Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Postman là gì? Tìm hiểu những chức năng chính của Postman 

Đối với những người hoạt động trong ngành công nghệ, Postman có lẽ là một ứng dụng khá quen thuộc. Nó có nhiều tác dụng nổi bật và được sử dụng thường xuyên. Nếu công việc của bạn đòi hỏi nhiều thao tác với API, bạn nên nhanh chóng tìm hiểu những thông tin xung quanh Postman là gì cũng như cách sử dụng và chức năng của nó. Bài viết dưới đây của Teky sẽ giải đáp cho bạn đọc những khái niệm cơ bản nhất của Postman.

Postman là gì?

Như đã nói ở trên Postman là một ứng dụng cho phép người dùng có thể tương tác với API. API là tên viết tắt của Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng. API chịu trách nhiệm tạo ra các kết nối giữa những ứng dụng khác nhau. Còn Postman sẽ chịu trách nhiệm giúp cho thao tác của người dùng với API trở nên dễ dàng hơn. Thông thường, Postman sẽ được dùng cho API REST. Postman có thể dễ dàng gọi REST mà không cần tạo code như cách truyền thống.

Tìm hiểu Potsman là gì?

Tìm hiểu Potsman là gì?

Postman còn chịu trách nhiệm cho rất nhiều thao tác phát triển phần mềm như test, chạy thử, rà lỗi, cung cấp các đoạn code tự động cần thiết… Nhìn chung, lợi ích mà Postman mang lại là rất nhiều.

Đặc biệt, Postman tương thích với hầu hết các giao thức HTTP, bao gồm: Get, Put, Delete, Post, Patch… Cấu tạo của Postman hướng đến sự linh động. Postman có sẵn nhiều phiên bản cho các hệ điều hành và môi trường khác nhau. Đó cùng là điểm khiến nó trở nên phổ biến hơn.

Thành phần chính của Postman là gì?

Postman gồm 3 thành phần chính bao gồm: Setting, Collections và API Content.

  • Setting bao gồm những cài đặt cơ bản về tài khoản của người dùng và giao diện hiển thị. Ví dụ, bạn muốn chỉnh sửa thông tin người dùng, tên các dự án, mật khẩu… thì có thể tìm thấy trong Setting. Ngoài ra, Setting cũng quản lý các nguồn dữ liệu từ bên ngoài vào để đảm bảo nó ổn định trong Postman.
  • Collections giống như một thư viện trong Postman. Nhiệm vụ chính của nó là lưu trữ và hiển thị các dữ liệu, yêu cầu mà người dùng tạo nên.
  • Phần quan trọng nhất trong Postman là API Content. Trong API tồn tại 3 thành phần chính: environment, request và response. Environment là môi trường để thực hiện các hành động với API. Nó cung cấp các thông tin môi trường cần thiết để lập trình viên có thể thay đổi khi cần thiết. Khi đã ổn định được môi trường rồi, người dùng sẽ tiến hành gửi các yêu cầu – request để hệ thống hoạt động. Kết quả sau thao tác được trả về chính là response.

Hướng dẫn sử dụng Postman

Khi đã hiểu sơ qua về Postman rồi, hẳn bạn sẽ tiếp tục muốn biết cách sử dụng Postman là gì. Nhìn chung, không khó để bắt đầu thao tác với Postman. Teky sẽ giải đáp những chức năng chính của ứng dụng này để bạn có thể dễ dàng sử dụng.

Tải Postman rất dễ dàng

Tải Postman rất dễ dàng

Hướng dẫn download và cài đặt Postman

Postman được công khai dưới dạng ứng dụng mã nguồn mở. Chính vì thế bạn có thể truy cập trực tiếp vào website và tải công cụ này về.

Bước 1: Để tải Postman, bạn truy cập vào trang web https://www.getpostman.com/downloads/. Tại đây có rất nhiều phiên bản Postman khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn, ví dụ như phiên bản cho hệ điều hành Windows, Linux, Mac hay phiên bản dung lượng 32bit, 64bit.

Bước 2: Sau khi đã tải file về thành công, bạn click đúp chuột vào logo và tiến hành chạy cài đặt.

Bước 3: Trong quá trình cài đặt, bạn chỉ cần nhấn Run hoặc Accept cho tất cả các bước.

Bước 4: Khi Postman được cài đặt thành công, app sẽ tự mở màn hình đăng nhập. Bạn có thể sử dụng tài khoản Google sẵn có của mình để đăng nhập hoặc tạo tài khoản mới. Ngoài ra, dù không có tài khoản, bạn vẫn dùng được Postman bình thường, tuy nhiên nhiều công cụ sẽ bị hạn chế hơn.

