Khi muốn triển khai một dự án mã nguồn, việc đưa nó lên website hẳn sẽ rất phiền phức vì người dùng phải chịu trách nhiệm tạo mới hoàn toàn code, máy chủ, webserver… Tuy nhiên, tất cả những rắc rối này sẽ được một nền tảng điện toán đám mây như Heroku giải quyết ổn thỏa. Vậy bạn đã biết Heroku là gì hay chưa? Hãy cùng Teky tìm hiểu ngay lý do tại sao Heroku lại thu hút nhiều người dùng đến như vậy.
Tìm hiểu Heroku là gì?
Heroku là một nền tảng điện toán đám mây được phát triển từ công ty cùng tên. Nó cho phép các doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, quản lý và triển khai ứng dụng hiện đại. Mục đích hoạt động của Heroku là rút ngắn và đơn giản hóa các quy trình khi khách hàng muốn đưa ứng dụng của họ ra thị trường. Không cần code thêm, không cần cài đặt máy chủ và cũng không cần để ý đến webserver, khách hàng chỉ cần upload ứng dụng và tiến hành triển khai nó. Heroku tự động thực hiện hầu hết những quy trình cần thiết để đưa vào hoạt động một phần mềm. Việc của khách hàng chỉ là triển khai phần mềm đó và mở rộng, cải tiến thêm.
Heroku hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình được sử dụng hiện nay, từ những loại phổ biến như NodeJS, Ruby, Python, PHP, Java, Scala, Clojure, Go, Kotlin… cho đến cả Postgresql database hiếm thấy.
Cả Heroku và các ứng dụng của khách hàng đều được lưu trữ trên Amazon Web Services. Nếu muốn sử dụng đầy đủ các dịch vụ của Heroku, khách hàng cần phải chi trả các khoản phí thường niên. Và tất nhiên giá cả rẻ hơn rất nhiều so với việc bạn xây dựng một website hoàn toàn mới cho phần mềm của mình.
Các tính năng Heroku cung cấp
Heroku mang đến rất nhiều tính năng hữu ích. Cách hoạt động của Heroku dựa trên hai yếu tố: đơn giản và tiện lợi. Chính vì thế, chắc chắn những tính năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động xây dựng phần mềm của bạn.
Heroku Runtime
Heroku hỗ trợ các smart container để ứng dụng của bạn có thể chạy trong đó. Heroku sẽ thay mặt người dùng quản lý ứng dụng, bao gồm tất cả các hoạt động quan trọng như theo dõi cấu hình, điều phối nhiệm vụ, chuyển đổi dự phòng, ghi nhật ký log, bảo mật dữ liệu…
Heroku Postgres
Tính năng PostgreSQL của Heroku được tin dùng bởi khả năng xử lý mạnh mẽ và nhanh chóng. Các thiết lập được triển khai rất đơn giản, tạo điều kiện nhất mức có thể cho người dùng. Ngoài ra, SQL của Heroku còn được đảm bảo về độ an toàn và tin cậy. Người dùng có thể thoải mái mở rộng quy mô mà không cần lo đến vấn đề bảo mật.
Scale
Với tính năng Scale, bạn có thể thoải mái mở rộng quy mô chương trình của mình. Scale hoạt động đơn giản và dễ hiểu, cho phép người dùng mở rộng cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Bên cạnh đó, Scale còn phù hợp với mọi sản phẩm khác nhau, từ những dự án nhỏ lẻ cho đến các phần mềm phức tạp quy mô doanh nghiệp.
Heroku Redis
Redis của Heroku được yêu thích bởi tốc độ lưu trữ bộ nhớ nhanh đột biến. Tính năng này phù hợp với những dự án lớn cần phải quản lý một lượng dữ liệu khổng lồ.
Add-ons
Add-ons giúp quản lý và nâng cao trải nghiệm sự dụng với các ứng dụng lập trình được tích hợp sẵn như Newrelic, Mongodb, SendGrid, Searchify, Fasty, ClearDB…
Đối tượng nên sử dụng Heroku là gì?
Heroku không giới hạn đối tượng sử dụng. Nhưng có những nhóm đối tượng chính được khuyên dùng Heroku nhiều nhất sẽ bao gồm:
- Lập trình viên: Đương nhiên một nền tảng điện toán đám mây như Heroku sẽ được sử dụng nhiều nhất bởi các lập trình viên. Heroku có những tác vụ vượt trội giúp đơn giản hóa và rút ngắn các quy trình hoạt động với phần mềm. Vì cũng được tạo ra từ bàn tay của các lập trình viên nên Heroku hoàn toàn thấu hiểu và khắc phục tốt các khó khăn trong khi lập trình một ứng dụng.
