Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình làm nên sự thành công của con trẻ trong thời đại kỹ thuật số. Trong đó, việc rèn luyện kỹ năng 4C góp phần hoàn thiện bộ kỹ năng mềm, giúp trẻ tự tin hội nhập khoa học công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Vậy, kỹ năng 4C là gì?
4C Methodology là phương pháp do Tổ chức Giáo dục Partnership for 21st Century gồm Uỷ ban Hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu tại Mỹ đề xuất và phát triển. Dựa trên các nghiên cứu xã hội về những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển và thành công của con người trong thế kỷ 21, Partnership for 21st Century đã hoàn thiện mô hình giáo dục tối ưu trong việc trang bị cho trẻ 4 kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm:
- Creativity: kỹ năng sáng tạo
- Critical Thinking: tư duy phản biện
- Collaboration: kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
- Communication: kỹ năng giao tiếp
Với những lợi ích mà bộ kỹ năng mềm 4C đem lại, hiện nay, bộ kỹ năng mềm này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống giáo dục trên toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia phát triển.
Creativity – Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng sáng tạo là chữ “C” đầu tiên trong kỹ năng 4C, là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của trẻ. Nhiều người cho rằng khả năng sáng tạo là một tài năng bẩm sinh. Nhưng thực tế, bố mẹ là phần chính yếu trong sự phát triển kỹ năng của trẻ. Những thách thức hàng ngày sẽ mở rộng khả năng tư duy và sự hiểu biết của chúng về thế giới, cùng với 1 môi trường khích lệ, sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn vào quan điểm và ý kiến của mình. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng 1 số cách để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ ngay trong cuộc sống hàng ngày.
1. Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện suy nghĩ – nâng cao khả năng đặt câu hỏi: Khuyến khích trẻ tìm nhiều hướng giải quyết khác nhau của một vấn đề.
2. Rèn luyện khả năng sáng tạo thông qua tư duy hình tượng: Tư duy hình tượng của trẻ phát triển khá tốt trong các mặt như hội họa, kể chuyện, lao động thủ công, hoạt động âm nhạc,…
3. Làm các bài tập tư duy logic: Một số bài tập như: tìm hình vẽ; phân loại nhóm; phát hiện sự thay đổi, giống và khác nhau; đoán hình; ghi nhớ nhanh;…
4. Nên có những lời động viên: Khuyến khích bé đặt câu hỏi.
5. Giúp trẻ trau dồi trí tưởng tượng: Ngắt ngang câu chuyện đang đọc và để bé đoán tình tiết hoặc sáng tạo phần kết của câu chuyện.
6. Hãy để trẻ làm chủ công nghệ: Công nghệ là con dao 2 lưỡi, nếu phụ huynh hướng trẻ đi đúng đường, thì công nghệ sẽ là kho tàng vô tận kích thích sự sáng tạo của bé.
Critical Thinking – Tư duy phản biện:
Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện quan trọng vì nó giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn các vấn đề mà mình gặp phải để có thể tìm ra “nguyên nhân gốc” (root cause) giúp giải quyết triệt để vấn đề. Quan trọng hơn, nó giúp chúng ta dễ đặt mình vào góc nhìn của người khác, vì không có gì là đúng hay sai tuyệt đối, từ đó có sự hợp tác hiệu quả.
Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng mềm này, phụ huynh và nhà trường nên thực hiện những phương pháp sau đây:
1. Đánh giá mọi việc khách quan: Tập cho các em thói quen nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, nghĩa là tránh việc đặt quá nhiều cái tôi hoặc cảm xúc cá nhân vào khi xem xét hoặc đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó.
2. Đưa ra những câu hỏi giả định: Đưa ra những câu nghi vấn giả định cho một vấn đề hay một luồng thông tin mà trả gặp phải. Dần dà, trẻ sẽ quen với việc đưa ra câu hỏi khi gặp một vấn đề mới lạ, nhận biết những luồng thông tin chính xác hoặc không chính xác để đưa ra những quyết định đúng đắn.
3. Đảo ngược vấn đề: Phụ huynh và nhà trường nên làm gương cho trẻ trong những tình huống đảo ngược bằng cách đưa ra những câu hỏi, lấy ví dụ như câu “Gà có trước hay trứng có trước”. Từ phương pháp này sẽ giúp trẻ tìm ra được nhiều hơn một hướng giải quyết khi gặp phải một vấn đề nào đó.
4. Rèn luyện kỹ năng quan sát: Kỹ năng này sẽ giúp trẻ tăng khả năng nhìn – hiểu, từ đó giúp trẻ phát hiện ra những khía cạnh mới của vấn đề.
5. Khuyến khích trẻ thử và chấp nhận sai: Việc này sẽ giúp trẻ củng cố được niềm tin khi ra một quyết định nào đó. Dần dần sẽ hình thành trong trẻ sự quyết đoán và độc lập khi giải quyết vấn đề.
Collaboration – kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm:
Kỹ năng làm việc nhóm là chìa khóa thành công của thời đại 4.0. Hiện nay, làm việc theo nhóm là xu hướng chung của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty trên thế giới; vì thế, việc rèn luyện từ sớm cho trẻ khả năng làm việc nhóm sẽ là hành trang tương lai cho trẻ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phụ huynh và nhà trường nên thực hiện những phương pháp sau đây:
1. Hoạt động tổ chức nhóm: Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội, chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau. Từ đó, trong các hoạt động nhóm sau này, đặc biệt trong công việc, trẻ sẽ có kinh nghiệm xử lý và nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh.
2. Quan tâm người khác: Khi chỉ nghĩ đến cá nhân, trẻ thường ít mở lòng, làm việc hời hợt hoặc làm việc trên tinh thần “mạnh ai nấy làm”. Nếu biết đồng cảm, chia sẻ với bạn bè, trẻ có thể làm việc nhóm tốt hơn.
3.Thúc đẩy tinh thần đoàn kết tại nhà: Trẻ học mọi thứ ngay trong ngôi nhà của mình. Nếu thành viên trong gia đình có thể kết hợp làm việc nhóm hoặc phụ huynh làm gương cho trẻ về sự đoàn kết, các em sẽ làm chủ hoạt động đồng đội ngoài xã hội.
4. Động viên trẻ tham gia học nhóm: Học nhóm giúp trẻ tăng khả năng hợp tác nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó.
Communication – kỹ năng giao tiếp
Trong cuộc sống chúng ta giao tiếp với nhau để trao đổi công việc, học tập, thể hiện tình cảm, cảm xúc,… Giao tiếp là hoạt động cần thiết và không thể thiếu giữa con người với con người. Trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, việc tiếp xúc và trao đổi giữa người với người càng được đề cao hơn nữa. Và đây cũng chính là lý do mà phụ huynh và nhà trường cần chuẩn bị kỹ năng này có bé. Cũng như những kỹ năng khác, kỹ năng giao tiếp cần phải trải qua quá trình tôi luyện. Để giúp trẻ luyện tập khả năng giao tiếp, phụ huynh và nhà trường có thể thực hiện một số hoạt động sau:
1. Tạo môi trường giao tiếp: môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Tạo môi trường dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ và giúp con có cảm giác thoải mái, bộc lộ nhu cầu giao tiếp bằng lời.
2. Dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ hình thể: Ngôn ngữ hình thể là cách giao tiếp hiệu quả trong rất nhiều tình huống. Thông qua những điệu bộ, cử chỉ, đối phương sẽ tiếp nhận được những thông tin chính xác. Ngoài ra, ngôn ngữ hình thể còn tăng thêm sự sinh động cho mọi tình huống giao tiếp.
3. Kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm: không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ.
4. Hãy làm bạn với trẻ: Tìm hiểu những tâm tư tình cảm của trẻ, dành sự lắng nghe khi trẻ cần, đặc biệt là không áp đặt những hướng giải quyết của người lớn, chỉ nên đưa ra lời khuyên. Từ những việc làm này, các bé sẽ trở nên cởi mở và dễ dàng giao tiếp với phụ huynh cũng nhưng Thầy Cô.
5. Dạy trẻ cách giao tiếp thông qua sách, báo, tivi: Sách báo, phim ảnh, các chương trình được phát trên truyền hình…là những tài liệu bổ ích cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Ba mẹ có thể đọc truyện hoặc cùng con xem một chương trình truyền hình, sau đó bạn khuyến khích tính chủ động cũng như khả năng ghi nhớ của bé bằng cách đặt ra các câu hỏi như: “Con cảm thấy thế nào?”, “Con thấy nhân vật trong phim ra sao?”, “Con có muốn trở thành các nhận vật đó không?”…..
TEKY tự hào là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi. Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm). Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.
Để biết thêm chi về các khóa học hãy nhấn vào link: https://teky.edu.vn/
Nguồn: Tổng hợp
———————————
HỌC VIỆN SÁNG TẠO CÔNG NGHỆ TRẺ TEKY – Đơn vị đào tạo lập trình & công nghệ uy tín hàng đầu Việt Nam!
Top 16 Dự án giáo dục điển hình toàn cầu
Giải thưởng đổi mới giáo dục châu Á – EduTech Asia Award
Top 10 Dự án có ảnh hưởng XH tốt nhất Đông Nam Á
Dự án có ảnh hưởng xã hội tốt nhất tại Đông Nam Á liên tục 3 năm 2017 & 2018 & 2019 bởi Chính phủ Úc và Giải thưởng Rice Bowl Đông Nam Á – Global Startup Awards, Asean Business Award
Nhà tổ chức cuộc thi lập trình nhí quy mô nhất châu Á – Minecraft Hackathon, hợp tác cùng #Microsoft
Học sinh có nhiều thành tích, huy chương trong các cuộc thi lập trình & robotics trong nước và quốc tế như #WeCode Đông Nam Á, App Jamming Asia Summit – cuộc thi lập trình App Châu Á; lập trình Robot First LEGO League, World Robot Olympiad, Sáng tạo trẻ tại Việt Nam
———————————
LIÊN HỆ 16 HỌC VIỆN:
Hà Nội: Cầu Giấy | Mỹ Đình 2 | Hoàn Kiếm | Hà Đông | Long Biên
Hồ Chí Minh: Quận 2 | Quận 3 | Quận 7 | Phú Nhuận | Bình Thạnh | Tân Bình | Gò Vấp | Bình Tân
Khác: Hải Phòng | Quảng Ninh | Bình Dương
Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
Website: https://teky.edu.vn |
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCX4yn4xpAor1j7d3nKNDYbQ
Email: support@teky.edu.vn | lead@teky.edu.vn
The post Rèn luyện bộ kỹ năng mềm 4C cho trẻ trong thời đại 4.0 appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.
source https://teky.edu.vn/blog/ren-luyen-bo-ky-nang-mem-4c-cho-tre-trong-thoi-dai-4-0/