Bước 5: Sau khi đã vào được giao diện chính, bạn chọn workspace rồi click vào Save My Preference. Vậy là một dự án mới đã được hình thành. Việc của bạn bây giờ là tìm kiếm những công cụ thích hợp theo nhu cầu sử dụng của mình.

Các chức năng của Postman là gì?

  • New: Chức năng này hỗ trợ người dùng tạo ra các request, collection hoặc environment mới.
  • Import: Nếu bạn đã có sẵn collection hoặc environment muốn tiếp tục sử dụng thì có thể dùng chức năng Import. Postman hỗ trợ Import từ file, folder, link và cả paste từ text thuần.
  • Runner: Đây là phím tắt giúp chạy tự động hóa cả collection.
  • Open New: Nếu muốn mở một tab Postman hoặc Runner mới, bạn hãy chọn nút này.
  • My Workspace: Nút này đã xuất hiện một lần khi bạn mới cài đặt xong Postman. Nó có nghĩa là tạo cho mình một khu vực làm việc riêng biệt hoặc cùng hội nhóm. Nếu ban đầu bạn chưa chọn hoặc bạn muốn tạo thêm một khu vực khác thì có thể chọn chức năng này.
  • Invite: Sau khi đã tạo Workspace cho nhóm rồi, hãy dùng Invite để mời các thành viên vào.
  • History: Tất cả các hành động bạn đã thực hiện đều được lưu trữ trong History. Vì thế khi gặp vấn đề cần truy ra nguyên nhân, bạn hãy truy cập vào mục này.
  • Collections: Đây được ví như một thư viện riêng của người dùng. Bạn có thể tạo nhiều Collections cùng lúc với các thư mục và request trùng lặp.
  • HTTP Request: Mục này là tập hợp các Request phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong Postman, ví dụ như: get, copy, delete, post…
  • Save: Hãy Save liên tục sau mỗi Request nếu bạn không muốn Request bị mất hoặc bị ghi đè.
Giao diện của Postman

Giao diện của Postman

Đó là một số chức năng cơ bản mà Postman cung cấp. Hiểu được những chức năng này sẽ giúp bạn dễ dàng thao tác với Postman hơn rất nhiều.

Đặc điểm của Postman là gì?

Ưu điểm của Postman

Postman được sử dụng rộng rãi như vậy là vì nó chứa rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Một trong số đó là test API với Postman. API testing là gì? Đây là trạng thái bao gồm các bước test phản hồi từ HTTP. Postman sở hữu những Collection nên người dùng có thể thoải mái tạo các request cho API, trong đó có Testing. Đây chính là một điểm mạnh lớn mà Postman sở hữu. Các hoạt động thử nghiệm được diễn ra dễ dàng hơn nhờ sự bảo trợ của Postman.

Postman có tính linh động rất cao. Thay vì phải tạo một collection hoặc một environment mới, bạn hoàn toàn có thể import dự án mình đang dang dở từ những nền tảng khác. Postman chấp nhận đủ các thể loại file, link và thậm chí là paste text.

Ngoài ra, Postman còn được trang bị thêm bộ gỡ lỗi giúp kiểm tra các dữ liệu người dùng đã xuất. Từ đó đảm bảo tính vẹn toàn của kết quả sau khi sử dụng Postman hơn.

Và ưu điểm cuối cùng là Postman có tính phù hợp rất cao. Ứng dụng này hỗ trợ cả 2 giao diện là IU và non IU. Nó cũng cung cấp code tự động cho ngôn ngữ lập trình Java. Đó chính là lý do tại sao Postman lại sở hữu đông đảo người sử dụng như vậy.

Nhược điểm của Postman

Cũng giống như các ứng dụng công nghệ khác, Postman có những nhược điểm riêng. Hạn chế của Postman là không phải cái gì cũng miễn phí. Rất nhiều tính năng quan trọng bị giới hạn và bạn chỉ có thể sử dụng khi mua các gói trả phí. Tuy nhiên đây cũng không phải là hạn chế quá lớn. Thường các gói này không quá đắt. Hơn nữa, một dự án phát triển phần mềm sẽ không thiếu chút chi phí này để tối ưu hóa quá trình xây dựng.

Postman cũng có những hạn chế

Postman cũng có những hạn chế

Tìm hiểu thêm: Con trỏ trong C++ là gì? Các khái niệm cơ bản xung quanh con trỏ

Kết luận

Vừa rồi, Teky đã giúp bạn đọc tìm hiểu khái niệm Postman là gì cũng như cách sử dụng nó. Chỉ cần thông qua bài viết này là bạn đã có thể dễ dàng sử dụng Postman rồi. Postman là một công cụ với nhiều lợi ích tân tiến, giúp tối hóa các hoạt động phát triển phần mềm. Vì thế bạn rất nên thử sử dụng công cụ này.

The post Postman là gì? Tìm hiểu những chức năng chính của Postman  appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/postman-la-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét