Những ai đã có cơ hội làm việc với ngôn ngữ lập trình JavaScript hẳn đều biết đến khái niệm MEAN Stack. MEAN Stack mang đến đóng góp rất lớn trong việc phát triển phần mềm và ứng dụng. Vậy bạn đọc đã nắm được MEAN Stack là gì hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo ngay bài viết giải đáp MEAN Stack từ A đến Z của Teky dưới đây!
Tìm hiểu MEAN Stack là gì?
MEAN Stack là một tập hợp 4 công nghệ liên kết với JavaScript. Chúng sở hữu những tính năng ưu việt với mục đích tối ưu hóa hiệu suất xây dựng phần mềm. Điểm khác biệt của MEAN Stack là nó cho phép tạo nên sự kết nối giữa client với ngôn ngữ server và ngôn ngữ cơ sở dữ liệu. Nó được sử dụng để pháp triển những ứng dụng web full stack.
Thuật ngữ MEAN được viết tắt từ tên của 4 ứng dụng tạo thành nó:
- M là Mongo.db
- E là Express.js
- A là Angular.js
- N là Node.js
MEAN Stack được sử dụng phổ biến như vậy vì nó là giải pháp tốt nhất để tạo nên một mô hình SPA hoàn hảo nhất.
Các thành phần chi tiết của MEAN Stack
Để hiểu rõ hơn MEAN Stack là gì, ta sẽ đi sâu hơn về cấu tạo thành phần của nó.
MongoDB
MongoDB là một cơ sở dữ liệu mã nguồn có dạng NoSQL. Đầu tiên ta sẽ đi nhanh xem khái niệm của NoSQL là gì? NoSQL là một dạng cơ sở dữ liệu có những đặc điểm chính như sau: không ràng buộc, phân tán, mã nguồn mở, khả năng co dãn theo chiều ngang. Chính những đặc điểm riêng biệt này đem đến khả năng xử lý dữ liệu ưu việt cho NoSQL. Nó có thể nhanh chóng hoàn thiện một lượng dữ liệu từ rất nhỏ cho đến cực kỳ lớn, cụ thể là hàng petabytes dữ liệu. NoSQL giúp củng cố hệ thống thêm phần vững chắc hơn để có thể chịu được quá trình xử lý khổng lồ.
Ngoài những đặc điểm của NoSQL, MongoDB còn được kế thừa từ SQL. Chính vì thế nó sở hữu thuộc tính và các câu truy vấn rất giống với SQL. Nếu bạn đã có dịp làm việc với SQL rồi thì chắc chắn cũng sẽ cảm thấy quen thuộc khi sử dụng MongoDB.
Một ưu điểm nữa của MongoDB là nó sở hữu khối tính năng vô cùng phong phú, từ đó giúp tối ưu hóa quy trình xử lý dữ liệu. Người ta thường sử dụng MongoDB để truy vấn động nhờ khả năng đọc và ghi với tốc độ rất nhanh. MongoDB còn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin theo cú pháp, theo trường hoặc theo khoảng kết quả. Nhìn chung MongoDB là một công cụ rất hữu ích trong Javascript.
NodeJS – MEAN Stack là gì
Thành phần nổi bật tiếp theo trong MEAN framework phải kể đến NodeJS. Khác với việc viết Javascript như trên trình duyệt, NodeJS cho phép người dùng viết Javascript bên phía server. NodeJS tận dụng tốt ngôn ngữ Javascript và đặc điểm nhập xuất bất đồng bộ để trở thành một nền tảng mạnh mẽ phục vụ cho việc phát triển các phần mềm thời gian thực. Cho đến nay, nó là nền tảng được xem nhiều thứ hai chỉ sau Github và sở hữu hơn 15000 modules đính kèm. Quả thật là một con số rất đáng nể.
Vì NodeJS được phát triển nên từ C++ và cả Javascript nên nó thường hưởng tất cả ưu điểm của 2 ngôn ngữ này. Đó là lý do NodeJS trở nên phổ biến như vậy. Nó tương thích với hầu hết các hệ điều hành và mang đến giao diện rất thân thiện với người dùng. NodeJS là môi trường tuyệt vời để các kỹ sư phần mềm có thể thực hiện công việc phát triển web và phát triển ứng dụng của mình. Nhờ những tính năng hấp dẫn, nó thậm chí còn được dự đoán là sẽ thay thế các nền tảng truyền thống như Apache, PHP, Python… trong tương lai gần.
ExpressJS
Để hiểu rõ hơn MEAN Stack là gì thì không thể bỏ qua phần giới thiệu về ExpressJS. ExpressJS có một mối quan hệ bổ trợ thân thiết với NodeJS. Nó được sử dụng như một application framework được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình Sinatra cho NodeJS. ExpressJS chủ động cung cấp những tính năng ưu việt và mạnh mẽ cho việc phát triển web trên nền tảng NodeJS.