- Giám đốc công nghệ: Một giám đốc công nghệ cần nắm rõ hoạt động của phần mềm ở cả 2 lĩnh vực là xây dựng và kinh doanh. Chính vì thế Heroku sẽ là một công cụ hữu ích giúp quản lý phần mềm một cách dễ dàng. Nó sẽ góp phần rút ngắn con đường từ sản xuất cho đến ứng dụng.
- Các đội nhóm: Để hoàn thành một dự án về phần mềm cần sự góp mặt của rất nhiều cá nhân với những chức vụ khác nhau. Lúc này, đội nhóm của bạn sẽ cần một nền tảng để có thể hoạt động chung với nhau. Heroku Team chính là phương án phù hợp nhất. Nó cung cấp một môi trường hoạt động nhóm rất thông minh bao gồm các tính năng quản lý, tổ chức, thêm bớt quyền truy cập…
Đặc điểm của Heroku là gì?
Ưu điểm của Heroku là gì?
Cung cấp trải nghiệm ưu việt
Như đã nói ở trên, Heroku được thiết kế từ bàn tay của những lập trình viên. Vì thế chắc chắn rằng nó sẽ hiểu và giải quyết được hết tất cả những vướng mắc thường thấy trong quá trình phát triển một phần mềm. Các thao tác trên Heroku đều diễn ra nhanh chóng và có độ bảo mật an toàn rất cao. Người dùng có thể yên tâm phát triển ứng dụng mà không cần bị phân tán sự chú ý đến những lĩnh vực khác.
Hệ sinh thái dịch vụ đa dạng
Heroku tồn tại như một hệ sinh thái với đủ loại tài nguyên và chức năng khác nhau. Tính đa dạng đầu tiên của nó thể hiện ở kho ngôn ngữ lập trình đồ sộ. Heroku có thể hoạt động trơn tru với tất cả những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất như Nodejs, Ruby, PHP, Python hay Java.
Bên cạnh đó, Heroku còn sở hữu một list Add on vô cùng rộng lớn, bao gồm cả miễn phí và trả phí. Dù vậy, những tính năng này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho người dùng. Bằng hiệu năng mạnh mẽ và tốc độ nhanh chóng, Add on của Heroku sẽ thay bạn xử lý rất nhiều thao tác phức tạp.
Ngoài ra, Heroku còn hỗ trợ làm việc team, cung cấp SQL và Database miễn phí, thông suốt liên kết với Github.
Hỗ trợ kết nối với salesforce
Phiên bản Heroku Connect cho phép người dùng đồng bộ 2 chiều salesforce. Từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra những phân tích đánh giá khách quan về khách hàng của mình.
Nhược điểm của Heroku là gì?
Không có gì là hoàn hảo và Heroku cũng như vậy. Heroku cho phép sử dụng 550 giờ miễn phí trong một tháng, nếu hơn bắt buộc phải trả phí. Số giờ tối đa bạn có thể sử dụng trong một tháng khi trả phí là 1000 giờ. Nhìn chung, 550 giờ miễn phí vẫn phù hợp với nhiều chương trình vừa và nhỏ. Còn 1000 giờ là vừa vặn cho một blog tiêu chuẩn hoạt động xuyên suốt.
Server của Heroku sẽ tự động chuyển sang trạng thái ngủ nếu sau 2-3 giờ không có người truy cập. Để khắc phục tình trạng này, người dùng phải tự tạo ra traffic cho server của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử dùng Pingdom để tiến hành ping trang của mình mọi lúc.
Tham khảo thêm: Nguyên lý SOLID là gì? Cách giải trình SOLID đơn giản và dễ hiểu nhất
Kết luận
Thông quan bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ khái niệm Heroku là gì rồi. Như ta thấy, Heroku là một nền tảng đám mây với tính đa nhiệm cao. Sử dụng Heroku giúp rút ngắn thời gian phát triển và ứng dụng một chương trình vào thực tế. Nền tảng này vô cùng hữu ích với các nhà lập trình viên, giám đốc công nghệ hay một đội nhóm xây dựng dự án. Heroku giúp tạo dựng tính liên kết giữa nhiều bên liên quan đến nhau, góp phần đơn giản hóa quy trình phát triển một sản phẩm.
Với nhiều lợi ích như vậy, không khó hiểu khi Heroku App lại trở nên vô cùng phổ biến đối với cộng đồng lập trình. Vậy bạn đọc còn chần chừ gì nữa, hay nhanh chóng cài đặt và sử dụng Heroku để trải nghiệm những tính năng ưu việt của nó nhé!
The post Heroku là gì? Phân tích các tính năng và ưu nhược điểm appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.
source https://teky.edu.vn/blog/heroku-la-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét