Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Magento là gì? Những lý do nên lựa chọn và sử dụng Magento Viet Nam

Việc sử dụng các mã nguồn mở để phát triển rộng rãi những website thương mại điện tử không phải là điều gì quá khó khăn và xa lạ. Nếu như bạn muốn lựa chọn một ứng viên tiêu biểu để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của mình, chúng tôi cho rằng Magento đây sẽ là sự lựa chọn tin cậy và vô cùng an toàn cho bạn. Bạn có muốn tìm hiểu về Magento là gì không? Học lập trình Magento xong sẽ làm công việc gì? Những lý do nên sử dụng Magento có gì đặc biệt? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, cùng đọc ngay những chia sẻ này của chúng tôi nhé.

Ưu điểm của Magento là gì?

Định nghĩa Magento là gì?

Rất nhiều người quan tâm và không biết Magento là gì. Nhiều người nhầm lẫn chữ cía Magento với mageto, mangento bởi sự giống nhau trong các con chữ. Đây là một ứng dụng của mã nguồn mở, xây dựng trên nhiều website khác nhau của các trang thương mại điện tử. 

Trên thực tế, Magento hay được gọi theo hai loại, đó là Magento framework và Magento php. Thế nhưng sự thực nó vẫn chỉ là một, bởi vì Magento sử dụng chính là ngôn ngữ PHP và được ứng dụng dựa trên nền tảng của Zend Framework. Hai phiên bản của sản phẩm là Enterprise edition và Community Edition có sự khác biệt rõ rệt, phiên bản EE sẽ phải trả phí trong quá trình sử dụng, còn phiên bản CE thì miễn phí. Thế nên trước khi muốn tìm hiểu về Magento sâu hơn, bạn nên biết qua những thông tin cơ bản này nhé.

Việc làm của lập trình viên Magento là gì?

Sau khi nắm rõ Magento là gì, bạn cần phải biết công việc một ngày của lập trình viên Magneto la gi. Điều này có thể giúp cho bạn nhanh chóng học Magento với sự ưa thích và thấu hiểu nhiều hơn. Cơ sở dữ liệu mà những lập trình viên sẽ sử dụng là MariaDB và MySQL. Đây đều là những cơ sở dữ liệu có ngôn ngữ lập trình ổn định, thành phần cơ bản. Nó có thể được áp dụng nhiều quy ước khác nhau về lập trình hướng đối tượng, cũng như kiến trúc MVC – hay còn được biết đến là Model View Controller. 

Mô hình entity Attribute Value cũng được sử dụng để nhanh chóng lưu trữ các dữ liệu. Ngoài ra, phần mềm Magento 2 cũng được cải tiến và sử dụng mô hình mới Model View View cho thêm mã front end vào nó. Phương pháp mà phần mềm này đã áp dụng đó là sử dụng phần mềm Javascript với ứng dụng knockout.js.

Giới thiệu kỹ hơn về Magento open source, đây là một nền tảng thương mại điện tử, được sử dụng mã nguồn mở. Chúng được các nhà phát triển sử dụng nhiều hơn như những tài nguyên gốc, tiếp tới mở rộng thêm các chức năng của nó bằng việc thêm nhiều plug in mới hơn. 

Các phiên bản phát hành từ trước cũng như phiên bản hiện tại đều được có sẵn ở trên trang web Magento Commerce. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tải về như những file thông thường khác. Với phiên bản mới này, chúng có thể đóng góp rất hiệu quả vào việc phát triển trang web ở trên Github.

Một số công việc chính mà lập trình viên thường làm

Dưới đây là một số chia sẻ chi tiết để bạn hiểu thêm công việc lập trình viên Magento là gì, đừng bỏ qua nhé.

  • Performance tuning
  • Có thể cập nhật các version mới ngay khi Magento tung ra phiên bản mới
  • Tích hợp nhiều hệ thống khác nhau như POS, CRM, ERP cùng với các cổng thanh toán
  • Tạo nên nhiều import category và product
  • Tùy biết nhiều extension đã có trong hệ thống nhờ vào nhà cung cấp thứ 3 phát triển
  • Phát triển thêm nhiều extension mới
  • Có thể tùy biến core của Magento hiệu quả, từ đó đáp ứng các quy trình thuận lợi hoặc mang đến những yêu cầu kinh doanh thực tế mới.
  • Đưa ra sự phát triển, có khả năng tích hợp hoặc tùy biến thêm nhiều theme khác nhau.
Sự kết nối của Magento

Sự kết nối của Magento

Các tính năng cơ bản của Magento là gì?

Một số tính năng cơ bản sẵn có của Magento là gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, không muốn bỏ qua. Chúng tôi sẽ mang đến chi tiết thông tin cho bạn dưới đây

  • Phân tích và báo cáo: Công cụ này tích hợp với dịch vụ khác từ google, giúp báo cáo hiệu quả
  • Quảng cáo và tiếp thị nhanh chóng: Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, coupon thú vị cho người dùng
  • Hỗ trợ quốc tế bởi có đa ngôn ngữ và nhiều đơn vị tiền tệ
  • Mang đến công cụ tìm kiếm nhanh chóng, đa dạng và thân thiện
  • Thanh toán rất nhanh, với nhiều phương thức khác nhau như thẻ tín dụng, Google checkout, đặc biệt hỗ trợ cho nhiều phương thức thanh toán bên ngoài.
  • Quản lý đơn hàng nhanh gọn
  • Dịch vụ khách hàng uy tín, đảm bảo liên hệ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả
  • Tài khoản khách hàng được bảo mật cao
  • Quản lý tồn kho cực kỳ nhanh chóng, rõ ràng
  • Quản lý danh mục hiệu quả, cực kỳ dễ tìm
  • Quản lý sản phẩm theo hình ảnh, có tùy chọn nhận xét, đánh giá thông tin vô cùng đầy đủ.

Một số lý do nên sử dụng Magento là gì?

Có SEO thân thiện

Có thể nói, tiêu chí lựa chọn Magento là gì không thể bỏ qua đầu mục này. Đây là một hệ thống quản lý nội dung vô cùng nhanh chóng và thân thiện, chúng giúp tối ưu SEO một cách cực kỳ hiệu quả. Nhờ đó ta có thể thực hiện các việc như:

  • Mô tả Meta
  • Thẻ Meta
  • Cụm từ khóa
  • Tiêu đề sản phẩm
  • Mang đến điều hướng lớp
  • Cẩn trọng thực hiện sơ đồ trang web
  • Tìm kiếm thêm URL một cách thân thiện
Việc làm lập trình viên Magento

Việc làm lập trình viên Magento

Có tốc độ được cải tiến

Tốc độ của Magento cực kỳ hiệu quả bởi chúng luôn được biết đến với khả năng tạo ra một trang web mới vô cùng nhanh chóng. Hiệu suất của nền tảng này đã đem đến một sự tin tưởng lớn cho người sử dụng.

Luôn an toàn và cực kỳ đáng tin cậy

Phần mềm Magento được nhắc đến như là nơi vô cùng an toàn và cực kỳ đáng tin cậy cho người sử dụng. Chúng trở thành một trang thương mại điện tử với mã nguồn mở vô cùng phổ biến, thu hút được cộng đồng người sử dụng rất lớn. Những nhà cung cấp giải pháp công nghệ, nhà tư vấn thương mại điện tử, người môi giới, chuyên viên thiết kế, các nhà cung cấp sản phẩm, chủ cửa hàng… đều được hình thành để có thể đáp ứng và trao đổi thêm nhiều thông tin khi lựa chọn Magento.

Có thể đáp ứng các điều kiện di động

Thiết kế web di động có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, và nếu bạn thắc mắc Magento là gì, có thể đáp ứng đủ nhưng quỹ chuẩn đấy không thì đừng quá lo lắng. Chúng đã được nhiều người sử dụng biết đến với việc ứng dụng được trên đa dạng nền tảng, thậm chí dù là phiên bản doanh nghiệp hay là phiên bản cộng đồng miễn phí, chúng đều được áp dụng thành công. Những cửa hàng thương mại điện tử sẽ luôn được tối ưu hóa để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hỗ trợ lựa chọn các dịch vụ lưu trữ tự do

Nhà bán lẻ khi sử dụng nền tảng Magento sẽ được lựa chọn nơi lưu trữ tự do theo cách mà họ mong muốn. Việc bắt buộc gắn bó với một hosting hiện tại đã không còn là điều gây phiền toái tới người sử dụng.

Cần biết điều gì khi thiết kế Magento

Cần biết điều gì khi thiết kế Magento

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về Magento là gì, cũng như những chia sẻ về lý do tuyệt vời mà bạn không thể bỏ lỡ phần mềm chuyên nghiệp này. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ mà mình mang đến là cực kỳ hữu ích và xứng đáng để bạn sử dụng, lựa chọn, thế nên bạn đừng bỏ qua nhé. Trên trang web Teky của chúng tôi còn rất nhiều thông tin mới hấp dẫn và những chia sẻ hay ho, bạn đừng nên bỏ lỡ. Tham khảo thử thông tin về GitHub là gì tại đây bạn nhé!

The post Magento là gì? Những lý do nên lựa chọn và sử dụng Magento Viet Nam appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/magento-la-gi/

Github là gì? Các thuật ngữ cơ bản của Github mà bạn không thể bỏ qua

Nhắc đến Github, chắc hẳn nhiều người sẽ quen thuộc và cảm thấy không hề xa lạ khi tìm hiểu và sử dụng. Đây là một hệ thống cho phép quản lý các dự án và những phiên bản code khác nhau, chúng hoạt động giống như một mạng xã hội, chỉ khác người sử dụng là những lập trình viên chuyên nghiệp. Nếu như bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm Github là gì, những lợi ích tốt mà gihub mang đến, cũng như chia sẻ về các thuật ngữ cơ bản git hub tạo ra, bạn đừng bỏ qua nhé. Chắc chắn thông tin mà chúng tôi mang lại cho bạn sẽ vô cùng xứng đáng để bạn tìm đọc sâu thêm đó. Cùng bắt đầu ngay thôi.

Nhiều người tò mò về github

Nhiều người tò mò về github

Github là gì?

Nhiều người thắc mắc không biết Github là gì. Đây là một dịch vụ vô cùng nổi tiếng, chúng có thể cung cấp những kho lưu trữ mã nguồn chất lượng đến cho các dự án khác ngoài phần mềm. Nhờ có những tính năng đầy đủ do Git mang lại, các phần mềm này được bổ sung thêm tính năng mới về social, giúp cho các developer tương tác với nhau một cách hiệu quả và trọn vẹn.

Chia sẻ thêm về GIT cho những ai chưa biết nhiều về dịch vụ này. Đây là công cụ quản lý các source code được tổ chức theo dạng các dữ liệu phân tán, do vậy nó được đánh giá vô cùng cao. Ngoài ra, sản phẩm này có khả năng đồng bộ các source code của team lên 1 server mới, giúp thời gian điều chỉnh nhanh và hiệu quả. Bất cứ ai cũng có thể được GIT hỗ trợ các thao tác về vấn đề kiểm tra source code trong quá trình làm việc, chi tiết bạn có thể tham khảo ở phần bên dưới.

Các phiên bản của Github

Nhắc đến các phiên bản của Github là gì, chúng tôi có thể thấy rằng Githu mang đến cho người sử dụng 2 phiên bản, đó phải hiện bản trả phí và phiên bản không mất phí. Các doanh nghiệp sẽ thường sử dụng những phiên bản có phí bởi chúng giúp team có khả năng quản lý hiệu quả, hơn nữa có thể phân quyền bảo mật dự án một cách dài hạn hơn. Còn nói chung phần lớn chúng ta đều sẽ sử dụng Githb không mất phí, vẫn có thể trải nghiệm nhiều tiện ích độc đáo hơn nữa không quá ảnh hưởng đến túi tiền của bạn.

Với Github, chúng cung cấp nhiều tính năng độc đáo về social networking như network graph, followers hay feeds để người sử dụng, phát triển có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của nhau thông qua phần lịch sử commit. 

Một số tính năng của Github là gì?

Dưới đây là một số tính năng của Github, bạn có thể đọc và tham khảo bởi chúng đều là những kỹ năng cốt lõi, có thể phát triển rất tốt cho việc sử dụng của bạn

Follow User: tính năng này giúp bạn có thể theo dõi những hoạt động của người khác.

Watch Project: Đây là tính năng giúp mọi người có thể theo dõi được các hoạt động của nhiều chương trình khác nhau. Nhờ đó họ có thể hiểu xem quá trình để mọi người phát triển các phần mềm như thế nào, hoạt động nhờ project này ra làm sao.

Wiki, thống kê, issue… được đặt vào các namespace và coi là các user.

Chia sẻ về github là gì

Chia sẻ về github là gì

Một số lợi ích mà Github mang đến cho người sử dụng

Có rất nhiều lợi ích mà Github mang đến cho người sử dụng. Tìm hiểu về Github là gì, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được sự tiện lợi của phần mềm này đấy. Tuy nhiên chúng tôi chỉ mang đến cho bạn một số gạch đầu dòng về các lợi ích chính, bạn tham khảo nhé.

  • Dễ dàng Markdown: Bạn có thể chỉnh sửa được các cách hiển thị của document, ví dụ như định dạng in nghiêng, in đậm, tạo list, thêm hình…
  • Có thể tracking về sự thay đổi qua nhiều version: Nếu bạn có nhiều member cùng thực hiện một dự án, sử dụng  Github sẽ giúp bạn lưu lại thay đổi mà bạn đã đẩy lên repository. Có thể nói rằng chức năng này khá giống với Google Drive.
  • Quản lý các source code cực kỳ dễ dàng: Nếu bạn muốn tạo ra repo, các nguồn code từ repo đó đều đã được lưu sẵn ở trên Github. Nó giúp bạn có thể coi lại quá trình mà mình đã làm việc thông qua những bình luận sau mỗi lần mà bạn commit. Trên thực tế, nhiều người có thể cùng làm một repo chứ không phải chỉ một người.

Cách thuật ngữ cơ bản của Github là gì bạn đã biết?

Nếu như bạn đã biết về Github là gì và đang muốn tạo tài khoản Github để sử dụng, bạn cần phải tìm hiểu về những lệnh này. Đây sẽ là cách để bạn có thể nắm vững được các kiến thức, bên cạnh đó áp dụng được nhanh chóng và thành thạo hơn đấy.

Gitignore

Có thể coi đây là file mặc định của git, được sử dụng để loại bỏ những thư mục hoặc những file mà mình thấy không cần thiết.

Diff

Sử dụng diff sẽ giúp so sánh được sự sai khác giữa nhiều phiên bản, ví dụ như phiên bản hiện tại và phiên bản mà bạn muốn so sánh bởi nó có thể thể hiện được sự khác nhau rõ rệt. 

Remote

Áp dụng remote sẽ giúp bạn điều khiển các nhánh từ repository nhanh chóng và hiệu quả hơn trên các git server. Chúng đối xử với những nhánh trên remote nhanh và hiệu quả tương tự như đối với các nhánh khác trên local.

Tag

Có tag, bạn sẽ thấy rằng đây là cách hay nhất của Github là gì để sử dụng và đánh dấu những commit, khi mà bạn đã có quá nhiều commit khác nhau khiến bạn bị rối và không thể kiểm soát được một cách kỹ càng.

Repository

Nhắc đến thành phần này, đây được coi là một kho quản lý dữ liệu tốt của Guthub, chúng giúp lưu trữ nhiều loại mã nguồn của project khác nhau, ngoài ra lưu trữ các thành phần dữ liệu một cách vô cùng hiệu quả.

Câu lệnh cơ bản trong github

Câu lệnh cơ bản trong github

Folk – Github là gì?

Thao tác Folk được đánh giá khá dễ dàng để sử dụng, khi bạn thực hiện sao chép repository từ chủ sở hữu khác về đến git account của mình. Nhờ đó bạn có thể sử dụng chúng như một repository của mình, do chính mình tự tạo ra.

Clone

Thuật ngữ clone này được nhiều người quen thuộc và sử dụng rất nhiều. Chúng được coi là nhân bản, hay là động từ thể hiện sự thực hiện nhân bản. Nhờ sử dụng clone, các repository, các project từ các hệ thống chạy trên cơ sở coi là git. Ta sẽ coi chúng ví dụ như cor, gitlab, Github hoặc là bitbucket.

Có clone sẽ giúp ta sao chép được các repository tại commit mà ta mong muốn, từ đó giúp chúng ta thêm nhiều cách để tiếp tục sử dụng và phát triển. Bởi vì thao tác này giúp tải hết các mã nguồn, dữ liệu về trong máy tính của bạn nên nhiều người đánh giá nó khá cao.

Commit

Không thể bỏ qua Commit nếu muốn biết rõ về Github là gì. Đây là một điểm trên cây công việc, hoặc ta gọi là cây phát triển công việc cực kỳ thân thuộc với những người làm lập trình

Branch

Hay còn được gọi là các nhánh. Chúng thể hiện rõ ràng sự phân chia của các version khi các phiên bản này đều có sự khác nhau nhất định.

Git – Github là gì?

Còn được gọi là prefix của các lệnh khi cần được sử dụng ở dưới CLI.

Cách github làm việc

Cách github làm việc

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về Github là gì để bạn tham khảo. Ngoài ra chúng tôi còn đem đến nhiều thông tin bổ ích, thú vị, để bạn có thể tham khảo trên trang web của Teky. Tin chắc rằng qua những chia sẻ ấn tượng như vậy, bạn sẽ có được định hướng đúng đắn cho bản thân và chọn được những tài liệu học tập bổ ích. Chúng tôi gợi ý bạn tham khảo thêm bài viết về Design Patterns rất hay và thú vị, đừng bỏ qua bạn nhé! Chắc chắn những thông tin này sẽ có lợi đối với quá trình tích lũy kinh nghiệm của bạn đó!

The post Github là gì? Các thuật ngữ cơ bản của Github mà bạn không thể bỏ qua appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/github-la-gi/

Design Pattern là gì? Thời điểm hợp lý để sử dụng Design Pattern là gì?

Khi gặp một số vấn đề về việc thiết kế phần mềm, nhiều người muốn tìm một giải pháp hợp lý nhất cho mình nhưng lại không biết chọn lựa cái gì. Sự khó khăn này nhiều lúc gây nên cảm giác bất lực, đôi chút mệt mỏi cho các lập trình viên. Nếu bạn muốn nhận được giải pháp được nhiều người lựa chọn, hãy đọc tiếp bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về Design Pattern là gì, sử dụng Design Pattern trong java cũng như các loại Design Pattern đang được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn tò mò, cùng đọc tiếp thông tin này nhé.

Tổng quan về Design Pattern

Tổng quan về Design Pattern

Định nghĩa Design Pattern là gì?

Nhiều người thắc mắc không biết Design Pattern là gì. Có nhiều bạn đọc nhầm lẫn tên Design Pattern thành Pattern Design hoặc Design Patterns, tựu chung chúng vẫn là những giải pháp được đưa ra một cách tổng thể sau khi được tối ưu hóa và tái sử dụng. Việc này thường được áp dụng cho các phần mềm thiết kế mà ta thường gặp phải mỗi ngày. Nhiều người coi đó là các tập giải pháp sau khi được suy nghĩ, giải quyết trong một tình huống vô cùng cụ thể.

Tác dụng của Design Pattern là gì?

Nhờ có Design Pattern, các lập trình viên có thể áp dụng để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau một cách tương tự. Một số vấn đề mà các bạn gặp phải, có thể nếu bạn đã có kinh nghiệm về lĩnh vực IT, bạn có thể tự nghĩ và đưa ra những giải pháp cho nó. Thế nhưng đó không phải là phương pháp tối ưu và được đánh giá một cách cao nhất. Tốt nhất bạn vẫn nên ứng dụng phần mềm này để đem đến những giải pháp chất lượng cho mình.

Ngoài ra, bạn cần phải hiểu rõ rằng sử dụng Design Pattern không phải là đang sử dụng một loại ngôn ngữ cụ thể nào cả. Nhờ có Design Pattern mà chúng ta có thể thực hiện được phần lớn ngôn ngữ lập trình hiện tại. Nhờ có giải pháp này, bạn có thể giải quyết các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, từ đó cung cấp các giải pháp lập trình hướng đối tượng (OOP)

Lý do sử dụng Design Pattern là gì?

Sau khi biết về định nghĩa Design Pattern là gì, hiểu được lý do sử dụng Design Pattern la gi cũng vô cùng cần thiết. Một số chia sẻ sau đây của chúng tôi có thể làm cho bạn đọc hiểu được về vấn đề này.

  • Phần mềm giúp cho các lập trình viên có thể hiểu sâu thêm về các mã code của người khác một cách nhanh chóng hơn nhiều lần. Có thể nói cách khác là hiểu về những mối quan hệ giữa các Module với nhau. Các thành viên ở trong team sẽ trao đổi với nhau một cách dễ dàng và cùng nhau xây dựng các dự án mà không mất quá nhiều thời gian. 
  • Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì với vấn đề sau khi mình đã giải quyết, sử dụng các loại Patterm này sẽ là cách hữu hiệu giúp bạn giải quyết các khúc mắc thay vì phải tìm những giải pháp tốn kém, mất nhiều thời gian. 
  • Các giải pháp do Design Pattern mang đến đều đã được tối ưu hóa một cách tối đa, hơn nữa kiểm chứng rõ ràng vài giải quyết tốt trong software engineering. Với dạng tổng quát này, phần mềm có thể tăng tốc độ phát triển bằng cách đưa ra nhiều mô hình khác nhau, bao gồm mô hình phát triển, mô hình test khi đã qua kiểm nghiệm.
  • Nhờ có Design Pattern mà sản phẩm được linh hoạt hơn qua nhiều khâu, có thể dễ dàng mang đi bảo trì và thay đổi nếu có rủi ro xảy ra
  • Việc phát triển phần mềm luôn gắn liền với những yêu cầu thay đổi. Hệ thống khi phình to ra sẽ có những tính năng mới được thêm vào.

Thời điểm tốt để sử dụng Design Pattern là gì?

Như bạn đã biết trên phần Design Pattern là gì, đây là giải pháp giảm công sức suy nghĩ cũng như thời gian giải quyết cho các vấn đề mà ta chưa có lời giải. Nhờ vào mô hình này, chương trình có thể chạy nhịp nhàng, uyển chuyển hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng quản lý các tiến trình hoạt động, nâng cấp bảo trì hiệu quả và an toàn hơn.

Thế nhưng sử dụng Design Patterns là gì vẫn có những điểm bất cập mà người dùng có thể gặp khó khăn đôi chút. Nó là một lĩnh vực mới được đánh giá là hơi trừu tượng và khó nhằn cho người sử dụng. Nếu bạn viết một loại code mới ngay từ đầu, có thể bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của các mẫu thiết kế. Còn đối với code cũ thì ngược lại, việc áp dụng có thể gây ra khó dễ cho bạn.

Một vấn đề khác mà bạn có thể gặp phải là performance từ product. Nếu muốn đụng vào để sử dụng và sửa chữa, bạn cần phải hiểu rõ toàn bộ mã nguồn. Tùy thuộc vào độ may mắn của bạn mà mã code có thể đơn giản hoặc cực kỳ phức tạp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian mà bạn bỏ ra để nghiên cứu dữ liệu.

Nhiều người quan tâm về phần mềm này

Nhiều người quan tâm về phần mềm này

Giới thiệu một số tài liệu học bạn cần tham khảo ngay

Dưới đây là một số tài liệu học Design Pattern cực kỳ hay và thú vị mà bạn không nên bỏ qua. Những tài liệu này sẽ giúp bạn tạo nên những mẫu thiết kế hướng đối tượng tối ưu hóa và chất lượng tốt, đảm bảo mang đến cho bạn những giây phút học tập vô cùng chất lượng.

  • Sách Design Patterns For Dummies: Đây là cuốn sách của tác giả Steven Holzner. Ngay từ tên của cuốn sách ta đã có thể hiểu được rằng đây là cuốn sách dành cho người mới, ngay cả những Dummies cũng có thể hiểu và sử dụng được. Chúng áp dụng nhiều kiến thức dễ hiểu và được nhiều người lựa chọn làm giáo trình để mình tham khảo.
  • Sách Head First Design Patterns: Đây là cuốn sách được nhiều người tìm đến bởi chúng được cải biên và tái bản rất nhiều lần, thế mới hiểu lượng người đọc và sử dụng sản phẩm này nhiều đến thế nào. Cuốn sách này được đánh giá là rất dễ hiểu đối với những người mới nhập môn, ngôn ngữ cũng thông dụng và dễ áp dụng, hãy sử dụng ngay bạn nhé.
  • Sách Design Patterns: Elements of Reusable Object-Oriented Software: Nếu hỏi cuốn sách nào là bước đi đầu tiên dành cho những thể loại Design Pattern thì chắc chắn đây sẽ là cuốn sách được nhắc tên tới. Chúng có cách trình bày khá khô cứng và hơi giống một quyển giáo trình, sách giáo khoa. Nhưng tin rằng càng nghiền ngẫm kỹ, bạn sẽ càng thấy những điểm thú vị trong cuốn giáo trình này, tuyệt đối không làm cho bạn cảm thấy thất vọng và muốn từ bỏ sử dụng đâu.

Một số tài liệu tham khảo thú vị khác để mở rộng kiến thức

Nếu muốn mở rộng thêm vốn kiến thức của mình về vấn đề Design Pattern là gì, bạn có thể đọc thêm nhiều sản phẩm khác. Đây đều là những sản phẩm được khuyên dùng để bạn nâng cao trình độ, phù hợp với những người đã có một chút vốn kiến thức cơ bản như: Refactoring to Patterns, Patterns of Enterprise Application Architecture, Applying UML and patterns…

Thiết kế Design Pattern trong Java

Thiết kế Design Pattern trong Java

Các loại Design Pattern là gì?

Nếu muốn biết cách loại Design Pattern là gì, đọc ngay những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được dưới đây nhé!

Behavior Patterns

Chain of responsibility

Visitor

Template method

strategy

State

Observer

Memento

Mediator

Iterator

Interpreter

Command

Structural Patterns 

Proxy

Flyweight

Facade

Decorator

Composite

Bridge

Adapter

Creational Patterns

Singleton

Prototype

Factory

Builder

Abstract Factory

Phân loại Design Pattern là gì?

Phân loại Design Pattern là gì?

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về Design Pattern là gì. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu thêm nhiều điều hơn về giải pháp được đánh giá cao nhất hiện nay, ngoài ra giúp bạn có thể cải thiện tiến độ làm việc của bản thân mình. Đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức thông minh trên website Teky bạn nhé. Chúng tôi giới thiệu cho bạn bài viết Agile là gì rất hay và thú vị, đừng bỏ qua nhé!

The post Design Pattern là gì? Thời điểm hợp lý để sử dụng Design Pattern là gì? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/design-pattern-la-gi/

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Ngôn ngữ Golang là gì? Tại sao bạn nên sử dụng ngôn ngữ này?

Sau 8 năm ra đời và hoạt động, Golang trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới. Nó đứng sau thành công của rất nhiều phần mềm nổi tiếng như Docker hay Kubernetes. Vậy bạn đã biết những đặc điểm nổi bật của Golang hay chưa? Nó có gì khác với các loại ngôn ngữ lập trình còn lại và nên được dùng khi nào? Bài viết sau của Teky sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về ngôn ngữ Golang.

Giới thiệu về ngôn ngữ Golang

Go Language là gì? Golang còn được gọi là ngôn ngữ lập trình Go. Nó được thiết kế và sáng tạo nên từ các nhân viên của Google. Tuy nhiên Golang không thuộc Google, nó tồn tại giống như một dự án nguồn mở.

Golang giống như C++ hay Java, nó cũng là một ngôn ngữ dùng để lập trình. Tuy nhiên điểm khiến ngôn ngữ Go trở nên khác biệt nằm ở sự đơn giản của nó. Nó sở hữu những cú pháp khá tinh gọn. Điều này có thể khiến những người mới học thấy khó khăn. Dù vậy cú pháp của Go có độ tương đồng rất lớn với C++. Vì thế nếu bạn đã quen thuộc với C++ thì việc học Golang không còn là điều khó khăn.

Ngôn ngữ Golang là gì?

Ngôn ngữ Golang là gì?

Tương tự như vậy, Go cũng có rất nhiều điểm chung với Java. Nó cũng được dùng để xây dựng và phát triển các ứng dụng cross-platform. Điều này khiến nó dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng lập trình dù được sinh sau đẻ muộn.

Nhìn chung, ngôn ngữ lập trình Go được đánh giá như một công cụ nhỏ gọn và sắc bén. Nó giúp vận hành chương trình một cách nhanh chóng tại nhiều điều kiện khác nhau. Golang sở hữu độ tương thích rất cao, giống như cách mà Google phủ sóng thanh tìm kiếm của thế giới vậy.

Những đặc điểm nổi bật của Golang

Lợi thế khi sử dụng ngôn ngữ Golang

Tiện ích

Không phải tự nhiên là Golang lại được so sánh với nhiều loại ngôn ngữ lập trình đến thế. Nó thậm chí còn không thua kém những loại ngôn ngữ kịch bản như Python nhờ khả năng đáp ứng vô vàn những nhu cầu lập trình thường thấy.

Ngôn ngữ Golang sở hữu một tính năng nổi bật và độc quyền mang tên goroutines. Goroutines tồn tại như một công cụ tích cực giúp giải quyết rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Nó có thời gian khởi động nhanh hơn threads thông thường. Công cụ này cũng sở hữu đa kênh và có khả năng cho phép sự giao tiếp giữa các kênh này. Ngoài ra, goroutines còn có mutex locking, một tính năng cho phép khóa lại các cấu trúc dữ liệu để việc đọc và ghi nhớ không xảy ra xung đột.

Tốc độ

Tốc độ nhị phân của ngôn ngữ Golang đương nhiên sẽ có thể chậm hơn C++. Tuy nhiên hiệu suất làm việc giữa chúng lại không có chênh lệch nhiều. Và Golang cũng nhanh hơn các ngôn ngữ phổ biến khác như Java, Python hay Ruby… Vì thế đây được coi như một điểm cộng của Golang.

Công dụng của Golang là gì?

Công dụng của Golang là gì?

Linh hoạt

Không cần có sự xuất hiện bắt buộc của external dependencies, các tệp dữ liệu executable được tạo bằng toolchain của Golang vẫn có thể tự hoạt động một cách trơn tru. Toolchain của Go cho phép hỗ trợ rất nhiều hệ điều hành cũng như các loại phần cứng khác nhau và cũng được dùng như một công cụ biên dịch hệ nhị phân qua các nền tảng.

Tương thích

Một trong những điều kiện cần thiết ở một ngôn ngữ lập trình là sự tương thích của nó đối với những hệ thống khác nhau. Ngôn ngữ Golang có thể liên kết với thư viện C bên ngoài lẫn hệ thống native bên trong. Các liên kết được thực hiện có khả năng bổ trợ cho hiệu suất của nhau. Từ đó rút gọn thời gian phát triển phần mềm.

Hỗ trợ

Golang được liên kết với rất nhiều bên thứ ba khác nhau. Từ đó mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới lạ và độc đáo. Ba nền tảng lớn nhất mà Go có cơ hội góp mặt là Linux, MacOS và Windows. Việc Toolchain của Go luôn có sẵn trong thư viện của những hệ điều hành này giúp cho những newbie triển khai chương trình Golang lần đầu tiên không còn gặp khó khăn nữa. Go cũng tích cực hỗ trợ cho các môi trường phát triển được sử dụng nhiều như Microsoft Visual Studio Code và Komodo IDE của ActiveState.

Nhược điểm còn tồn tại trong Golang

Không có gì là tồn tại hoàn hảo, Golang cũng như vậy. Ngôn ngữ này vẫn còn những nhược điểm riêng khiến người dùng phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Một ví dụ về Golang

Một ví dụ về Golang

Nhược điểm đầu tiên phải kể đến là ngôn ngữ Go không hỗ trợ công cụ Generics. Điều này làm người dùng đánh mất đi cơ hội kiến tạo nên những code rõ ràng. Thay vào đó, các mã được tạo ra rất khó hiểu và trừu tượng. Go vẫn đang trong quá trình xem xét trang bị thêm Generics. Điều này có thể không cần thiết với những nhà lập trình lão làng, những người vốn không ngại những đoạn mã khó.

Tiếp theo phải kể đến quy tắc vô cùng nghiêm ngặt của Go. Đối với nhiều người đây là lợi thế bởi nó giúp hệ thống hóa các quy trình bạn đang thực hiện. Tuy nhiên nó cũng sẽ giới hạn khả năng sáng tạo của người dùng. Bạn có thể khắc phục bằng cách ghi đè lên những quy tắc này bằng những plugin sáng tạo.

Nhược điểm cuối cùng của ngôn ngữ Golang đến từ sự tối giản của nó. Golang rất nhẹ và nhỏ gọn. Tuy nhiên chính điều đó đôi khi gây ra sự quá tải trong chu trình vận hành. Thư viện của Golang cũng không rộng rãi như các ngôn ngữ khác. Điều đó làm hạn chế khả năng lưu trữ của người dùng.

Khi nào nên sử dụng Golang?

Để sử dụng được Go lang một cách tối ưu nhất, bạn phải nắm rõ những trường hợp nên sử dụng loại ngôn ngữ này.

Phân phối các dịch vụ mạng

Các chương trình network application phụ thuộc chủ yếu vào native và concurrency. Mà đây lại là 2 điểm mạnh lớn của Go vì ngôn ngữ này sở hữu các goroutines và các channel rất ưu việt. Tác vụ native và concurrency của các chương trình mạng được tối ưu hóa để tốc độ diễn ra nhanh chóng nhất, thao tác thực hiện trơn tru và chính xác nhất. Người ta thường sử dụng Go cho các dịch vụ điện toán đám mây hoặc phân phối thông tin nhờ ưu điểm tại lĩnh vực tốc độ và độ chuẩn xác.

Khi nào nên dùng Golang

Khi nào nên dùng Golang

Thay thế cho cơ sở hạ tầng hiện có

Công nghệ thông tin phát triển lên từng ngày. Vì thế cơ sở hạ tầng của một công ty hay tập đoàn có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu. Go là một ngôn ngữ phù hợp để nâng cấp nền tảng nhờ sự đơn giản, gọn nhẹ. Ngôn ngữ Golang góp phần viết lại cơ sở hạ tầng một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro hao hụt dữ liệu, dễ dàng tương thích với nhiều nền tảng khác nhau, mang đến một cấu trúc vững chắc để dễ dàng bảo trì trong tương lai.

Không nên sử dụng ngôn ngữ Golang khi nào?

Ưu điểm của Golang là thiết kế tinh gọn và tối giản. Nó giúp cho quá trình phát triển phần mềm trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, để đánh đổi cho sự đơn giản đó là kích thước dữ liệu vô cùng lớn. Một câu lệnh đơn giản có thể ngốn trọn dung lượng của bộ nhớ thông thường. Chính vì thế mà Golang chỉ phù hợp cho các dự án có quy mô phức tạp. Sử dụng Go cho các dự án nhỏ chỉ gây ra lãng phí tài nguyên và phức tạp hóa cách triển khai mà thôi.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Framework là gì?

Với bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đọc đã nắm chắc được khái niệm Golang là gì. Tuy không quá khó hiểu nhưng Golang cũng có những lưu ý rất riêng mà người dùng cần để tâm nếu muốn sử dụng thật tốt. Golang vẫn đã và đang là một ngôn ngữ lập trình triển vọng và hứa hẹn sẽ có những bước tiến dài trong tương lai. Vì thế trang bị thêm cho bản thân một kỹ năng cần thiết như thế này không bao giờ là thừa đâu bạn nhé!

The post Ngôn ngữ Golang là gì? Tại sao bạn nên sử dụng ngôn ngữ này? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/ngon-ngu-golang/

Framework là gì? Những điều bạn cần biết về Framework

Nếu là một người hay theo dõi những xu hướng công nghệ mới, chắc hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với khái niệm Framework. Framework là một công cụ để nhà lập trình có thể tối ưu hóa các chu trình phát triển một phần mềm. Vậy Framework là gì? Liệu bạn cần nắm những thông tin gì để có thể sử dụng Framework một cách thành thạo? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

Framework là gì?

Theo nghĩa tiếng Việt, Framework dùng để chỉ bộ khung cơ bản của một công trình nào đó, có thể là một căn nhà, một sản phẩm hoặc một ứng dụng. Trong công nghệ thông tin, Framework được dùng để chỉ một thư viện tổng hợp. Trong đó có sẵn rất nhiều đoạn code được viết mẫu, các trình biên dịch, diễn dịch, mô hình sản phẩm, API… Nói chung, đây là những yếu tố cơ bản nhất để bạn phát triển ý tưởng sản phẩm của mình. Framework sẽ cung cấp cho bạn một căn nhà trống. Việc của nhà lập trình là sắp xếp nội thất và bày trí theo ý muốn của bản thân.

Định nghĩa Framework là gì?

Định nghĩa Framework là gì?

Thay vì mất thời gian để xây dựng nên những yếu tố cấu trúc cơ bản của một sản phẩm, lập trình viên có thể lấy sẵn các bộ khung từ Framework. Framework mang đến sự trợ giúp đắc lực cho người dùng. Chúng cung cấp nhiều bộ ý tưởng mới mẻ và sáng tạo. Có thể nói rằng, Framework tồn tại như một “siêu thị vật liệu” cho lập trình vậy.

Vậy liệu sử dụng những Framework có làm giảm đi tính đa dạng của sản phẩm hay không? Câu trả lời là không. Framework chỉ cung cấp những thứ cơ bản nhất, tức là khung sườn gần như tương đồng mà sản phẩm nào cũng phải có. Còn cách phát triển tiểu tiết hoàn toàn nằm trong tay của lập trình viên. Đó là những định nghĩa Framework cơ bản nhất.

Đặc điểm của Framework là gì?

Tính năng cốt lõi của Framework

Framework mang đến vô vàn những tính năng khác nhau. Tùy theo chủng loại Framework và cách người dùng cài đặt, công cụ này sẽ trợ giúp ở đa dạng lĩnh vực. Tuy nhiên, có vài tính năng nổi bật mà bạn nên biết rõ nếu muốn nắm chắc Framework là gì.

  • Libraries: Giống như tên gọi của nó, Libraries là một thư viện mã code. Những mã code được viết sẵn ở đây có thể lấy từ nhiều nguồn miễn phí hoặc có trả phí khác nhau mà Framework đề cử. Bạn cũng có thể tự viết ra code và lưu lại hoặc up lên cộng đồng chung. Người dùng có thể sử dụng cái tool hoặc plugin để quản lý thư viện riêng của mình.
  • API: Là phương thức chung để kết nối một ứng dụng chính với các ứng dụng khác. API chịu trách nhiệm biên dịch các tệp tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh từ những ứng dụng khác nhau thành một dạng ngôn ngữ phổ biến như JSON hay Java. API cho phép các ứng dụng từ những hệ điều hành hoặc ngôn ngữ khác nhau có thể kết nối với nhau.
  • Scaffolding: Được thiết kế như một bộ khung các quy tắc để hướng dẫn người dùng truy cập vào các cơ sở dữ liệu.
  • AJAX: Giúp cập nhật thông tin, database tự động mà không cần load lại trang.
  • Security: Giúp bảo mật và xác thực thông tin người dùng.
  • Compilers: Hỗ trợ hệ thống biên dịch từ mã code qua ngôn ngữ văn bản.
Đặc điểm của Framework

Đặc điểm của Framework

Ưu điểm của Framework là gì?

Ưu điểm lớn nhất của Framework là cung cấp hệ thống quản lý tính năng phù hợp cho cách ứng dụng và phần mềm. Thay vì phải xử lý các bước đăng ký, đăng nhập rồi quản lý rất rườm rà, Framework sẽ thay người dùng xử lý hết. Framework có sẵn hết tất cả các tính năng, đa dụng như một vị quản gia tận tụy. Người dùng chỉ cần sử dụng ngay những plugin sẵn có mà không cần cài đặt gì thêm.

Vì sở hữu nhiều tính năng cơ bản nên Framework giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều công sức và thời gian khi phát triển một sản phẩm. Thay vì phải tỷ mỉ tạo ra từng bộ phần rồi ghép chúng lại, giờ đây lập trình viên sẽ dùng ngay những bộ khung sẵn có trên Framework. Việc cần làm còn lại là điền vào những chi tiết nhỏ thôi.

Khi người dùng hoàn thành một sản phẩm và có những tiêu chuẩn riêng áp dụng cho các sản phẩm kế tiếp, Framework sẽ đảm nhiệm chức năng lưu giữ những tiêu chuẩn này. Từ đó tự động áp dụng cho những sản phẩm sau.

Ngoài ra, Framework hoạt động như một thư viện mở. Bên cạnh những đầu sách có sẵn, người dùng có thể tự động thêm vào những quyển sách mình mong muốn. Cụ thể, lập trình viên sẽ ghi đè thêm các tính năng có chọn lọc hoặc cài đặt các plugin cần thiết cho hoạt động phát triển phần mềm, miễn là trong phạm vi quy định.

Framework có rất nhiều công dụng

Framework có rất nhiều công dụng

Nhược điểm của Framework là gì?

Không có phần mềm nào hoàn hảo 100% mà không có nhược điểm. Framework cũng như vậy. Nó tồn tại một số điểm trừ riêng mà người dùng cần lưu ý.

Tính năng của Framework rất đang dạng và ưu việt. Nhưng đi kèm với điều ấy là thao tác và cách sử dụng không hề dễ dàng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian trước khi thực sự làm chủ được Framework.

Ngoài ra, vì được tồn tại dưới dạng một mẫu chuẩn nên các Framework có dung lượng rất lớn, thậm chí lên đến hàng trăm MB code dù mới chỉ ở dạng khung cơ bản. Vì Framework lớn như vậy nên nó cũng sẽ không phù hợp với các ứng dụng nhỏ. Để phát triển các phần mềm đơn giản, bạn vẫn nên tự viết code sẽ nhanh hơn.

Bên cạnh đó, Framework có một số quy tắc nhất định. Người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định này. Từ đó hạn chế một số hướng phát triển sáng tạo riêng.

Giới thiệu một số loại Web Framework phổ biến

Trước khi đến với những loại Web Framework phổ biến, ta sẽ cùng bắt đầu với định nghĩa Web Framework là gì? Rất đơn giản, Web Framework là những loại frame chuyên dụng cho việc phát triển website.

Ruby on Rails

Ruby on Rails là một trong những Web Framework mạnh mẽ nhất. Nó đem đến những ưu điểm tuyệt vời như hệ điều hành đơn giản, dễ sử dụng, ngôn ngữ lập trình cũng rất dễ học và làm quen. Ruby on Rails sử dụng khá ít mã code, vì thế tốc độ tạo ra một khung sườn mẫu rất nhanh. Dù ít code nhưng ứng dụng này vẫn có độ thông minh rất cao, nó có thể tự động hóa quá trình họa chỉnh với các định nghĩa hàm có sẵn.

Việc cài đặt và bảo trì Ruby on Rails cũng rất dễ dàng và tốn kém ít chi phí. Nếu bạn nắm được cách sử dụng Ruby on Rails, việc trải nghiệm các Web Framework cũng là điều rất dễ dàng.

CakePHP

Ví dụ về một loại Framework

Ví dụ về một loại Framework

CakePHP là một cái tên khá quen thuộc. CakePHP không được mạnh mẽ như các Framework khác, tuy nhiên chính nhờ sự nhỏ gọn lại mang đến ưu điểm nổi bật nhất cho nó. CakePHP phù hợp để sử dụng cho những website nhỏ, đơn giản. Nó đã góp phần tạo nên rất nhiều trang chủ chính thức của những hãng tên tuổi trên thế giới như Hyundai, BMW…

Spring

Nếu CakePHP được phát triển dựa trên PHP thì Spring lại có xuất phát điểm với Java. Chính vì thế, nó tương thích được hầu hết các hệ điều hành lẫn plugin khác nhau. Điều này giúp đa dạng hóa những thao tác mà người dùng có thể sử dụng. Bằng cách sử dụng các template, Spring giúp đơn giản hóa quy trình phát triển ứng dụng và giảm đi rất nhiều nghi thức bắt buộc. Bằng cách sử dụng Dependency Injection, Spring giúp kéo dãn sự ràng buộc giữa những thành phần khác nhau.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Computer Science là gì?

Vừa rồi Teky đã giúp bạn đọc điểm nhanh qua những thông tin cơ bản về Framework như Framework là gì hay Framework mang đến những tính năng nào. Đây là một khái niệm cơ bản và rất dễ sử dụng. Vì thế chúng tôi tin rằng những thông tin này không quá khó khăn để bạn có thể tự học. Lợi ích mà Framework mang đến là rất nhiều. Vì thế đừng bỏ qua phần mềm tuyệt vời này nhé!

The post Framework là gì? Những điều bạn cần biết về Framework appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/framework-la-gi/

Computer Science là gì? Trường Đại học nào đào tạo ngành này?

Computer Science là một trong những ngành tiềm năng trong tương lai. Lý do là vì công nghệ thông tin và khoa học 4.0 đang dần bùng nổ. Rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn xuất hiện. Từ đó dẫn đến nhu cầu học Computer Science tăng cao. Vậy bạn đọc đã hiểu Computer Science là gì hay chưa? Teky sẽ giải đáp những thông chi tiết xung quanh ngành này và gợi ý những trường Đại học hàng top có đào tạo Khoa học máy tính trong bài viết sau.

Giới thiệu Computer Science là gì?

Computer Science hay còn được gọi với tên Khoa học máy tính là một ngành liên quan đến việc nghiên cứu máy tính. Nó cho phép người học nghiên cứu lý thuyết và tính toán về môn khoa học máy tính cùng những ứng dụng của chúng vào cuộc sống hằng ngày. Cụ thể, khoa học máy tính sẽ tập trung vào hai ngành nhỏ cơ bản nhất là:

  • Xây dựng thuật toán và ứng dụng chúng vào khoa học kỹ thuật, hoạt động lưu trữ, tương tác và truyền dữ liệu kỹ thuật số.
  • Xây dựng phần mềm và làm việc với các dạng thông tin trên mạng Internet.

Nhìn chung, Computer Science mang đến những cơ hội làm việc với máy tính cho người học. Không chỉ vậy, khoa học máy tính còn liên quan đến việc xây dựng và điều khiển hệ điều hành hay những bộ xử lý dữ liệu phức tạp. Nhìn xa hơn, ngành này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho việc phát triển trí tuệ thông minh nhân tạo Al – đang và sẽ trở thành một công nghệ được săn đón trong tương lai.

Computer Science nghĩa là gì?

Computer Science nghĩa là gì?

Nếu để nói về những việc làm thực tế và gần gũi hơn, khoa học máy tính cho phép thực hiện các bảo mật thông tin và xử lý kỹ thuật trên máy tính, thiết kế và phát triển các ứng dụng trên cả máy tính lẫn điện thoại.

Có thể nói rằng trong Science Computer ẩn chứa rất nhiều ứng dụng thực tiễn quen thuộc đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vì thế tiềm năng của ngành này là không giới hạn.

Phân biệt khoa học máy tính và công nghệ thông tin

Để hiểu rõ hơn Computer Science là gì, bạn cần phải phân biệt nó với công nghệ thông tin. Hai ngành này có sự tương đồng rất lớn nhưng lại hoàn toàn không phải là một.

Khoa học máy tính sẽ cho phép sinh viên được nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào trong máy tính. Cụ thể, thông qua các môn như toán cao cấp, xác suất thống kê, thuật toán nâng cao…. người dùng sẽ tìm được cách tiếp cận với lĩnh vực điều hành và truyền đạt thông tin. Ví dụ như các phần mềm, hệ thống quản lý và tập lệnh sẽ được những nhà khoa học máy tính tương lai sáng tạo ra. Mục đích là để tối ưu hóa quá trình làm việc cùng với máy tính. Tại môi trường giảng đường Đại học, sinh viên ngành Computer Science sẽ được hướng dẫn về các ngôn ngữ lập trình, cách viết mã và phát triển phần mềm.

Rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành khoa học máy tính

Rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành khoa học máy tính

Còn công nghệ thông tin cũng sẽ là người làm việc trực tiếp với máy tính. Tuy nhiên nhiệm vụ của công nghệ thông tin không phải tạo ra phần cứng và phần mềm mà là ứng dụng chúng. Họ chỉ học về cách điều khiển, sử dụng các hệ điều hành, ứng dụng và phần mềm được tạo ra từ kỹ sư máy tính. Công việc của ngành này là tối ưu hóa cách sử dụng những sản phẩm mà khoa học máy tính tạo ra.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Computer Science là gì?

Cơ hội việc làm của ngành Computer Science là rất rộng lớn. Việc nắm rõ Computer Science là gì cũng sẽ giúp bạn đọc hiểu được các nghề nghiệp được đào tạo bởi ngành này.

  • Kỹ sư phần mềm – Software Engineer: Kỹ sư phần mềm là người đóng góp nhiều nhất trong quá trình phát triển một phần mềm. Những nhà thiết kế phần mềm chỉ có khả năng tạo nên những cái khung cơ bản. Còn kỹ sư phần mềm sẽ là người điền những chi tiết phức tạp vào cái khung đó. Kỹ sư phần mềm có thể đảm nhiệm công việc của người thiết kế luôn nhưng ngược lại thì không được.
  • Phân tích dữ liệu – Data Analytics: Trong thời đại thông tin Internet nở rộ như hiện nay, một nhà phân tích dữ liệu chịu trách nhiệm rất lớn trong một team phát triển sản phẩm. Người phân tích dữ liệu phải có khả năng quan sát, đánh giá kết hợp với dự đoán. Từ đó tổng hợp cô đọng lại và truyền đạt cho team phát triển của mình.
  • Nhà phát triển web – Web Developer: Đây có lẽ là một công việc khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn sau khi học xong khoa học máy tính. Những nhà phát triển web chịu trách nhiệm làm việc với các ngôn ngữ lập trình để viết nên những tính năng, thuộc tính của một website hoàn chỉnh.
Rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành khoa học máy tính

Rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành khoa học máy tính

Những trường Đại học đào tạo KHMT tại VN

Trường Đại học Bách khoa

Đại học Bách khoa là một cái tên rất quen thuộc khi nhắc đến những ngành liên quan đến công nghệ hay máy tính. Đại học Bách khoa là một trong những trường Đại học đầu tiên đào tạo về khối ngành kỹ thuật và đến hiện tại nơi đây vẫn luôn dẫn đầu. Là một trong những trường Đại học trọng điểm của Quốc gia, Bách khoa đã và đang mang đến chương trình đào tạo ưu việt, đảm bảo cho sinh viên một môi trường học tập hoàn hảo nhất.

Cũng vì hệ thống đào tạo khắt khe mà quá trình học tập tại đây sẽ rất áp lực. Tuy nhiên đây sẽ động lực tốt cho tương lai của mỗi sinh viên. Độ cạnh tranh đầu vào của ngành khoa học máy tính tại Đại học Bách khoa cũng rất cao. Chỉ tiêu khá thấp khi chỉ có 40 sinh viên. Vì thế điểm chuẩn luôn giao động ở mức trên dưới 27 điểm cho khối A và A01.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Computer Science là gì

Kinh tế Quốc dân là ngôi trường nổi tiếng với khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên tại đây cũng có ngành khoa học máy tính khá chất lượng. Với mục tiêu phấn đấu trở thành môi trường đào tạo đa ngành, Kinh tế Quốc dân vẫn đang làm rất tốt quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả các ngành học.

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều công việc khác nhau. Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, sinh viên đã được gửi đến nhiều công ty, tập đoàn nổi tiếng về kỹ thuật để tiến hành thực tập, thực hành. Khi ra trường, tất cả sinh viên đều có trong tay rất nhiều kinh nghiệm thực tế.

Khoa học máy tính tại Đại học Kinh tế Quốc dân phù hợp cho những em học sinh có năng lực học tập khá giỏi với mức điểm chuẩn tầm 23 đến 24 điểm.

Trường Đại học Công nghệ

Trường Đại học Công nghệ tiếp tục là một cái tên nổi tiếng khi nhắc về khối ngành Computer Science. Với 20 năm kinh nghiệm đào tạo, Đại học Công nghệ đảm bảo sẽ trang bị cho sinh viên đầy đủ những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc tương lai. Trường chủ động tổ chức rất nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học máy tính để mang đến những sân chơi rèn luyện cho sinh viên. Đội ngũ giáo viên trong trường đều có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và không ngại tiếp thu những kiến thức tiến bộ hiện đại mới.

Với chỉ tiêu 150 sinh viên và phổ điểm tầm 24-25 điểm, ngành khoa học máy tính tại Đại học Công nghệ không quá khó để có thể đỗ những vẫn cần sự cố gắng hết sức từ các em học sinh.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Thuật toán Quick Sort

Như đã nêu ở trên, Computer Science (Khoa học máy tính) hiện đang là một ngành hot trong xu thế hiện nay. Cơ hội việc làm mà Computer Science mang đến là vô cùng lớn. Vì thế những giải đáp Computer Science là gì sẽ giúp các em học sinh đứng trước ngưỡng cửa Đại học tự tin hơn khi lựa chọn ước mơ tương lai của bản thân. Chúc các em sẽ đỗ vào ngôi trường mong muốn và thành công thực hiện kế hoạch tương lai của mình!

The post Computer Science là gì? Trường Đại học nào đào tạo ngành này? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/computer-science-la-gi/

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Thuật toán Quick Sort là gì? Giới thiệu lập trình chi tiết nhất

Khi nhắc đến những thuật toán được sử dụng phổ biến trong lập trình thì không thể nào thiếu Quick Sort. Cũng giống như các thuật toán khác, Quick Sort không hề dễ “xơi” mà cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn toàn nắm chắc nó trong bàn tay. Trong bài viết sau, Teky sẽ giúp bạn giải đáp một số khái niệm cơ bản xung quanh thuật toán Quick Sort. Đây là sẽ những kiến thức hữu ích mà bất kỳ lập trình viên nào cũng cần hiểu rõ.

Tìm hiểu thuật toán Quick Sort là gì?

Giới thiệu về thuật toán sắp xếp

Vì Quick Sort cũng là một dạng thuật toán sắp xếp nên đầu tiên chúng ta sẽ điểm nhanh qua các phân loại phổ biến.

  • Thuật toán đơn giản với độ phức tạp O(n^2) bao gồm: Insertion Sort (sắp xếp chèn), Bubble Sort (sắp xếp nổi bọt), Selection Sort (sắp xếp lựa chọn).
  • Thuật toán hiệu quả với độ phức tạp O(nlogn) bao gồm: Heap Sort (sắp xếp vun đống), Merge Sort (sắp xếp trộn), Quick Sort (sắp xếp nhanh).
  • Thuật toán đặc biệt với độ phức tạp O(n) bao gồm: Counting Sort (sắp xếp đếm), Bucket Sort (sắp xếp phân cụm), Radix Sort (sắp xếp cơ số).
  • Xử lý các tập dữ liệu lớn bao gồm: External sort (sắp xếp ngoài).
Một ví dụ về thuật toán Quicksort Java

Một ví dụ về thuật toán Quicksort Java

Thuật toán sắp xếp trong dùng để xử lý các tệp dữ liệu nhỏ. Họ dữ liệu sẽ được đưa toàn bộ vào trong bộ nhớ của máy tính. Còn thuật toán sắp xếp ngoài chỉ sử dụng được cho các tệp dữ liệu lớn. Họ dữ liệu không thể đưa toàn bộ dữ liệu vào bộ nhớ trong cùng một lúc nhưng có thể đọc lần lượt từng bộ phận tại bộ nhớ ngoài.

Khái niệm thuật toán Quick Sort

Quick Sort có khái niệm khá tương đồng với Merge Sort. Tức là đều hoạt động dựa trên cơ chế chia và trị. Nó sẽ chịu trách nhiệm phân chia dữ liệu thành các mảng nhỏ và sắp xếp một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do tại sao Quick Sort mang ý nghĩa là sắp xếp nhanh.

Quick Sort được chia vào phân loại giải thuật sắp xếp với phức tạp thời gian là trung bình O(n log n) và xấu nhất O(n2). Độ phức tạp dữ liệu của thuật toán QuickSort tùy thuộc vào cách hiện thực. Tần suất tối ưu là thỉnh thoảng.

Thuật sắp xếp nhanh Quick Sort sẽ tiến hành chia nhỏ mảng thành hai phần. Thông qua phương pháp so sánh từng phần tử với một phần tử chốt, ta sẽ thu được một mảng gồm những phần tử nhỏ hơn hoặc bằng phần tử chốt và một mảng gồm những phần tử lớn hơn phần tử chốt. Mỗi phiên bản Quick Sort C++ khác nhau sẽ có một cách chọn phần tử chốt khác nhau. Có thể là phần tử đầu tiên, cuối cùng hoặc phần tử ngẫu nhiên, phần tử trung vị.

Hoạt động phân chia này diễn ra liên tục và chỉ dừng lại khi độ dài của mỗi phần tử con bằng 1. Để sắp xếp nhanh các phần tử con thu được thành một mảng hoàn chỉnh, người dùng sẽ sử dụng phương pháp đệ quy. Tất cả các thao tác này đều diễn ra trong thời gian tuyến tính.

Ý tưởng của thuật toán Quick Sort

Cách triển khai thuật toán Quick Sort Java

Đầu tiên, ta sẽ tiến hành chọn một pivot. Về cách chọn pivot, có rất nhiều cách để dùng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là chọn pivot đầu, pivot cuối và pivot giữa.

Sau khi đã chọn được phần tử người dùng sẽ cần khai báo 2 biến của 2 con trỏ để duyệt 2 phía của phần tử pivot. Lần lượt, ta sẽ trỏ biến bên trái đến mỗi phần tử nằm bên trái của phần tử pivot. Ngược lại, ta cũng sẽ trỏ biến bên phải đến mỗi phần tử nằm bên phải của phần tử pivot.

Ý tưởng về thuật toán Quicksort trong C++

Ý tưởng về thuật toán Quicksort trong C++

Với mỗi lần trỏ như vậy, ta tiến hành phân loại các phần tử. Tại bên trái, nếu biến trỏ nhỏ hơn phần tử thì chuyển giá trị sang phải. Còn tại bên phải, nếu biến trỏ nhỏ hơn phần tử thì chuyển giá trị sang trái. Nếu biến trỏ bằng phần tử thì tráo đổi giá trị 2 bên phải và trái. Cuối cùng, khi tất cả phần tử trái lớn hơn phần tử phải thì đây chính là giá trị chốt mới.

Lý thuyết cơ bản là như vậy nhưng với mỗi cách chọn phần tử, quá trình triển khai sẽ khác nhau. Dưới đây là ví dụ về 3 cách chọn phần tử phổ biến nhất.

Cách 1: Chọn phần tử đầu trong thuật toán Quick Sort

quickSort = (unSortedArr) => {

        // nếu mảng không quá 1 phần tử thì mảng đó đã được sản xuất

        if (unSortedArr.length < 2) return unSortedArr;

       

        const pivot = unSortedArr[0]; //lấy phần tử đầu của mảng làm phần tử chốt

        const leftArr = []; // mảng chứa phần tử nhỏ hơn pivot

        const rightArr = []; // mảng chứa phần tử lớn hơn pivot

        let currentItem; // phần tử đang được xét

        

        // loop các phần tử còn lại trong mảng trừ phần tử chốt.

        // Do pivot là ptu đầu tiên nên i sẽ bắt đầu từ 1

        for (let i = 1; i < unSortedArr.length; i++) {     

            currentItem = unSortedArr[i];

            

            if (currentItem < pivot) {

                leftArr.push(currentItem);

            } else {

                rightArr.push(currentItem);

            }

        }

    

        return […this.quickSort(leftArr), pivot, …this.quickSort(rightArr)];

    }

Cách 2: Chọn phần tử cuối

quickSort = (unSortedArr) => {

        if (unSortedArr.length < 2) return unSortedArr;

       

        const pivot = unSortedArr[unSortedArr.length – 1]; //phần tử cuối mảng làm chốt

        const leftArr = []; 

        const rightArr = []; 

        let currentItem;

        

        // Do pivot là ptu cuối nên length sẽ trừ đi 1 

        for (let i = 0; i < unSortedArr.length – 1; i++) {

            currentItem = unSortedArr[i];

            if (currentItem < pivot) {

                leftArr.push(currentItem);

            } else {

                rightArr.push(currentItem);

            }

        }

    

        return […this.quickSort(leftArr), pivot, …this.quickSort(rightArr)];

    }

Cách 3: Chọn phần tử giữa trong thuật toán Quick Sort

quickSort = (unSortedArr) => {

        if (unSortedArr.length < 2) return unSortedArr;

        

        // lấy phần tử giữa làm chốt

        const pivotIndex = Math.floor(unSortedArr.length / 2);

        const pivot = unSortedArr[pivotIndex]; 

        const leftArr = []; 

        const rightArr = []; 

        let currentItem;

        

        unSortedArr.splice(pivotIndex, 1); // loại bỏ ptu pivot trong mảng

        

        for (let i = 0; i < unSortedArr.length; i++) {

            currentItem = unSortedArr[i];

            if (currentItem < pivot) {

                leftArr.push(currentItem);

            } else {

                rightArr.push(currentItem);

            }

        }

    

        return […this.quickSort(leftArr), pivot, …this.quickSort(rightArr)];

    }

Giải thuật toán Quick Sort

Các bước trong thuật toán Quicksort không hề khó như bạn tưởng

Các bước trong thuật toán Quicksort không hề khó như bạn tưởng

Dưới đây là một ví dụ về quá trình giải thuật toán Quicksort C++ được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java:

public class QuickSort {

  public static void main(String[] args) {

    int[] x = {6, 2, 3, 4, 5, 9, 1};

    printArray(x);

    int left = 0;

    int right = x.length – 1;

    quickSort(x, left, right);

    printArray(x);

  }

  public static void quickSort(int[] arr, int left, int right) {

    if (arr == null || arr.length == 0)

      return;

    if (left >= right)

      return;

    int middle = left + (right – left) / 2;

    int pivot = arr[middle];

    int i = left, j = right;

    while (i <= j) {

      while (arr[i] < pivot) {

        i++;

      }

      while (arr[j] > pivot) {

        j–;

      }

      if (i <= j) {

        int temp = arr[i];

        arr[i] = arr[j];

        arr[j] = temp;

        i++;

        j–;

      }

    }

    if (left < j)

      quickSort(arr, left, j);

    if (right > i)

      quickSort(arr, i, right);

  }

  public static void printArray(int[] arr) {

    for(int i = 0; i < arr.length; i++) {

      System.out.print(arr[i] + ” “);

    }

    System.out.println();

  }

}

Độ phức tạp của thuật toán sắp xếp nhanh

Công thức tính thời gian của thuật toán Quick Sort được viết như sau:

T(n) = T(k) + T(n-k-1) + θ(n)

Trong đó, T(k) và T(n-k-1) thời gian dành cho hai cuộc gọi đệ quy. Còn θ(n) là tiến trình phân vùng. k là số phần tử nhỏ hơn phần tử chốt. Thời gian của thuật toán Quick Sort còn phụ thuộc vào mảng đầu và chiến lược chia mảng.

Cách triển khai thuật toán Quick Sort

Cách triển khai thuật toán Quick Sort

  • Với phân đoạn không cân bằng: Khi trường hợp xấu nhất xảy ra (pivot là phần tử đầu và dãy đã được sắp xếp nhanh), độ phức tạp của thuật toán Quick Sort sẽ là O(n^2). Tại thời điểm đó, mảng không được chia thành bất kỳ phần nào cả, 2 bài toán con lần lượt có kích thước là n-1 và 0.
  • Với phân đoạn hoàn hảo: Mỗi bài toán con có kích thước là n/2. Mảng cũng được phân thành hai phần bằng nhau. Độ phức tạp lúc này là O(nlogn).
  • Với phân đoạn cân bằng: Một bài toán con có kích thước là n-k, bài còn lại có kích thước là k. Độ phức tạp lúc này là O(n).

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Wireframe là gì?

Kết luận

Thông qua bài viết trên, Teky đã giúp bạn đọc hiểu thêm về thuật toán Quick Sort trong Java. Mong rằng bạn đọc đã nắm rõ được những thông tin cơ bản xoay quanh thuật toán này. Chúc bạn nhanh chóng ứng dụng được Quicksort Java vào trong công việc của mình.

The post Thuật toán Quick Sort là gì? Giới thiệu lập trình chi tiết nhất appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/thuat-toan-quick-sort/