ExpressJS được xây dựng với ý tưởng trở thành một framework nhẹ. Đặc điểm này sẽ giúp nó tiếp cận dễ dàng từ các ứng dụng web nhỏ và đơn giản để không làm lãng phí tài nguyên.
Tuy vậy, ExpressJS cũng vẫn phù hợp để xây dựng một API lớn mạnh. Lý giải cho điều này là vì nó cung cấp rất nhiều phần mềm trung gian cho việc kết nối đính kèm với những tính năng HTTP hữu ích.
AngularJS – MEAN Stack là gì
Nếu ba phần vừa được nêu trên đề cập đến khía cạnh phát triển ứng dụng từ phía lập trình viên thì AngularJS được sử dụng để làm công cụ tương tác với người dùng. AngularJS vốn là một dạng framework được phát triển bởi Google. Vì thế nó được kế thừa tính chính thống cao từ tập đoàn công nghệ nổi tiếng này.
AngularJS được xây dựng nên từ ngôn ngữ lập trình Javascript nên nó sở hữu phần cơ sở dữ liệu, giao diện với người dùng và các tính năng phụ trợ vô cùng thân thiện và dễ sử dụng. AngularJS có khả năng phát triển tương đương trên cả máy tính và di động. Hiệu năng mạnh mẽ giúp phân phối luồng thông tin rộng khắp các ứng dụng. Chính vì thế mà AngularJS trở thành một trong những giao diện người dùng lý tưởng nhất cho các hoạt động xây dựng phần mềm trên gốc đám mây.
Quy trình hoạt động của MEAN Stack là gì?
Quy trình hoạt động của MEAN Stack được chia thành 3 phần chủ chốt. Trong đó, ta sẽ có AngularJS chịu trách nhiệm với tương tác người dùng, NodeJS và ExpressJS làm việc với bên server, còn MongoDB sẽ đảm nhận phần cơ sở dữ liệu.
Khi khách hàng bắt đầu muốn sử dụng MEAN Stack, một yêu cầu sẽ được phát đi thông qua AngularJS. Yêu cầu này được chuyển đến server. NodeJS sẽ tiếp xúc với yêu cầu đầu tiên và đưa ra các phân tích cú pháp. Sau khi quá trình phân tích kết thúc, ExpressJS nhận được kết quả về các phần dữ liệu cần thiết và đưa ra thông báo cho MongoDB. MongoDB sẽ lấy dữ liệu được yêu cầu từ Database trả về cho ExpressJS. ExpressJS lại truyền dữ liệu về cho NodeJS. Và cuối cùng, NodeJS gửi kết quả dữ liệu cho AngularJS. AngularJS sẵn sàng hiển thị thông tin mà khách hàng muốn có trên giao diện màn hình.
Ưu điểm của MEAN Stack là gì?
Tính linh hoạt cao
Một trong những lợi ích to lớn mà MEAN.js mang đến là tính đa nhiệm cao. Nó cho phép người dùng tích hợp nhiều tiện ích từ các nguồn khác nhau để nâng cao hiệu năng hoạt động. Ngoài ra MEAN Stack còn giúp người dùng thử nghiệm ứng dụng đã hoàn thành trên nền tảng đám mây. Từ đó nhanh chóng phát hiện ra những lỗi sai còn tồn đọng. Người dùng cũng có thể nhanh chóng sửa lỗi trực tiếp trong quá trình kiểm thử.
Khả năng phát triển mạnh mẽ
Vì được cấu tạo nên từ 4 thành phần khác nhau, mỗi phần lại đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt nên MEAN Stack sở hữu khách năng hoạt động rất mạnh mẽ. Một nền tảng vững chắc được mang đến giúp cho kết quả phát triển phần mềm trở nên khả thi hơn. Từ đó tiết kiệm phần lớn thời gian và chi phí được dùng cho việc kiểm thử sản phẩm trên thị trường.
Mời bạn đọc tham khảo thêm: Tensorflow là gì?
Kết luận
MEAN Stack đang từng bước chinh phục người dùng toàn cầu nhờ cơ chế thông minh và nền tảng mạnh mẽ của nó. Với MEAN Stack hoạt động phát triển phần mềm và website diễn ra với tốc độ và cường độ cao hơn. Đó là lý do rất nhiều người muốn tìm học MEAN Stack là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, hãy tìm kiếm những tài liệu miễn phí khác trên Internets nhé. Mong rằng những thông tin mà Teky vừa mang đến cho bạn trong bài viết này sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc về MEAN Stack.
The post MEAN Stack là gì? Giải đáp MEAN Stack từ A đến Z appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.
source https://teky.edu.vn/blog/mean-stack-la-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét