Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Con trỏ trong C++ là gì? Các khái niệm cơ bản xung quanh con trỏ

Con trỏ hay còn được gọi là Pointer trong C++ là một phần kiến thức khá khó. Tuy nhiên cũng không kém phần thú vị. Nếu bạn nắm chắc cách sử dụng con trỏ trong C++ thì sẽ dễ dàng thực hiện các thao tác cao cấp cùng bộ nhớ. Việc này là vô cùng cần thiết nếu mục tiêu của bạn là trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Vốn dĩ các thông tin xung quanh con trỏ C++ rất rộng lớn. Vì thế, trong bài viết này, Teky sẽ đề cập nhanh đến các khái niệm cơ bản cho những bạn chưa từng đọc qua về con trỏ C++ trước đây. Hãy cùng bắt đầu thôi.

Khái niệm của con trỏ trong C++

Tìm hiểu kiến trúc máy tính

Để hiểu được khái niệm của con trỏ trong C++, ta cần bắt đầu với cấu trúc của máy tính trước, cụ thể là bộ nhớ, hay còn gọi là RAM. RAM là tên viết tắt của Random Access Memory. RAM được sử dụng như một bộ nhớ tạm thời để xử lý các dữ liệu trong điều kiện được cung cấp điện. Nếu RAM bị ngắt điện, nó sẽ không thể hoạt động được nữa. RAM được cấu tạo nên từ rất nhiều ô nhớ. Mỗi ô có kích thước là 1 byte = 8 bit và sở hữu một địa chỉ duy nhất. Các ô nhớ được đánh số bắt đầu từ 0 trở đi.

Con trỏ trong C++ có những liên quan gì?

Con trỏ trong C++ có những liên quan gì?

Mỗi kiểu dữ liệu lại có kích thước khác nhau. Chính vì thế, không phải kiểu dữ liệu nào cũng nằm gọn trong một ô nhớ được. Ta biết rằng địa chỉ của biến dữ liệu chính là địa chỉ của ô nhớ nó nằm trong. Vậy nếu ví dụ như kiểu int chiếm tới 4 ô nhớ thì địa chỉ của nó là gì? Khi một biến chiếm nhiều ô nhớ, địa chỉ của nó là địa chỉ của ô nhớ đầu tiên trong chuỗi các ô nhớ liền kề nhau.

Khi trình biên dịch code hoạt động, nó sẽ dành riêng một vùng để ghi nhớ các biến. Địa chỉ của biến là địa chỉ của ô nhớ đầu tiên trong chuỗi liền kề. Khi được gọi tên, nó sẽ tự truy xuất đến địa chỉ thích hợp. Các biến khác nhau không nhất thiết phải liền kề nhau.

Cấp bộ nhớ trong C++

Khi ta tiến hành khai báo tên và vùng nhớ cố định cho một biến, nó được gọi là biến tĩnh hay biến được cấp phát tĩnh. Vì nó gắn liền với vùng nhớ cố định nên trong quá trình chương trình được thực thi không thể tác động lên nó được. Tác động ở đây bao gồm xóa đi và cả thay đổi kích thước. Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện khi chương trình kết thúc.

Vì thế, nó gây phiền phức trong khá nhiều trường hợp. Khi một biến trở nên vô dụng hoặc bành trướng quá mức mà ta không thể xóa và chỉnh sửa nó thì sẽ gây nên chiếm dụng bộ nhớ và lãng phí tài nguyên. Giải pháp trong trường hợp này chính là biến được hoặc biến được cấp phát động trong C++.

Biến động là một kiểu dữ liệu đã được định nghĩa. Nó có tên nhưng không được khai báo biến. Biến động sẽ được cấp phát một vùng nhớ trong RAM, có thể sử dụng khi có nguồn điện và ngược lại, không hoạt động khi không có nguồn điện. Biến động sẽ được điều khiển bằng con trỏ trong C++.

Biến con trỏ trong C++

Bản thân một con trỏ trong C++ là một biến, vậy nên nó chứa địa chỉ của ô nhớ đầu tiên trong vùng nhớ. Con trỏ C++ có thể chứa địa chỉ của cả biến tĩnh lẫn biến động. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, biến động không có tên, vì thế con trỏ C++ sẽ chịu trách nhiệm quản lý biến động đó. Khi đó ta nói, con trỏ này trỏ đến biến kia hoặc con trỏ này tham chiếu đến vùng nhớ kia. Mỗi con trỏ chứa một địa chỉ khác nhau nên chúng cũng có kích thước khác nhau.

Dùng con trỏ C++ không đơn giản

Dùng con trỏ C++ không đơn giản

Khi làm việc với con trỏ C++, ta không thể tự ý thay đổi địa chỉ của nó, đây là việc hệ điều hành chịu trách nhiệm. Ngoài ra, không phải vùng nhớ nào con trỏ C++ cũng tham chiếu được. Nó chỉ có thể trỏ đến loại dữ liệu thích hợp mà thôi. Bản chất của con trỏ C++ là quản lý địa chỉ, vì thế ta không thể trỏ nó đến biểu thức hoặc hằng, những đối tượng này vốn không có địa chỉ.

Cách sử dụng con trỏ trong C++

Khai báo con trỏ C++

Để khai báo con trỏ C++, ta thực hiện một công thức giống như các biến bình thường:

<kiểu dữ liệu> * <tên biến>

Trong đó, kiểu dữ liệu có thể là nguyên thủy như int, char, double hoặc các struct, class như vector<string>, queue<pair<int, int>>. Tất cả đều được. Nhưng nếu một con trỏ trỏ vào nhiều biến khác nhau trong những thời điểm khác nhau thì các biến này phải có cùng một kiểu dữ liệu. Phải có kiểu dữ liệu chung giữa các biến thì mới có thể khai báo được. Dấu * trong công thức có nghĩa rằng ta đang báo hiệu hoạt động khai báo con trỏ cho trình biên dịch.

Một số ví dụ thường gặp về kiểu khai báo cho các loại dữ liệu khác nhau:

  • Nếu biến có kiểu dữ liệu int thì cú pháp khai báo sẽ là int *p hoặc int* p.
  • Nếu biến có kiểu dữ liệu string hoặc queue<char> thì cú pháp khai báo sẽ là string *s hoặc queue<char> *q.

Vậy có trường hợp nào con trỏ trỏ vào con trỏ mà không trỏ vào biến không? Đáp án là có. Con trỏ cũng là một biến, nó được hiểu như một kiểu dữ liệu. Vì thế một con trỏ bất kỳ có thể trỏ vào con trỏ khác nó. Tuy nhiên cách thức thực hiện khá phức tạp và hầu như chỉ được dùng trong các cuộc thi lập trình chuyên nghiệp. Vì thế Teky sẽ không đề cập sâu hơn ở đây.

Hướng dẫn sử dụng con trỏ C++

Hướng dẫn sử dụng con trỏ C++

Gán giá trị cho con trỏ

Sau khi khai báo xong xuôi thì ta cần gán giá trị cho con trỏ trong C++. Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu dùng con trỏ mà không khởi tạo thì giá trị của nó sẽ không có ý nghĩa, hay còn được gọi là giá trị rác. Rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu chương trình dính giá trị rác, nhất là khi giá trị rác bị trùng với một địa chỉ biến mà bạn đang sử dụng.

Để khởi tạo và khai báo giá trị cho con trỏ, ta tham khảo ví dụ sau:

int *p, value;

value = 5;

p = &value; // khởi tạo giá trị cho con trỏ p là địa chỉ của value

Hoặc bạn cũng có thể khai báo và khởi tạo đồng thời:

int value = 5;

int *p = &value; // khai báo con trỏ p và khởi tạo giá trị cho con trỏ là địa chỉ của value

Còn nếu lỡ khai báo con trỏ rồi nhưng nó vẫn chưa có giá trị thích hợp, ta tạm thời khởi tạo giá trị NULL cho nó theo công thức: int *p_int = NULL;

Truy cập vào biến được con trỏ trỏ tới

Con trỏ được dùng để đặt tên khác cho một biến bất kỳ nào đó. Khi bạn muốn truy cập vào biến p được con trỏ trỏ tới, hãy quan tâm tới *p. *p sẽ có kiểu xuất hiện giống với p. Vì thế cách truy cập p chính là truy cập *p. Điều này được thể hiện rõ trong ví dụ sau:

int *p_int = …; // something which does not matter

string *p_string = …; // something which does not matter

*p_int = 5; (*p_int)++; cout << *p_int << endl;

if (!(*p_string).empty()) for (int i = 0; i < (*p_string).size(); i++) printf(“%c”, (*p_string)[i]);

Cấu tạo của con trỏ trong C++

Cấu tạo của con trỏ trong C++

Tham khảo thêm: Google Firebase là gì? Tại sao bạn nên sử dụng phần mềm này?

Kết luận

Với những kiến thức căn bản vừa được Teky mang đến, hẳn bạn đọc đã có những khái niệm trực quan hơn về con trỏ trong C++. Đây chưa bao giờ là một lĩnh vực dễ khám phá cả. Tuy nhiên nó lại ẩn chứa nhiều điều rất thú vị. Vì thế sẽ không lãng phí thời gian khi bạn quyết định tìm hiểu sâu hơn về con trỏ trong C++. Để có thể thành thảo sử dụng con trỏ C++, lời khuyên của Teky là bạn nên thực hành nhiều lần và ứng dụng thường xuyên vào công việc của mình nếu được. Chúc bạn có thể nhanh chóng làm chủ lĩnh vực này!

The post Con trỏ trong C++ là gì? Các khái niệm cơ bản xung quanh con trỏ appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/con-tro-trong-c-2/

Google Firebase là gì? Tại sao bạn nên sử dụng phần mềm này?

Ngày nay, nhằm mục đích đơn giản hóa quá trình xây dựng lên các phần mềm di động và máy tính, rất nhiều ứng dụng tiên tiến mới được sáng tạo ra. Một trong số đó có thể kể đến Google Firebase. Ngay từ cái tên ta đã biết được rằng chương trình này được Google phát triển. Chính vì thế, nó nhanh chóng được lòng rất nhiều tín đồ công nghệ. Google Firebase sẽ giúp các nhà lập trình viên xử lý những thao tác liên quan đến xây dựng và mở rộng các phần mềm. Do đó, nếu bạn đang hoặc có dự định sáng tạo phần mềm, đừng bỏ lỡ những thông tin xung quanh Google Firebase là gì, cách sử dụng như thế nào.

Tìm hiểu Google Firebase là gì?

Google Firebase là gì?

Firebase là một platform được phát triển từ máy chủ của Google. Nó được dùng như một cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây hay một công cụ hỗ trợ việc phát triển phần mềm. Chức năng chính của Google Firebase là cung cấp các tài nguyên phục vụ cho việc xây dựng các dự án ứng dụng. Nổi bật là khả năng đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu.

Google Firebase được sử dụng lý tưởng nhất là cho các phần mềm với giao diện API đơn giản. Nó phù hợp với cả 2 hệ điều hành phổ biến là IOS và Android. Mục đích mà Google tạo ra Firebase là thu hút lượng lớn người dùng để mang đến nguồn lợi nhuận xoay vòng nhanh.

Google Firebase cần thiết cho phát triển phần mềm

Google Firebase cần thiết cho phát triển phần mềm

Dù Google Firebase không tốn nhiều chi phí để có thể khai thác tiện ích nhưng những gì nó mang lại không thể coi thường. Google Firebase nhanh chóng, đơn giản và rất hiểu người dùng. Đối với các dự án phát triển phần mềm nhỏ và vừa, Google Firebase là lựa chọn chính xác nhất.

Lịch sử ra đời của Google Firebase

Firebase được ra mắt lần đầu tiên từ tận một thập kỷ trước với cái tên Envolve. Ban đầu, nó chỉ có nhiệm vụ cung cấp các API cần thiết để tích hợp chức năng chat vào website. Sau đó, ngoài chức năng nhắn tin trực tuyến, Envolve được trang bị thêm cả khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau. Khi những nhà sáng lập nhận ra định hướng phát triển của hai khả năng này, họ quyết định tách ra và ta có hai phiên bản Envolve riêng biệt.

Đến năm 2012, Envolve được đổi tên thành Firebase. Firebase lúc này chịu trách nhiệm phát triển dịch vụ Backend-as-a-Service. Cuối cùng nó đã lọt vào mắt xanh của Google. Tập đoàn công nghệ quy mô thế giới này đã nhận thấy rất nhiều tiềm năng của Firebase và quyết định thu mua nó và 2014. Đó chính là cách mà chúng ta sở hữu một ứng dụng đa chức năng như Google Firebase hiện nay.

Các chức năng của Google Firebase là gì?

Firebase Analytics

Một trong những điểm khiến Google Firebase được sử dụng phổ biến đến như vậy là do nó sở hữu vô cùng nhiều chức năng ưu việt. Một trong số đó phải kể đến Firebase Analytics. Nếu bạn hoạt động trong ngành công nghệ, dù ít dù nhiều cũng sẽ phải nắm được tầm quan trọng của Analytics. Analytics mang đến rất nhiều thông tin hữu ích cho quá trình phát triển bất kỳ sản phẩm công nghệ nào.

Firebase Analytics có khả năng phân tích các số liệu thu thập được thông qua quá trình tương tác của người dùng với ứng dụng. Để trực quan hóa phần thông tin này, Firebase Analytics còn tạo sẵn luôn các report cho nhà phát triển. Từ những report này, ta có thể dễ dàng thống kê được các số liệu cần thiết và đưa ra kết luận về sự hiệu quả của phần mềm.

Lý do bạn nên sử dụng Google Firebase là gì?

Lý do bạn nên sử dụng Google Firebase là gì?

Khi cài đặt thêm FirebaseAnalytics.unitypackage, nhà phát triển sẽ nắm được các thông tin Analytics chuyên sâu hơn rất nhiều. Ví dụ như thông số này thay đổi là do ảnh hưởng gì, do quảng cáo hay do tình trạng trả phí…. Từ đó có thể dễ dàng đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp.

Firebase Hosting

Firebase Hosting là dịch vụ cho phép người dùng sử dụng các tiện ích sẵn có thay vì phải tự xây dựng hay thuê server thực. Ví dụ, với những mục như Điều khoản dịch vụ hoặc Chính sách bảo mật, đây đều là các phần thường thấy trong một ứng dụng bất kỳ. Thay vì phải tạo riêng một trang mới cho những mục này trong application, ta có thể thông qua Firebase Hosting sử dụng các trang web có sẵn.

Ngoài ra, Firebase Hosting phù hợp với cả 2 hệ điều hành phổ biến nhất là IOS và Android. Khi sử dụng Firebase Hosting, bạn không cần lo về tính bảo mật và an toàn. Tất cả đều đã được tối ưu hóa một cách triệt để.

Firebase Cloud Messaging

Đây là một trong những tính năng được yêu thích nhất của Firebase. Messaging là yếu tố chính cho câu trả lời của chức năng Google Firebase là gì. Vậy nó hoạt động như thế nào mà lại được quan tâm nhiều đến như vậy.

Bản chất của Firebase Cloud Messaging là xử lý các hoạt động xung quanh tin nhắn. Trong đó bao gồm: gửi và nhận tin nhắn miễn phí, thông báo nổi bật cho các tin nhắn quan trọng, thông báo các thông tin chung về tin nhắn…

Ví dụ, khi một tin nhắn được thông báo là đang đến, nếu nó được người gửi gán cho tag quan trọng, nó sẽ có thêm dấu đỏ nổi bật tại đầu thanh thông báo. Một số thông báo còn kèm theo thông tin về số lượng tin nhắn trong trường hợp được cài đặt trước.

Ngoài ra, Firebase Cloud Messaging còn cho phép người dùng gửi những tin nhắn yêu cầu trả lời cho một số đối tượng nhất định, thông thường là yêu cầu feedback cho những khách quen.

Giao diện của Google Firebase

Giao diện của Google Firebase

Lợi ích của Google Firebase là gì?

Cách sử dụng đơn giản

Vì được phát triển bởi Google nên Firebase có cách thức sử dụng vô cùng đơn giản. Các thao tác với Firebase đều được Google tối giản hóa. Do vậy, kể cả những người mới cũng có thể sử dụng ứng dụng này dễ dàng.

Để bắt đầu sử dụng Firebase, người dùng có thể đăng nhập luôn bằng tài khoản Google sẵn có và tiến hành đồng bộ hóa. Các tính năng cơ bản đều có thể dùng miễn phí. Tuy nhiên đối với các chức năng chuyên nghiệp, bạn cần phải mua gói mới có thể sử dụng được.

Các hướng dẫn sử dụng Firebase thường có đính kèm luôn khi bạn bắt đầu đăng nhập. Bạn chỉ cần đơn giản truy cập ngay vào Google Firebase là có thể bắt đầu.

Cấu hình mạnh mẽ

Google là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới. Vì thế, không còn phải nghi ngờ gì về hiệu năng của Firebase. Firebase sở hữu cấu hình mạnh mẽ, dễ dàng phù hợp với mọi nền tảng khác nhau. Dưới sự bảo trợ của Google, Firebase có thể thoải mái sử dụng Google Cloud. Từ đó, người dùng có cơ hội trải nghiệm và khai thác rất nhiều tính năng đột phá từ bên thứ ba.

Tối ưu hoạt động

Một điểm mạnh nữa khiến Firebase được lòng phần lớn người dùng chính là ở tính năng động của nó. Firebase có thể xử lý được rất nhiều công việc lớn nhỏ khác nhau để nhà phát triển có thể tập trung vào sửa chữa phần mềm.

Google Firebase có cách sử dụng rất đơn giản

Google Firebase có cách sử dụng rất đơn giản

Ví dự, Firebase có thể hỗ trợ bộ Machine Learning với các API có sẵn cho các mục đích khác nhau như: nhận dạng văn bản, nhận diện khuôn mặt, ghi nhãn hình ảnh, quét mã vạch… Ngoài ra, Firebase còn đóng vai trò lớn trong quá trình Marketing khi tạo ra các liên kết ứng dụng trên các tìm kiếm của Google. Hoạt động này sẽ mang ứng dụng đến gần với khách hàng tiềm năng hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm: Export Excel PHP như thế nào? Hướng dẫn các thao tác trong PHPExcel

Kết luận Google Firebase là gì?

Thông qua bài viết trên từ Teky, hẳn là bạn đọc đã có những cái nhìn mới về chủ đề Google Firebase là gì?  Google Firebase là một phần mềm hỗ trợ cho quá trình phát triển ứng dụng đa nền tảng. Phần mềm này sở hữu nhiều chức năng nổi bật và ưu điểm tuyệt vời, vì thế nó được sử dụng vô cùng phổ biến. Sẽ thật là thiếu sót nếu bạn chưa trải nghiệm Google Firebase. Hướng dẫn dùng Firebase được Google cung cấp rõ ràng. Do vậy bạn cũng không cần lo lắng nếu chưa sử dụng phần mềm này bao giờ. Mong rằng bạn sẽ sớm có cơ hội ứng dụng các tính đa dạng của Firebase trong tương lai.

The post Google Firebase là gì? Tại sao bạn nên sử dụng phần mềm này? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/google-firebase-la-gi/

Export Excel PHP như thế nào? Hướng dẫn các thao tác trong PHPExcel

Excel là một trong những công cụ nổi tiếng nhất của nhà Microsoft. Excel thường được dùng để trình bày trực quan thông tin theo dạng bảng biểu. Bằng cách sử dụng Excel, người nhìn sẽ dễ dàng theo dõi các loại dữ liệu hơn. Excel đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, nó giúp giải trình một cách rõ ràng nhất những con số tính toán phức tạp. Là một người thường xuyên làm việc cùng Excel, chắc hẳn bạn đã có không ít lần gặp phải trường hợp cần trích xuất hoặc lưu trữ dữ liệu Excel dưới nhiều dạng khác nhau. Vậy thì hãy sử dụng thư viện PHPExcel. Export Excel PHP là công cụ hữu ích giúp hỗ trợ các thao tác với file Excel.

Tổng quan về PHPExcel

PHPExcel là một dạng thư viện nội dung, nhưng tất nhiên là bao gồm các dữ liệu Excel, hay thường được biết với tên gọi bảng biểu. PHPExcel cho phép người dùng tìm kiếm, truy xuất và lưu trữ dữ liệu trên Excel một cách dễ dàng. Trong quá khứ, người dùng cần tự lập trình PHP để có thể sử dụng. Tuy nhiên hiện tại đã có sẵn rất nhiều phiên bản PHPExcel, bạn chỉ cần chọn một version phù hợp với hệ điều hành của máy mình rồi tải xuống dùng trực tiếp là được.

Để export Excel PHP thành công, bạn cần lưu ý rằng phiên bản PHP đó có phù hợp với hệ điều hành máy mình hay không. Để chắc chắn download được một version PHP chính xác, bạn chỉ cần đảm bảo phiên bản đó đáp ứng đủ các điều kiện sau:

PHPExcel là gì?

PHPExcel là gì?

  • PHP phải có phiên bản từ 5.2.0 trở lên.
  • PHP extension php_zip enabled [^phpzip_footnote].
  • PHP extension php_xml enabled.
  • PHP extension php_gd2 enabled (if not compiled in).

Sau khi đã chắc chắn rằng phiên bản đáp ứng đủ các yêu cầu như trên thì bạn có thể yên tâm tải và và cài đặt.

Một trong những nguồn download phổ biến nhất có thể kể đến Github. Phiên bản PHPExcel tại Github khá dễ dùng và phù hợp hầu hết với nhiều server khác nhau. Để tải PHPExcel trên Github, bạn hãy truy cập vào ĐÂY. Khi đã vào link thành công, bạn sẽ thấy góc trên bên phải màn hình có nút xanh Clone or Download. Hãy click vào và chọn Download zip. Khi đã tải thành công tệp zip, bạn cần giải nén ra và tiến hành cài đặt.

Các thao tác liên quan đến export Excel PHP

Trước khi export Excel PHP thì bạn cần thực hiện trước các thao tác liên quan như đọc, ghi, chuyển đổi… trong Excel PHP.

Ghi dữ liệu vào file Excel

Quá trình này bao gồm một chuỗi các thao tác chuyển đổi dữ liệu thô thành định dạng excel. Tất nhiên là công cụ chính hỗ trợ chính là PHP.

Khi đã tải xong xuôi và giải nén tệp zip của PHP rồi, bạn cần copy PHPExcel.php trong Classes vào thư mục gốc chứa ứng dụng web. Thao tác này nhằm định hướng đối tượng và yêu cầu PHP tập trung vào xử lý đối tượng đó. Sau đó, bạn cần thực hiện các bước như bản demo sau:

Có rất nhiều thao tác Export Excel PHP

Có rất nhiều thao tác Export Excel PHP

<?php

require “Classes/PHPExcel.php”;

$data = [

    [‘Nguyễn Văn A’, ‘2000’, ‘5k’],

    [‘Phạm Văn B’, ‘2001’, ‘2k’],

    [‘Mai Thị C’, ‘1998’, ‘1’],

    [‘Đỗ Thị D’, ‘1999’, ‘0’]

];

//Khởi tạo đối tượng

$excel = new PHPExcel();

//Chọn trang cần ghi (là số từ 0->n)

$excel->setActiveSheetIndex(0);

//Tạo tiêu đề cho trang. (có thể không cần)

$excel->getActiveSheet()->setTitle(‘demo ghi dữ liệu’);

//Xét chiều rộng cho từng, nếu muốn set height thì dùng setRowHeight()

$excel->getActiveSheet()->getColumnDimension(‘A’)->setWidth(20);

$excel->getActiveSheet()->getColumnDimension(‘B’)->setWidth(20);

$excel->getActiveSheet()->getColumnDimension(‘C’)->setWidth(30);

//Xét in đậm cho khoảng cột

$excel->getActiveSheet()->getStyle(‘A1:C1’)->getFont()->setBold(true);

//Tạo tiêu đề cho từng cột

//Vị trí có dạng như sau:

/**

 * |A1|B1|C1|..|n1|

 * |A2|B2|C2|..|n1|

 * |..|..|..|..|..|

 * |An|Bn|Cn|..|nn|

 */

$excel->getActiveSheet()->setCellValue(‘A1’, Họ và Tên);

$excel->getActiveSheet()->setCellValue(‘B1’, ‘Năm sinh’);

$excel->getActiveSheet()->setCellValue(‘C1’, ‘Số lần đi muộn’);

// thực hiện thêm dữ liệu vào từng ô bằng vòng lặp

// dòng bắt đầu = 2

$numRow = 2;

foreach ($data as $row) {

    $excel->getActiveSheet()->setCellValue(‘A’ . $numRow, $row[0]);

    $excel->getActiveSheet()->setCellValue(‘B’ . $numRow, $row[1]);

    $excel->getActiveSheet()->setCellValue(‘C’ . $numRow, $row[2]);

    $numRow++;

}

// Khởi tạo đối tượng PHPExcel_IOFactory để thực hiện ghi file

// ở đây mình lưu file dưới dạng excel2007

PHPExcel_IOFactory::createWriter($excel, ‘Excel2007’)->save(‘data.xlsx’);

Nếu bạn muốn xuất kết quả ra cửa sổ download thì sửa phần cuối thành:

header(‘Content-type: application/vnd.ms-excel’);

header(‘Content-Disposition: attachment; filename=”data.xls”‘);

PHPExcel_IOFactory::createWriter($excel, ‘Excel2007’)->save(‘php://output’);

Và cuối cùng, kết quả chúng ta nhận được sẽ như sau:

Họ và tên Năm sinh Số lần đi muộn
Nguyễn Văn A 2000 5
Phạm Văn B 2001 2
Mai Thị C 1998 1
Đỗ Thị D 1999 0

Đọc dữ liệu từ file Excel

Export Excel PHP giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn

Export Excel PHP giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn

Đọc dữ liệu là quá trình trích xuất thông tin có sẵn bên trong 1 file Excel rồi sử dụng dữ liệu này cho một mục đích nhất định.

Với quá trình ghi dữ liệu ở phía trên, ta đã có file thông tin data.xlsx. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu đọc thử file này bằng các bước sau:

<?php

//Nhúng file PHPExcel

require_once ‘Classes/PHPExcel.php’;

//Đường dẫn file

$file = ‘data.xlsx’;

//Tiến hành xác thực file

$objFile = PHPExcel_IOFactory::identify($file);

$objData = PHPExcel_IOFactory::createReader($objFile);

//Chỉ đọc dữ liệu

$objData->setReadDataOnly(true);

// Load dữ liệu sang dạng đối tượng

$objPHPExcel = $objData->load($file);

//Lấy ra số trang sử dụng phương thức getSheetCount();

// Lấy Ra tên trang sử dụng getSheetNames();

//Chọn trang cần truy xuất

$sheet = $objPHPExcel->setActiveSheetIndex(0);

//Lấy ra số dòng cuối cùng

$Totalrow = $sheet->getHighestRow();

//Lấy ra tên cột cuối cùng

$LastColumn = $sheet->getHighestColumn();

//Chuyển đổi tên cột đó về vị trí thứ, VD: C là 3,D là 4

$TotalCol = PHPExcel_Cell::columnIndexFromString($LastColumn);

//Tạo mảng chứa dữ liệu

$data = [];

//Tiến hành lặp qua từng ô dữ liệu

//—-Lặp dòng, Vì dòng đầu là tiêu đề cột nên chúng ta sẽ lặp giá trị từ dòng 2

for ($i = 2; $i <= $Totalrow; $i++) {

    //—-Lặp cột

    for ($j = 0; $j < $TotalCol; $j++) {

        // Tiến hành lấy giá trị của từng ô đổ vào mảng

        $data[$i – 2][$j] = $sheet->getCellByColumnAndRow($j, $i)->getValue();;

    }

}

//Hiển thị mảng dữ liệu

echo ‘<pre>’;

var_dump($data);

Khi đã hoàn tất, ta thu được kết quả như sau:

array(4) {

[0]=>

array(3) {

[0]=>

string(20) “Nguyễn Văn A”

[1]=>

string(4) “2000”

[2]=>

string(4) “5K”

}

[1]=>

array(3) {

[0]=>

string(12) “Phạm Văn B”

[1]=>

string(4) “2001”

[2]=>

string(4) “2”

}

[2] =>

array(3) {

[0]=>

string(10) “Mai Thị C”

[1]=>

string(19) “1998”

[2]=>

string(11) “1”

}

[3]=>

array(3) {

[0]=>

string(10) “Đỗ Thị D”

[1]=>

string(19) “1999”

[2]=>

string(11) “0”

Định dạng sau khi export Excel PHP

Có khi nào bạn muốn chính sửa lại định dạng của 1 file Excel nhưng lại e ngại vì file đó quá phức tạp, quá nhiều cột và bảng biểu hay không? Trong trường hợp như vậy, bạn nên tạo trước 1 file Excel PHP có định dạng bạn muốn sử dụng. Hãy coi đó như một template vậy. Sau đó đưa dữ liệu vào file này và đọc nó như thông thường.

Giao diện thông thường của Excel

Giao diện thông thường của Excel

Vậy là bạn đã có thể export Excel PHP dưới định dạng mình mong muốn rồi.

Chuyển định dạng file bằng Excel PHP

Bản chất của việc chuyển định dạng file chỉ bao gồm 3 bước chính, đó là: đọc file -> tạo Writer -> Lưu xuống file mới.

Teky sẽ hướng dẫn một đoạn code demo phục vụ cho quá trình chuyển định dạng file có thể thực hiện được trên hầu hết các server:

[code language=”php”] $objPHPExcel = PHPExcel_IOFactory::load(“XMLTest.xml”);

$objWriter = PHPExcel_IOFactory::createWriter($objPHPExcel, ‘Excel2007’);

$objWriter->save(‘covertedXml2Xlsx.xlsx’);

[/code]

Tham khảo thêm: HTML5 là gì? Điều gì khiến HTML5 lại quan trọng đến như vậy?

Kết luận export Excel PHP

Nhìn chung, các thao tác export Excel PHP khá đơn giản. Từ việc ghi, đọc, xuất và chuyển đổi dữ liệu đều có thể thực hiện dễ dàng thông qua các đoạn mã demo hướng dẫn. Bạn chỉ cần đọc hiểu và áp dụng vào trong công việc của mình thôi. Tuy sở hữu rất nhiều chức năng khác nhau nhưng PHP cũng có một số nhược điểm nhất định. Đó là không thể hiển thị biểu đồ và đồ thị. Tuy nhiên, nếu người dùng không có nhu cầu sử dụng dữ liệu những dạng đó thì vẫn có thể export Excel PHP một cách dễ dàng. Bài viết trên, Teky mới đề cập đến các thao tác cơ bản trong PHP. Nếu bạn muốn ứng dụng thư viện này một cách hiệu quả hơn, hãy tìm đọc thêm nhiều tài liệu nâng cao về Excel PHP nhé.

The post Export Excel PHP như thế nào? Hướng dẫn các thao tác trong PHPExcel appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/export-excel-php/

HTML5 là gì? Điều gì khiến HTML5 lại quan trọng đến như vậy?

Nếu bạn làm trong ngành công nghệ lập trình thì không thể nào chưa nghe đến cái tên HTML5. HTML5 đã tạo nên một làn sóng công nghệ mới nhờ những ưu điểm vô cùng vượt trội của nó. HTML5 ẩn chứa nhiều tiềm năng và luôn sẵn sàng chinh phục cả những người dùng khó tính nhất. Vậy bạn đã nắm được những chức năng cốt lõi của HTML5 hay chưa? Để sử dụng tốt HTML5, trước hết, mời bạn đọc tìm hiểu HTML5 là gì cùng Teky ngay trong bài viết sau đây.

Định nghĩa HTML5 là gì?

HTML là gì?

HTML có lẽ là một thuật ngữ công nghệ vô cùng quan trọng. HTML là tên viết tắt của cụm từ Hypertext Markup Language. Nó được sử dụng như một ngôn ngữ thiết kế trang web. HTML là một trong những yếu tố quan trọng nhất của World Wide Web (WWW). Nó vừa giúp truyền tải hệ thống đa phương tiện vừa giúp giao diện website trở nên thân thiết với người dùng. Tất cả những hoạt động này đều nhằm mục đích khiến người dùng sử dụng website một cách dễ dàng, đơn giản nhưng vẫn hiệu quả.

Phiên bản đầu tiên của HTML xuất hiện vào năm 1991. Sau đó ta có HTML4 vào năm 1999 và phiên bản dùng song song XHTML vào năm 2000. Kể từ HTM4 vào năm 1999, phải mất tới 15 năm, HTML5 mới được ra đời vào 2014.

Bằng ngôn ngữ HTML, người dùng có thể vận dụng các thành phần như văn bản, hình ảnh, video…để tạo ra bố cục và định dạng web. Tuy nhiên, HTML chỉ tạo được ra các trang web tĩnh. Ngày nay, nhu cầu về giao diện ngày càng được nâng cao. Chính vì thế nên người ta thường kết hợp sử dụng HTML với các plugin khác như CSS, Flash, Java, Silverlight… để mở rộng các tính năng web.

HTML5 khác gì HTML

HTML5 khác gì HTML

HTML5 khác HTML chỗ nào?

Tất nhiên chúng ta đều biết HTML5 là phiên bản nâng cấp của HTML và HTML4. Những chính xác thì HTML5 có gì mới so với các phiên bản trước? HTML5 vẫn thừa kế những ưu điểm trong thiết kế và tái tạo cấu trúc của HTML. Ngoài ra, nó còn được nâng cấp và trang bị thêm nhiều tính năng mới hứa hẹn sẽ làm thay đổi phương pháp truyền xây dựng web thống trong quá khứ.

Mục đích lớn nhất của HTML là tạo ra một giao diện web thân thiện nhưng vẫn tiện ích với người dùng. HTML5 đã tiếp tục sứ mệnh này và tối ưu công việc này ở mức cao hơn nữa.

Như đã nói ở trên, HTML chỉ cho phép người dùng tạo ra các web tĩnh. Vì thế HTML5 đã khắc phục được điểm yếu này. HTML5 có khả năng thay thế các plugin thông thường để làm đa dạng hóa tính năng của website. Tuy đôi khi HTML5 vẫn phải phối hợp với các ứng dụng khác để hoàn thành nhu cầu của người dùng nhưng đây vẫn là một ưu điểm của nó so với HTML. HTML5 có khả năng kết nối với nhiều plugin hơn HTML. Vì thế người dùng có thể sử dụng đa dạng các công cụ hơn.

Trong khi HTML chỉ sử dụng cache để lưu một lượng dữ liệu rất hạn chế thì HTML5 đã có thể mở rộng kho lưu trữ bằng cách sử dụng  HTML Local Storage và cả application cache.

Tại sao bạn nên sử dụng HTML5 ngay?

Tính tương thích cao – HTML5 là gì?

Một vấn đề lớn mà nhiều lập trình viên gặp phải khi nâng cấp hoặc thay đổi một phần mềm nền tảng là lỗi phiên bản. Nhiều khi phiên bản mới sẽ không hỗ trợ các tình huống mà phiên bản cũ đang làm dở. Tuy nhiên, khi sử dụng HTML5, bạn sẽ không phải lo về điều này. Bản chất của HTML5 là nâng cấp chứ không phải làm mới hoàn toàn so với HTML. Chính vì thế, HTML5 vẫn tương thích hoàn hảo kể cả với những website được phát triển dựa trên HTML.

Tuy vậy nhưng HTML5 vẫn có tiêu chuẩn riêng của nó và đôi khi các website cũ sẽ không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, khi gặp lỗi, HTML5 không lập tức loại trừ và bài xích. Nó cho phép lập trình viên từ từ tìm ra lỗi và thay đổi cho đến khi phù hợp với tiêu chuẩn mới.

Giao diện của HTML5

Giao diện của HTML5

HTML5 sẽ nhanh chóng “khớp” được với các nội dung cũ mà các phiên bản xây dựng từ trước. Tất cả những dữ liệu cũng như plugin cũ được HTML kết nối hoàn hảo. Từ nền tảng cũ, HTML5 sẽ giúp phát triển website của bạn theo hướng tốt hơn.

Cách sử dụng đơn giản – HTML5 là gì?

Các phần mềm mới thường đi kèm với sự phức tạp. Chính vì thế, nhiều người ngại thay đổi, ngại dành thời gian để học hỏi thêm cách sử dụng mới nên chấp nhận tiếp tục sử dụng các phần mềm cũ, dù thậm chí tính năng của nó đã lỗi thời.

May mắn thay rằng HTML5 không như vậy. Dù sở hữu những cải tiến đáng kể nhưng cách sử dụng của HTML5 vẫn vô cùng đơn giản. Các kỹ thuật mới được giải trình theo một cách dễ hiểu. Do vậy nên cả những người mới cũng có thể sử dụng được HTML5.

Ưu điểm của HTML5 là gì?

Ưu điểm của HTML5 là gì?

Khả năng đa phương tiện tốt – HTML5 là gì?

Thường thì phần hình ảnh trên website sẽ cần phụ thuộc vào các ứng dụng như Ai hay Ps. Tương tự video và âm thanh cũng cần được tối ưu bằng phần mềm thứ 3. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng HTML5, các trường hợp cần sử dụng thêm phần mềm khác sẽ không còn nhiều. HTML5 có khả năng phục vụ đa phương tiện rất tốt. Vì nó sở hữu nhiều chức năng giúp xử lý được cả hình ảnh, âm thanh lẫn video nên việc thiết kế website đẹp hơn, đúng nhu cầu của người dùng hơn không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Chức năng mới tốt hơn cho lập trình viên

Lý do mà các lập trình viên luôn nhận được lời khuyến khích sử dụng HTML5 là gì? HTML5 quả thật khiến người ta bất ngờ bởi hàng loạt ưu điểm mà nó mang đến.

  • Không cần tạo cookie: Đối với các phiên bản trước, người dùng luôn phải tạo cookie mỗi khi muốn lưu trữ thông tin hay dữ liệu nào đó. Tuy nhiên, khi sử dụng HTML5 bạn sẽ không còn phải tốn thời gian làm vậy nữa.
  • Bổ sung Menu Element: Tính năng này giúp tăng khả năng tương tác của website.
  • Xây dựng web mobile dễ dàng: Rõ ràng thế kỷ 21 mang theo sự bùng nổ của smartphone. Con người lướt web bằng điện thoại thậm chí còn nhiều hơn máy tính. Chính vì thế, HTML5 ra đời như một giải pháp hoàn hảo cho công việc lập trình web mobile.
  • Tăng tương thích cho các ứng dụng web: HTML5 cho phép trình duyệt đóng vai trò như một nền tảng ứng dụng. Bạn có thể thoải mái khởi động và sử dụng các ứng dụng khác nhau trực tiếp trên trình duyệt. Hoạt động này sẽ giúp các nhà lập trình có thể ứng dụng các phần mềm khác nhau một cách dễ dàng.
Chức năng mới của HTML5 là gì?

Chức năng mới của HTML5 là gì?

Chức năng mới tốt hơn cho client

Lý do mà nhiều người muốn sử dụng HTML5 là gì? HTML5 thậm chí còn được lòng cả những vị khách dùng Internet. Đó cùng là lý do bạn nên sử dụng HTML5 nếu muốn trải nghiệm web của mình ưu việt hơn.

Tối ưu trải nghiệm web mobile: Việc lướt web bằng điện thoại đã trở nên phổ biến hơn máy tính rất nhiều. HTML5 giúp cho các hoạt động bằng điện thoại của bạn trở nên thoải mái và dễ dàng hơn. Ví dụ, với một số hình ảnh hay video đặc thù, HTML truyền thống yêu cầu một ứng dụng thứ ba là Adobe Flash được cài đặt thì mới có thể mở file được. HTML5 thì lại khác. Nó cho phép bạn trực tiếp mở file đó thông qua trình duyệt web luôn. Đây quả thật là một tính năng rất thú vị.

Tìm hiểu thêm: RabbitMQ là gì? Những thông tin cơ bản nhất cho người mới tìm hiểu

Kết luận HTML5 là gì?

Rõ ràng rằng HTML5 đóng một vai trò rất quan trọng trong các quy trình phát triển một website. Hiện nay số lượng người dùng HTML5 cũng rất đông đảo. Vì thế nếu muốn website của bạn trở nên ưu việt hơn, mới lạ và bắt kịp xu hướng hơn, bạn nên sử dụng HTML5. Như đã nói ở trên, HTML5 hoàn toàn không khó để sử dụng, ngay cả khi bạn là người mới. Vì thế Teky tin rằng bạn sẽ rất nhanh bắt kịp được công nghệ này.

The post HTML5 là gì? Điều gì khiến HTML5 lại quan trọng đến như vậy? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/html5-la-gi/

RabbitMQ là gì? Những thông tin cơ bản nhất cho người mới tìm hiểu

RabbitMQ là một ứng dụng sở hữu hơn 35 nghìn lượt tại từ khắp nơi trên thế giới. Nó hiện hữu trong mọi doanh nghiệp lớn trên toàn cầu. RabbitMQ là một Message Broker nổi tiếng với nhiều tính năng ưu việt. Vậy bạn đã nắm rõ RabbitMQ là gì cũng như cách sử dụng nó hiệu quả hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo ngay bài viết sau với những thông tin vô cùng hữu ích nhé.

Tìm hiểu RabbitMQ là gì?

AMQP là gì? Message Broker là gì?

Trước khi tìm hiểu RabbitMQ là gì, ta sẽ bắt đầu với hai câu hỏi AMQP là gì và Message Broker là gì trước. AMQP hay Advanced Message Queuing Protocol là tên gọi dùng để chỉ các giao thức xếp hàng tin nhắn nâng cao. Những giao thức này được ứng dụng cung cấp để để chuẩn mở cho các phần mềm trung gian hướng thông báo. Nhiệm vụ chính của AMQP là định hướng tin nhắn, xếp hàng, định tuyến, tăng độ tin cậy và bảo mật.

Message Broker là phần mềm dùng để giúp các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng. Nó cũng được sử dụng như một ứng dụng trung chuyển tin nhắn và thông tin giữa các phần mềm khác nhau.

RabbitMQ được sử dụng rất phổ biến

RabbitMQ được sử dụng rất phổ biến

3 nhiệm vụ chính mà Message Broker đảm nhận là xác thực, chuyển đổi và định tuyến cho các tin nhắn giữa những ứng dụng với nhau. Quy trình hoạt động của Message Broker sẽ xoay quanh những bước sau:

Đầu tiên, ứng dụng gửi sẽ đưa một tin nhắn đến cho server process. Server Process này chính là AMQP. AMQP thực hiện các chứng năng xử lý thông tin của nó rồi sẽ gửi tin nhắn này đến với ứng dụng nhận.

Khái niệm RabbitMQ

RabbitMQ là gì? RabbitMQ là một Message Broker sử dụng giao thức AMQP để phục vụ cho hoạt động trao đổi tin nhắn giữa các ứng dụng với nhau. RabbitMQ được hiểu như một người vận chuyển các message và quản lý những tin nhắn trên hàng đợi.

RabbitMQ sử dụng ngôn ngữ lập trình Erlang. Mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ này là giúp các lập trình viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể dễ dàng kết nối và giao tiếp với nhau. Erlang cũng giúp tạo lập nên một trạm trung gian để gửi và nhận các thông tin. Ngoài ra, nó cũng góp phần lưu trữ và bảo vệ an toàn cho các dữ liệu trong message.

Nói chung, RabbitMQ được tạo ra với mục đích xử lý lượng lớn tin nhắn, thông điệp phức tạp giữa các ứng dụng với nhau. Nó giúp di chuyển, xử lý, biên dịch và lưu trữ các message.

RabbitMQ có dung lượng khác nhẹ. Hơn nữa nó còn dễ dàng được mở rộng và phát triển cả nền tảng đám mây lẫn các hệ điều hành khác nhau. Vì thế, RabbitMQ trở nên phù hợp với rất nhiều đối tượng. Ngoài ra, RabbitMQ còn cung cấp hàng loạt các công cụ hữu ích cho nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như C++, C#, Java, PHP, Python…

Cách sử dụng RabbitMQ vô cùng đơn giản. Vì thế nó được phổ biến rất rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau.

Cơ chế hoạt động của RabbitMQ là gì?

RabbitMQ hoạt động như một bưu điện trung chuyển. Nhiệm vụ của nó là chờ người bán hàng mang hàng đến bưu cục và vận chuyển nó đến tay khách hàng. Khi một người có nhu cầu gửi thông tin, họ sẽ đẩy tin nhắn vào Message broker. Message broker sẽ tiếp nhận, lưu trữ bản sao và phiên dịch nếu cần thông tin đó. Rồi cuối cùng mới mang tin nhắn đến cho người dùng. Tại sao phải dùng RabbitMQ khi mà người gửi có thể trực tiếp send tin nhắn đến cho người nhận? Bạn chỉ có thể làm thủ công thế với những cuộc trao đổi 1:1. Khi một máy chủ cần phải gửi nhiều loại thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau, RabbitMQ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình này.

Cơ chế hoạt động của RabbitMQ rất đơn giản

Cơ chế hoạt động của RabbitMQ rất đơn giản

Một RabbitMQ sẽ bao gồm hai hoạt động chính đó là exchange và queue. Trong đó, exchange chịu trách nhiệm phân luồng thông tin thành các topic đã được cài trước khác nhau. Từ đó xác định đúng tin nhắn cho đúng đối tượng. Còn queue được hiểu như một danh sách chờ. Danh sách này bao gồm các tin nhắn được sắp xếp theo một thứ tự thời gian nhất định và lần lượt được gửi đi. Sau khi tin nhắn đã được gửi đi, nó tiếp tục phải chờ đợi nếu cho đến khi người nhận muốn lấy nó xuống. Tất nhiên là trong trường hợp người nhận cài đặt chế độ chờ thư như vậy trước.

Những tính năng đặc biệt của RabbitMQ là gì?

RabbitMQ sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt. Đó cũng là lý do khiến RabbitMQ lại được nhiều người sử dụng đến như vậy.

  • Giao diện dễ sử dụng: Rabbit MQ sở hữu một bộ giao diện rất tối giản và cơ bản. Những mục chính và quan trọng được bố trí ở nơi dễ nhìn và dễ thao tác. Chính vì thế khi thực hiện các hoạt động trên RabbitMQ người dùng sẽ cảm thấy rất thoải mái và tiện lợi.
  • Khả năng bảo mật tốt: Hệ thống lưu trữ của RabbitMQ có tính an toàn rất cao. Người dùng có thể yên tâm sử dụng nhiều tác vụ cùng lúc mà không cần lo đến việc bảo vệ dữ liệu.
  • Tính linh hoạt cao: Các Message được thông qua router trước, sau đó mới đi đến queue. Nếu định tuyến sở hữu một mô hình phức tạp, người dùng có thể viết riêng các kiểu trao đổi như một plugin.
  • Tạo sự liên kết chặt chẽ: RabbitMQ có khả năng tạo ra sự liên kết giữa các đối tượng với nhau. Nếu phải làm việc với các máy chủ không yêu cầu liên kết hoặc có hệ thống liên kết lỏng lẻo, RabbitMQ sẽ tiến hành gia cố lại các liên kết cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Tối ưu hóa danh sách chờ: RabbitMQ là một công cụ gửi tin nhắn có sử dụng danh sách chờ. Bằng cách nhân bản nhiều queue ở những máy khác nhau trong quy trình truyền tin, người dùng có thể dễ dàng lấy lại dữ liệu khi máy chủ bị lỗi.
Lợi ích của RabbitMQ là gì?

Lợi ích của RabbitMQ là gì?

Lý do khiến bạn nên lựa chọn RabbitMQ là gì?

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo theo số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới. Trong quá khứ, chức năng nhắn tin chỉ được dùng bởi 1-2 đối tượng, nhiều nhất là một nhóm nhỏ. Tuy nhiên hiện tại, có đến hàng trăm, hàng triệu người dùng khác nhau cùng tham gia một cộng đồng dịch vụ hoặc trao đổi thông tin. Những thông tin chéo được truyền đi liên tục với số lượng khổng lồ sẽ tạo nên một gánh nặng lớn cho người điều hành. Và giải pháp để xử lý vấn đề ở đây chính là RabbitMQ.

Trước đây, nếu máy chủ bắt buộc phải nắm rõ thông tin của tất cả các máy khách thì mới có thể truyền tin thì với RabbitMQ, mọi thứ đã được đơn giản hóa. RabbitMQ chịu trách nhiệm gửi những đoạn tin nhắn thích hợp cho từng đối tượng khách hàng đã đăng ký từ trước mỗi khi có yêu cầu. Máy chủ sẽ giảm được một lượng lớn thông tin phải xử lý.

Giao diện của RabbitMQ

Giao diện của RabbitMQ

Ngoài ra, RabbitMQ còn đóng vai trò như một trình phiên dịch để tiến hành kết nối các đối tượng bất đồng ngôn ngữ với nhau. Bằng cách mã hóa thông tin theo một quy chuẩn chính thức, RabbitMQ giúp người dùng từ gắp nơi trên thế giới có thể gửi tin nhắn cho nhau.

Và đặc tính cuối cùng khiến RabbitMQ trở nên đặc biệt hơn chính là tính không đồng bộ. Chức năng này cho phép khách hàng có thể quyết định nhận nhận thông tin bất cứ khi nào họ muốn.

Tìm hiểu thêm: Tensorflow là gì? Tại sao bạn nên sử dụng Tensorflow?

Kết luận RabbitMQ là gì?

Như ta đã thấy, điểm đặc biệt khiến RabbitMQ trở nên đặc biệt chính là hệ thống làm việc vô cùng đơn giản nhưng lại rất năng suất của nó. RabbitMQ sẽ giúp bạn xử lý công việc phức tạp cùng các khách hàng và tin nhắn một cách dễ dàng. Nếu bạn là một nhà lập trình, đừng bỏ qua các thông tin xung quanh RabbitMQ là gì và cách sử dụng nó hiệu quả nhé. Chắc chắn công cụ tuyệt vời này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công việc lập trình.

The post RabbitMQ là gì? Những thông tin cơ bản nhất cho người mới tìm hiểu appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/rabbitmq-la-gi/

Tensorflow là gì? Tại sao bạn nên sử dụng Tensorflow?

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo kéo theo nhu cầu học hỏi về machine learning và deep learning tăng vọt. Các tài liệu về lĩnh vực này được phổ biến rộng rãi hơn. Cùng với đó có không ít công cụ hỗ trợ cho machine learning được tạo ra. Một trong số đó là Tensorflow – phần mềm nổi tiếng được sáng tạo bởi tập đoàn toàn cầu Google. Vậy Tensorflow là gì? Liệu nó mang đến những chức năng gì phục vụ cho việc hỗ trợ machine learning? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Teky để được nhận câu trả lời.

Tìm hiểu Tensorflow là gì?

Tensorflow hỗ trợ rất nhiều trong machine learning

Tensorflow hỗ trợ rất nhiều trong machine learning

Khái niệm Tensorflow là gì?

Tensorflow là một ứng dụng mã nguồn mở được phát triển bởi Google vào năm 2015. Tensorflow được sử dụng như một framework với chức năng chính là tính toán machine learning với quy mô lớn. Google cho phép người dùng có thể tự do phát triển một phiên bản Tensorflow của riêng mình mà không cần trả thêm bất kỳ khoản phí nào.

Mục đích chính của Google khi tạo ra Tensorflow là để cải thiện dịch vụ bằng cách sử dụng deep learning. Sau đó, họ nhận thấy rằng nó hữu ích và có nhiều tiềm năng hơn khi được những người có nhu cầu cải tiến. Vì thế nên, Tensorflow được công khai thành một phần mềm mã nguồn mở. Hiện tại, Tensorflow hoạt động theo rất nhiều cách khác nhau. Lợi ích nó đem lại cũng rất đa dạng.

Tensorflow vốn được phát triển từ 2 phần là Tensor và Flow. Vậy đầu tiên, Tensor là gì? Tensor là đơn vị tính cơ bản trong deep learning. Nhiệm vụ của nó là lưu trữ các dữ liệu numeric. Google sử dụng tên gọi Tensorflow là vì mục đích muốn truyền tải cụm từ “các tensor được tính toán theo flow”.

Tensorflow được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Python. Tensorflow cho phép người dùng tạo lập một biểu đồ để thực hiện các phép tính toán. Các phép toán và dữ liệu được thể hiện một cách trực quan giúp người dùng nhanh chóng thực hiện được các thuật toán mà không cần lo đến tính phù hợp. Bằng cách logic hóa như vậy, nhà phát triển có thể tập trung xem xét vấn đề với cái nhìn khách quan nhất mà không cần bận tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt.

Tensorflow hoạt động như thế nào?

Hoạt động chủ yếu mà người dùng làm trên Tensorflow là tạo ra các dataflow graph. Đây là một cấu trúc mô tả cách mà dữ liệu di chuyển qua một biểu đồ, thường là đại diện cho một series node đang được xử lý. Mỗi node được coi như một thuật toán. Còn điểm kết nối giữa các node sẽ là tensor – mảng dữ liệu đa chiều.

Như đã nói ở trên, Tensorflow được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình Python. Chính vì thế, node và tensor trong Tensorflow đóng vai trò như một đối tượng của Python. Còn bản thân Tensorflow cũng là một ứng dụng Python. Python chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành một Tensorflow. Đây là ngôn ngữ lập trình rất phổ biến, dễ học và dễ sử dụng. Đó cũng là lý do tại sao nó được Google ưu ái lựa chọn.

Tìm hiểu khái niệm Tensorflow là gì?

Tìm hiểu khái niệm Tensorflow là gì?

Tuy cả tensor và node đều được Python điều khiển nhưng các thuật toán thì khác. Những thuật toán này sẽ được biết bằng binary C++ hiệu suất cao. Sau đó, những tính năng biên dịch được tích hợp trong Tensorflow sẽ chịu trách nhiệm dịch sang Python. Python sẽ điều hướng các phần và tiến hành kết nối chúng với nhau để cho ra kết quả mà người dùng yêu cầu.

Các thành phần trong Tensorflow là gì?

Các tensor

Tensor là thành phần chính cấu tạo nên Tensorflow. Tensor đóng vai trò đại diện cho các loại dữ liệu trong Tensorflow. Nó có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như vector hay ma trận đa chiều. Một tensor có thể chứa nhiều đơn vị dữ liệu một lúc và giá trị của các đơn vị này đều giống nhau.

Một tensor được tạo ra từ dữ liệu đầu vào hoặc một thuật toán. Thuật toán, hay còn gọi là node là thứ liên kết các Tensor với nhau để tạo ra mảng hoặc ma trận. Mỗi tensor sẽ có 2 phần: nút và cạnh. Phần nút chịu trách nhiệm thực hiện các phép toán và tạo ra kết quả đầu cuối. Còn phần cạnh sẽ chứa dữ liệu về các mối quan hệ đầu vào hoặc đầu ra của các nút.

Biểu đồ

Nhiều phép tính diễn ra liên tiếp sẽ được tập hợp lại gọi là biểu đồ. Biểu đồ là nơi chứa các thao tác thuật toán. Chúng được gọi là node và sẽ được kết nối với nhau. Biểu đồ Tensorflow có đặc tính di động. Vì thế các phép toán được thực hiện có thể sử dụng luôn hoặc lưu lại dùng sau. Các phép toán được tạo ra bằng cách kết nối nhiều tensor lại với nhau.

Tensorflow gồm những thành phần nào?

Tensorflow gồm những thành phần nào?

Biểu đồ có thể chạy được trên cả CPU lẫn GPU hoặc thậm chí cả hệ điều hành di động.

Lý do bạn nên sử dụng Tensorflow là gì?

Mang đến góc nhìn khách quan

Việc lập trình machine learning vốn rất khó khăn và mất thời gian. Bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như cách hợp lý để chuyển output của 1 chức năng sang input của 1 chức năng khác hoặc cách triển khai các thuật toán. Vậy nên, Tensorflow xuất hiện để giải quyết tất cả các phần này.

Tensorflow nhanh chóng xử lý một lượng lớn công việc một cách dễ dàng. Khi đó, bạn không cần phải bận tâm đến những tình huống rườm rà nữa mà có thể dành thời gian để xem xét lại tính logic của dự án. Lượng dữ liệu đầy đủ từ Tensorflow sẽ giúp các nhà phát triển tiếp cận được với một góc nhìn khách quan của kế hoạch. Từ đó đưa ra những quyết định phát triển đúng đắn.

Chỉnh sửa dữ liệu dễ dàng

Đây là tính năng quan trọng nhất và cũng cần phải nắm chắc nhất khi bạn muốn tìm hiểu Tensorflow là gì. Tensorflow là một thư viện lập trình, chính vì thế yếu tố dữ liệu chính là thước đo chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực hoạt động của nó.

Tensorflow sở hữu một tính năng rất đặc biệt là Eager execution. Nhờ có tính năng này, người dùng có thể tiến hành chỉnh sửa lên các biểu đồ dữ liệu. Ngoài ra, nó cũng mang đến những đánh giá về ảnh hưởng của mỗi thao tác chỉnh sửa đến kết quả tổng thể.

Tại sao nên sử dụng Tensorflow

Tại sao nên sử dụng Tensorflow

Tính năng hữu ích này sẽ giúp bạn đưa ra những dự đoán về tương lai phát triển của dự án. Việc cân nhắc và lựa chọn giữa nhiều phương án khác nhau giờ đây đã được Eager execution giải quyết triệt để. Thông tin đánh giá mà Eager execution mang lại sẽ được dùng như dữ liệu dự đoán cho mỗi cách triển khai khác nhau. Việc của bạn chỉ là tổng hợp lại và tiến hành so sánh kết quả để lựa chọn một phương án tốt nhất.

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Tensorflow được phát triển bởi Google – một trong những tập đoàn công nghệ lớn mạnh nhất trên thế giới. Chính vì thế, không quá khó khi tin rằng Tensorflow sẽ được Google nâng cấp mạnh mẽ hơn rất nhiều trong tương lai.

Ngoài ra, Tensorflow là một ứng dụng mã nguồn mở cho phép người dùng có thể tự do phát triển và nâng cấp. Bạn có thể tham gia vào cộng đồng người sử dụng Tensorflow để cập nhật và học hỏi thêm được rất nhiều điều. Bạn cũng có thể tự mở rộng Tensorflow theo nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân.

Tìm hiểu thêm: Business Intelligence là gì? Giải mã sức hút đặc biệt từ BI

Kết luận

Cũng giống những khái niệm công nghệ khác như Keras là gì, Manure là gì, Training Session là gì… Tensorflow không hề khó để tìm hiểu. Hiện nay, ứng dụng này đóng vai trò rất lớn trong các hoạt động phát triển dịch vụ, phần mềm. Chính vì thế, nếu bạn có nhu cầu làm việc trong ngành này trong tương lai thì nên trang bị cho mình thêm nhiều hiểu biết về Tensorflow. Có rất nhiều tài liệu chuyên sâu giải đáp Tensorflow là gì cũng như các đặc điểm của nó. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu là sẽ rất nhanh chóng thông thạo cách sử dụng phần mềm này rồi. Chúc bạn nhanh chóng chinh phục được phần mềm độc đáo này nhé!

The post Tensorflow là gì? Tại sao bạn nên sử dụng Tensorflow? appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/tensorflow-la-gi-2/

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

TEKY và IEA cùng hợp tác để cung cấp các khoá học STEM trực tiếp kết hợp trực tuyến cho người dùng của IEA

Công ty cổ phần công nghệ & sáng tạo trẻ Teky đã chính thức ký hợp đồng hợp tác đào tạo cũng Công ty TNHH TM Quốc tế Âu Mỹ (IEA). Với thỏa thuận này, Teky sẽ cung cấp các khóa học theo chương trình STEAM với hình thức giảng dạy trực tiếp hoặc gián tiếp tới người dùng của IEA. Các môn học dành cho các học viên từ 7-18 tuổi với tiêu chuẩn lớp học tối thiểu 8 và tối đa 15 học sinh. các môn học cụ thể:

  • Bé làm game
  • Digi girl – Stem Art
  • Siêu nhân lập trình web
  • Siêu nhân lập trình game
  • Siêu nhân lập trình app
  • Digi Style – Multimedia

STEAM là gì?

STEAM là sự kết hợp giữa Stem và Art (Nghệ thuật sáng tạo).  STEM tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học) không chỉ giúp trẻ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm tới thực hành để tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Lợi ích của dạy học theo phương pháp giáo dục Steam:

Việc định hướng giáo dục STEAM cho trẻ ngay từ bậc mẫu giáo giúp trẻ bồi dưỡng năng lực tư duy, trải nghiệm cũng như phát triển toàn bộ các kỹ năng mềm

  • Cơ hội học tập trải nghiệm
  • Cơ hội về kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống, tạo ra những sản phẩm ý nghĩa
  • Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi: Con biết gì về nó? Muốn biết thêm gì? Làm thế nào để biết?
  • Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
  • Khơi dậy niềm yêu thích của trẻ với các bộ môn Khoa học, Công nghệ, Toán và làm tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau.

Giới thiệu về Học viện sáng tạo và công nghệ trẻ TEKY

TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi. Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm). Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.

  • Tháng 11/2016, Teky là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam gặt hái được 5 huy chương bạc trong cuộc thi lập trình quốc tế WeCode – bộ môn lập trình Scratch cho độ tuổi 6-9.
  • Tháng 3/2017, Teky là 1 trong 10 dự án Ảnh hưởng Xã hội trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á và dự án duy nhất tại Việt Nam, theo bình chọn của Chính phủ Úc thông qua sàng lọc 2000 dự án khác.
  • Tháng 6/2017, Teky là 1 trong 3 dự án được đánh giá cao nhất trong sự kiện Women NextGen Entrepreneur diễn ra tại Thuỵ sĩ.
  • Tính tới tháng 9/2017, Teky đã đem chương trình Hour of Code tới trên 3.000 học sinh toàn quốc.
  • Trong 3 năm hoạt động, Teky đã vinh dự nhận được 5 giải thưởng Rice Bowl Startup Award cho các hạng mục: “Dự án đào tạo có ảnh hưởng xã hội tốt nhất” (2017), “Khởi nghiệp nhiều người bình chọn nhất” (2018), và “Dự án cống hiến cho xã hội tốt nhất” (2018), “Founder Of The Year” và “Best NewComer” (2019)

TEKY – Đơn vị đào tạo lập trình & công nghệ uy tín hàng đầu Việt Nam dành cho trẻ em từ 5 – 18 tuổi, với 16 trung tâm trên cả nước, giảng dạy lập trình và công nghệ cho 50.000+ học sinh.

Thông tin các lớp học

  • Bộ môn Lập trình và phát triến ứng dụng
    Lập trình Scratch – Độ tuổi cấp 1
    Làm game với Tynker, Minecraft-Độ tuổi cấp 1
    Lập trình Web với Python, HTML5- Độ tuổi cấp 2, 3
    Lập trình App với Python, App Inventor – Độ tuổi cấp 2,3
    Lập trình Game 3D với Unity, Roblox- Độ tuổi cấp 2,3
    2. Robotics Engineering
    Robotics cấp 1 với LEGO WeDo, LEGO Mindstorms
    Robotics cấp 2 với LEGO Mindstorms, Microduino, Al
    Engineering cấp 2 với Microduino, Arduino, Python, loT
    3. 3D Multimedia
    STEM Art cấp 1 với in 3D, MakerEmpire, TinkerCAD, AR VR
    MultiMedia cấp 2,3 với Adobe Photoshop, Adobe Animate, Adobe Premier
    4. Các khoá học Toán, Lý, Hoá, Anh … Online và Tự luyện, ôn thi từ lớp 1 tới lớp 12: Toppy.vn – Một sån phẩm của Teky

Kết nối với Teky

LIÊN HỆ 16 HỌC VIỆN:

  • Hà Nội: Cầu Giấy | Mỹ Đình 2 | Hoàn Kiếm | Hà Đông | Long Biên
    Hồ Chí Minh: Quận 2 | Quận 3 | Quận 7 | Phú Nhuận | Bình Thạnh | Tân Bình | Gò Vấp | Bình Tân
    Khác: Hải Phòng | Quảng Ninh | Bình Dương
    Website: https://teky.edu.vn | https://teky.online
    Hotline HN: 024-7109-6668 | 0975-241-015
    Hotline HCM: 028-7109 9948 | 097-900-8642
    Chat ngay: m.me/tekyacademy
    Email: support@teky.edu.vn | lead@teky.edu.vn
  • #Teky​ #HọcviệnTeky #TekyAcademy #TekyStudio #LapTrinhScratchCungTeky #robotic #coding #code #lậptrìnhtrẻem #lậptrìnhgame #codekitten #thuthachcodekitten

The post TEKY và IEA cùng hợp tác để cung cấp các khoá học STEM trực tiếp kết hợp trực tuyến cho người dùng của IEA appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/teky-va-iea-cung-hop-tac-de-cung-cap-cac-khoa-hoc-stem-truc-tiep-ket-hop-truc-tuyen-cho-nguoi-dung-cua-iea/

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

WORKSHOP ONLINE “CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH”

