử với scroll browser, bạn sẽ thấy button hoặc menu đứng yên một chỗ mà không hề thay đổi. Như thế chính là Position fixed css.

Nhiều người tìm hiểu về vấn đề này

Nhiều người tìm hiểu về vấn đề này

Thuộc tính Position Static

Có thể nói rằng, đây là thuộc tính có giá trị mặc định bên trong Position. Chúng là các giá trị mà bạn phải khai báo xong, thì những phần tử mới được sắp xếp một cách bình thường vào vị trí của trang web. 

Thuộc tính Position Absolute

Nói về thuộc tính Position absolute trong css, chúng có khả năng định vị trí tuyệt đối đến cho các thành phần theo đúng với thành phần bao ngoài, hoặc là theo với cửa sổ trình duyệt. Các thuộc tính Position: absolute này hỗ trợ xác định được tọa độ đối với thành phần theo đúng một thẻ cha relative. Chúng sẽ đi theo body của trang web nếu như chúng không có thẻ cha. 

Chia sẻ về absolute css này được coi là sử dụng tương tự với thuộc tính mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây, đó là thuộc tính relative.

Thuộc tính Position Relative

Nhắc đến thuộc tính Position trong CSS không thể nào bỏ qua được Position:relative. Thuộc tính này sẽ giúp xác định chính xác vị trí tuyệt đối của các thành phần. Nếu như bạn sử dụng những thuộc tính này thì sẽ dùng kèm thêm với thuộc tính căn chỉnh của tọa độ các thành phần.

Hãy lưu ý rằng trong quá trình tạo code, bạn phải bù một vị trí phần tử với Position: relative, lý do là bởi không gian của nó chiếm khó có thể di chuyển được. Ngoài ra vị trí hiện tại của phần tử này sẽ làm cho bố cục xung quanh của vị trí đó không bị thay đổi.

Các khóa học của Position trong CSS là gì? 

Nếu như bạn muốn biết thêm về một số khóa học Position trong CSS nổi tiếng, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua những thông tin này. Những kiến thức về CSS Position sẽ được tích hợp lại bên trong những khóa học đầu cuối, hay còn gọi là Front End. Chia sẻ mà chúng tôi mang đến chắc chắn làm cho bạn thấy hài lòng và từ đó chọn được khóa học phù hợp cho mình.

Front End Web Developer Course for Beginners

Lộ trình học tập nâng cao kiến thức Position trong CSS này rất phù hợp đối với những ai mới bắt đầu. Nếu như bạn chưa từng có kinh nghiệm trở thành người phát triển trang web nào ở level cơ bản, chắc chắn đây sẽ là chương trình học phù hợp đối với bạn. Để có thể đào sâu kiến thức lập trình, những thứ mà bạn được trải nghiệm sẽ là HTML, Javascript và CSS. 

Nếu như bạn đã nắm vững được những công nghệ với giao diện người dùng đa dạng hơn, bạn sẽ được thăng cấp và học thêm về trình độ cao hơn. 

Tài liệu bạn đọc cần quan tâm

Tài liệu bạn đọc cần quan tâm

Microsoft Professional Certification in Front End Web Development

Khóa học này được đánh giá là có chiều sâu, do Microsoft tạo dựng nên để giúp bạn thiết kế linh hoạt hơn. Chúng làm cho kiến thức nền tảng của người dùng thêm phần vững chãi bởi bạn sẽ tập trung kỹ càng vào những nguyên tắc cơ bản nhất, đảm bảo nâng tầm trình độ. Cuối các chương trình bạn sẽ được tổng hợp lại kiến thức mà mình đã học, giống như một lần nữa ôn tập lại các bài giảng.

Front End Web developer Certification by W3C

Nếu muốn biết thêm về Position trong CSS, hiểu và học tập với nền tảng này sẽ là sự lựa chọn đáng để bạn mong chờ. Trọng tâm chính của web là 3 ngôn ngữ JavaScript, HTML5 và Front-end. Bởi thế mà chúng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để triển khai được các chủ đề mới, nhanh nhạy nắm bắt được thêm nhiều thông tin tương tác trên web hơn.

Thời lượng học của khóa này không dài, từ 24-60h cho một khóa, và học 5 khóa là bạn sẽ kết thúc chương trình.

Các khóa học chứng nhận Front end – Position trong CSS 

Đây là chùm các khóa học chuyên môn sâu để người dùng có thể phát triển các kỹ năng của mình với front-end. Nhờ có những framework này cùng với ngôn ngữ đã được dạy trong khóa học, bạn sẽ hiểu thêm nhiều hơn về thuộc tính mà chúng tôi mang đến. Một điểm đặc biệt thú vị là nếu như các khóa học trước chỉ giới hạn trong một thời gian nhất định, thì khóa học này lại có thời lượng dạy học khác nhau. Bạn có thể vừa tùy chọn chương trình học phù hợp sở thích, lại chọn được chương trình học có thời gian phù hợp với mình. Hãy điều chỉnh sao cho mình có thể học tập tốt nhất và tiếp thu kiến thức một cách hoàn hảo nhất bạn nhé. 

Thắc mắc thông tin Position trong CSS

Thắc mắc thông tin Position trong CSS

Trên đây là những thông tin chúng tôi đưa đến cho bạn về Position trong CSS là gì, cùng với đó là chia sẻ thêm thông tin về những khóa học tốt nhất giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự học được những thuộc tính này ngay tại căn nhà mình, thế nên đừng chần chờ nữa mà hãy tham khảo ngay nhé. Chia sẻ cho bạn thông tin thú vị về trên trang web của TEKY, Outsource là gì là bài viết nhận được lượng react rất cao và có nhiều feedback tốt của người đọc, bạn đừng nên bỏ qua. 

The post Position trong CSS có thuộc tính gì? 4 tài liệu về CSS Position hay nhất appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/position-trong-css/

Outsource là gì? Giữa Product vs Outsource, nên chọn cái nào?

Quan tâm về Outsource không phải chỉ là vấn đề đơn giản được một số người nêu ra. Đây là một sự nghiên cứu, tìm tòi kỹ càng để chắc chắn mọi người có thể chọn được những nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình nhất. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này, cùng đọc ngay với chúng tôi nhé. Chúng tôi mang đến cho bạn đọc thông tin về Outsource là gì, chia sẻ về công ty Outsource là gì, ngoài ra giải đáp được những thắc mắc của bạn về sự khác biệt của công ty Outsource và công ty Product. Bắt đầu ngay thôi nào.

Outsource là gì bạn có biết?

Outsource là gì bạn có biết?

Outsource là gì? Outsourcing là gì?

Nhiều người thắc mắc không biết Outsource là gì. Có thể nói rằng Outsourcing hay Outsource chính là hình thức chuyển giao công việc. Riêng đối với lĩnh vực IT, nó sẽ mang khái niệm là gia công phần mềm, đến từ công ty mình và chuyển tới các công ty ở bên ngoài. Có thể thấy rằng hương án Out source này hay được dùng bên trong những công ty không có đủ nhân lực và cần nhiều đơn vị khác phải đảm trách chuyên môn cao hơn. 

Mục tiêu cao nhất của Outsource là gì?

Nhắc đến mục tiêu chính khi làm Outsource là gì, có thể thấy rằng chúng được sử dụng để làm cho những công ty thuê gia công phần mềm cảm thấy hài lòng và sẵn sàng quay lại cho những đơn đặt hàng lần sau. 

Muốn giữ được sự hài lòng cho khách hàng và uy tín cho chính công ty của mình khi làm Outsource, các công ty buộc phải mang đến những phần mềm kịp với thời gian, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo trong mức kinh phí cho phép. Có thể thấy rằng đây chính là những chuẩn mực được sử dụng để đảm bảo rằng các công ty sẽ được trả tiền và từ đó, khách hàng giới thiệu nhau và tìm đến công ty nhiều hơn. Sự thành công của những công ty Outsource la gi? Vốn ban đầu chúng đã được định sẵn dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng rồi.

Ưu điểm khi lựa chọn cách thức này

Ưu điểm khi lựa chọn cách thức này

Ưu điểm khi sử dụng Outsource là gì?

Ưu điểm của khi sử dụng công ty Outsource là gì bạn có biết? Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi chia sẻ để bạn có thể tự cân nhắc:

  • Có sự chuyên môn hóa cao ở trong công việc. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào việc phát triển những mặt thuận lợi của mình, điều này giúp họ cạnh tranh được với những đối thủ khác. Thế nhưng khi sử dụng các Outsource thì công việc này sẽ giao cho một bên thứ ba. Điều mà doanh nghiệp cần tập trung và dồn toàn lực vào chính là phát triển các chuyên môn mà mình được giao. Điều này giúp họ có thể tiết kiệm được tiền bạc, thời gian hơn nữa vẫn có thể phát triển được một cách tốt hoàn hảo. 
  • Có thể tiết kiệm được chi phí một cách tối đa: Nhiều người tưởng rằng thuê ngoài là phung phí tiền bạc, thế nhưng thực chất không phải như vậy. Việc thuê người sẽ giúp bạn không tốn chi phí đào tạo nhân viên, hơn nữa giúp cho công ty không phải chi trả những chi phí về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên chuyên về mảng này. Bạn cứ an tâm rằng chi phí đổi mới cơ cấu doanh nghiệp luôn cao hơn so với chi phí thuê ngoài, thế nên hãy tìm đến các công ty oursource nhé.
  • Thuê ngoài giúp bạn tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến bởi chúng có nguồn vốn lớn, nên chỉ những công ty nào chuyên về mảng này mới có thể cập nhật, thay đổi không ngừng.
  • Hiệu suất lao động cao, rút ngắn thời gian hoàn thành các công việc.

Nhược điểm khi sử dụng Outsource

Khi bạn đã biết về ưu điểm của Outsource nghĩa là gì, nắm được thông tin về điểm yếu của Out source là gì cũng sẽ giúp bạn đưa ra những cái nhìn khách quan hơn rất nhiều. 

  • Bảo mật của công ty rất dễ bị xâm phạm. Đây là điều mà nhiều người lo ngại bởi sợ rằng công ty mà mình thuê có thể tiết lộ ra những thông tin mật cho đối thủ mà mình không thể kiểm soát được. Điều này có thể ngay lập tức giáng xuống một đòn chí mạng cho công ty.
  • Có thể gặp nhiều tình huống xấu khó lường trước được. Ví dụ như công ty mà bạn thuê đột nhiên phá sản khiến cho tiến độ công việc bị chậm lại, điều này có thể làm cho bạn phải vất vả tìm công ty khác và hối deadline để đảm bảo rằng công việc vẫn kịp thời gian. Điều này có thể vừa tốn công sức, vừa tốn tiền bạc.
  • Chất lượng làm việc không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo. Bạn phải lưu ý vừa làm việc, vừa kiểm tra tiến độ và chất lượng từ các công ty ngoài để chắc chắn rằng nhân viên Outsource thực hiện đúng những gì mình mong muốn.
Nhược điểm khi tìm tới Outsource

Nhược điểm khi tìm tới Outsource

Sự khác biệt của công ty Product vs Outsource là gì?

  • Tính chất của công việc: Các công ty Outsource sẽ được thuê để làm phần mềm cho công ty khác. Nhân viên công ty này làm đúng nhiệm vụ của mình, chứ họ không hề sở hữu, có ý định quảng bá hay bán những mặt hàng mà họ làm ra. Thế nên, số tiền mà họ được trả phụ thuộc vào số giờ mà họ làm việc.Còn công ty Product sẽ phụ trách việc xây dựng, cùng bán sản phẩm cũng như lên kế hoạch quảng bá những sản phẩm mà họ tạo ra. Điều này có doanh thu và lợi nhuận rõ rệt, đảm bảo người sử dụng sẽ thấy yêu thích và muốn tìm mua những mặt hàng này của họ.
  • Đối tượng khách hàng: Mức độ hài lòng của các khách chính là thước đo cho sự thành công trong các công ty. Thế nên ta có thể thấy rằng sự thành công đến từ công ty này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Còn đối với các khách của công ty product, họ là người dùng cuối cùng, thế nên nếu muốn làm người dùng hài lòng, họ phải tập trung vào chức năng cần thiết, độ sử dụng dễ dàng cũng như giao diện dễ hiểu.
  • Quy trình sản xuất từ công ty Outsource cũng có khác biệt với công ty Product. Công ty Outsource cho phép bạn làm việc trên một vấn đề rất nhỏ, tại thời điểm được đề ra và đảm bảo chuyển từ mặt hàng này sang tới mặt hàng khác. Thế nhưng với công ty Product, tuy làm việc trên một số sản phẩm, thế nhưng đảm bảo là làm hết các phần đời của chúng.

Nên làm việc tại công ty nào là hợp lý nhất?

Với những chia sẻ Outsource là gì như trên, các developer nên suy nghĩ để lựa chọn xem là làm việc tại công ty như thế nào phufh ợp với lựa chọn của mình nhất. Nếu như bạn yêu thích công việc mà mình sẽ tận dụng và đưa những giá trị cốt lõi của sản phẩm tới tận tay của người tiêu dùng, mình đóng vai trò chủ động trong việc phát triển sản phẩm thông qua quỹ thời gian nghiêm ngặt, thì các công ty product sẽ là nơi mà bạn nên dừng chân. Hãy tìm hiểu về best products Vietnam là gì thật kỹ để chọn được điều tốt nhất cho mình bạn nhé.

Các công ty Outsource thiên về việc thực hiện những lựa chọn, yêu cầu đã được đề ra từ trước như là giá, ngân sách mà khách hàng đã duyệt. Công ty này phù hợp với những ai muốn phát triển, học hỏi và tìm hiểu thêm nhiều điều hơn về kỹ năng kỹ thuật.

Giải nghĩa Outsource là gì

Giải nghĩa Outsource là gì

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về Outsource là gì, ngoài ra chia sẻ và so sánh cho bạn giữa những công ty Outsource với công ty Product để đảm bảo bạn có thể chọn được nơi làm việc phù hợp nhất với năng lực của bản thân. Đừng quên tham khảo những bài viết thú vị khác được đăng tải trên website của chúng tôi nhé. Giới thiệu bạn bài viết về Scrum Master là gì, rất hay và đáng để đọc thử đấy!

The post Outsource là gì? Giữa Product vs Outsource, nên chọn cái nào? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/outsource-la-gi/