🚀🌏 𝗢𝗡𝗟𝗜𝗡𝗘 𝗪𝗢𝗥𝗞𝗦𝗛𝗢𝗣: CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH 🌏🚀
Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với vấn đề “duy trì và kết nối” trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, y tế, văn hóa, xã hội mà kể cả giáo dục.
◾ Làm thế nào để chuyển giao công nghệ một cách nhanh và hiệu quả phục vụ cho hoạt động học tập?
◾ Phương án tổ chức, duy trì học tập như thế nào là phù hợp khi tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài?
◾ Có nên xây dựng nền tảng giáo dục trực tuyến bền vững kể cả sau khi dịch bệnh kết thúc?
Tất cả sẽ được giải đáp và tìm ra phương án giải quyết trong buổi Workshop Online “CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH” với sự đồng hành của Học viện Sáng tạo Công nghệ 𝗧𝗘𝗞𝗬, Nền tảng học tập trực tuyến 𝗖𝗹𝗮𝘀𝘀𝗜𝗻 và Ứng dụng học trực tuyến công nghệ trí tuệ nhân tạo 𝗧𝗢𝗣𝗣𝗬.
🔸 Thời gian: 𝟵𝗵𝟬𝟬 – 𝟭𝟭𝗵𝟬𝟬, CHỦ NHẬT 𝟭𝟬.𝟭𝟬.𝟮𝟬𝟮𝟭
🔸 Hình thức: Online qua phần mềm 𝗖𝗹𝗮𝘀𝘀𝗜𝗻 https://live.eeo.cn/pc.html?lessonKey=fb9d78501a397dfb
🔸 Đăng ký tham gia tại: t.ly/CgE7
Đến với chương trình, Quý phụ huynh và thầy cô sẽ có cơ hội trao đổi và thảo luận trực tuyến về các vấn đề giáo dục trong thời đại số với các khách mời có uy tín trong lĩnh vực giáo dục.
🔸 Ông Nhân Đỗ – Giám đốc Chiến lược ClassIn Việt Nam
🔸 Bà Đỗ Thị Thu Hường – Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học, Phó giám đốc đào tạo K12
🔸 Ông Nguyễn Minh Hiệu – Phó giám đốc, Đồng sáng lập Học viện Teky
Kính mời Quý Thầy Cô và Quý Phụ huynh tham dự chương trình, cùng xây dựng chiến lược học tập cho con và môi trường giáo dục cập nhật với công nghệ hiện đại ngay hôm nay.
Trân trọng!

The post WORKSHOP ONLINE “CHUYỂN DỊCH ONLINE HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH” appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/workshop-online-chuyen-dich-online-hieu-qua-cho-mua-dich-2/

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Trẻ nhỏ có thể học lập trình Robotics được hay không? Góc giải đáp.

Thời đại mới ngày một hiện đại, phát triển hơn. Sự có mặt của công nghệ ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Chúng ta không khó để bắt gặp sự hiện diện của những món đồ công nghệ. Điều này giúp cho đời sống của con người trở nên tốt đẹp, nâng cao giá trị hơn. Cũng chính vì điều đó mà ngay cả các em nhỏ hiện nay cũng đã được tiếp xúc nhiều với sự phát triển của công nghệ. Trẻ nhỏ có thể học lập trình Robotics được hay không đang là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất hiện nay. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp trong bài viết này nhé!

Lập trình Robotics là gì?

Cuộc sống của chúng ta hiện nay ngày được số hóa hiện đại. Trong mọi lĩnh vực, công nghệ đều có mặt và hỗ trợ rất nhiều. Chúng ta đã được biết đến trí tuệ nhân tạo AI, robot,… Đây được coi là công nghệ phát triển nhất hiện nay. Để có được những thứ này, con người vẫn là chủ chốt để tạo ra. Lập trình chính là công cụ để giúp con người phát triển hơn về công nghệ. Lập trình Robotics chính là ngành công nghệ kỹ thuật cao. Mà ở đây trí tuệ của con người được phát huy tối đa.

Khóa học lập trình Robotics

Khóa học lập trình Robotics

Lập trình Robotics trong cuộc sống

Chính vì điều này mà những khóa học liên quan đến lập trình robot liên tục được ra đời. Đặc biệt là những khóa học lập trình cơ bản dành cho các bạn sinh viên. Lập trình hỗ trợ rất nhiều cho công việc hằng ngày. Học lập trình có thể đem đến cho chúng ta một công việc ổn định, phát triển trong tương lai. Để có thể tạo ra robot, lập trình đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Lập trình Robotics chính là viết ra những chương trình để robot hiểu và thực hiện.

Lập trình robotics dành cho trẻ em

Lập trình robotics dành cho trẻ em

Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng, học lập trình sẽ vô cùng khó hiểu và không dễ để theo đuổi. Tuy nhiên, chương trình lập trình Robotics hiện nay đã được xây dựng đơn giản dễ hiểu hơn. Ngay cả những bạn nhỏ cũng có thể học tập và tìm hiểu về điều này. Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội. Chương trình học lập trình về Robotics dành cho các bạn nhỏ cấp 2 đã được ra đời. Để cho các em tiếp xúc với nền công nghệ lập trình robot từ nhỏ là một điều vô cùng tốt.

Trẻ nhỏ có thể học lập trình Robotics

Chắc hẳn, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi trẻ nhỏ có thể học lập trình Robotics hay không? Trẻ em chính là mầm non của thế giới. Để các em tiếp cận sớm với thế giới công nghệ hiện đại chính là mở ra tương lai tươi sáng. Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu các em có bị nghiện công nghệ. Các em có thể nghiện Internet nếu được tiếp xúc quá sớm. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu mục đích sử dụng công nghệ và Internet của các em là học tập. Lứa tuổi cấp 2, các em đã có những nhận thức riêng của mình về việc học.

Các em thu lại được gì từ khóa học?

Các em sẽ được rèn luyện tư duy logic khi tìm hiểu và học lập trình Robotics ở thời điểm này. Định hướng tương lai cho các em cũng là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu các em yêu thích công nghệ, yêu thích lập trình thì đây chính là một cơ hội lớn cho tương lai. Những nguyên lý cơ bản cho thiết kế sẽ được giảng dạy trong chương trình học này. Bên cạnh đó, ý tưởng xây dựng của các em cũng sẽ được hỗ trợ thực hiện. Kết hợp giữa việc học và thực hành sẽ thu hút các em yêu thích hơn.

Lắp ráp mô hình robot

Lắp ráp mô hình robot

Những lợi ích khi cho trẻ học lập trình Robotics đó chính là rèn luyện tư duy, tính tự học. Các em sẽ được tự tìm hiểu trong môi trường mới. Học cách giải quyết những vấn đề gặp phải. Nền tảng về thiết kế, lập trình và kiến thức khác cũng sẽ được củng cố trong khóa học này. Dạy lập trình không chỉ đơn thuần là những thao tác trên máy. Mà hơn cả, các em có thể kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên môn.

Lời kết

Có thể nói, lập trình Robotics đang là khóa học được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Không chỉ là các bạn sinh viên mà ngay cả các bạn nhỏ cũng rất thích thú với chương trình này. Phụ huynh của các bé nên tìm hiểu nhiều hơn để có thể đầu tư tương lai cho các bé ngay từ bây giờ.

Đọc thêm: Thiết kế đồ họa 3d cho trẻ em? Địa chỉ uy tín tại Hà Nội.

The post Trẻ nhỏ có thể học lập trình Robotics được hay không? Góc giải đáp. appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/lap-trinh-robotics/

Thiết kế đồ họa 3d cho trẻ em? Địa chỉ uy tín tại Hà Nội.

Thời đại xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng những món đồ công nghệ ngày một tăng lên. Không chỉ có các bạn trẻ, người lớn sử dụng những món đồ này. Mà ngay cả những bạn nhỏ cấp 1, cấp 2 cũng đã được tiếp xúc với rất nhiều đồ công nghệ hiện đại. Chính vì điều đó mà các bạn nhỏ hiện nay có nhiều cơ hội thể hiện đam mê, sở thích của mình hơn. Chương trình thiết kế đồ họa 3D dành cho trẻ em đang là khóa học mới hiện nay. Khóa học này đem đến rất nhiều điều thú vị và kiến thức cho các em.

Thiết kế đồ họa 3D

Chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ rằng, chương trình thiết kế đồ họa 3D chỉ phù hợp với người lớn. Đặc biệt là các bạn trẻ cấp 3, sinh viên sẽ phù hợp hơn cả với chương trình học này. Tuy nhiên đây đã là suy nghĩ của trước đây. Chương trình thiết kế đã có những khóa học cải tiến dành cho mọi đối tượng. Ngay cả những bạn đã đi làm văn phòng cũng có thể theo học chương trình thú vị này. Đồ họa 3D gợi chúng ta liên tưởng đến những bộ phim hoạt hình, đoạn quảng cáo bắt mắt.

Học thiết kế mở ra nhiều cơ hội trong tương lai

Học thiết kế mở ra nhiều cơ hội trong tương lai

Thiết kế đồ họa dành cho người lớn

Thiết kế đồ họa 3D chính là học cách xây dựng những clip ngắn, TVC hoặc một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh. Tất cả những điều này đều có thể được giảng dạy trong chương trình. Điều đầu tiên chúng ta nhận được khi tham gia khóa học thiết kế đồ họa chính là những tư duy về nghệ thuật thiết kế. Chương trình thiết kế đồ họa sơ cấp đã có thể giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Đặc biệt là đối với những bạn học Marketing, Design,…

Thiết kế đồ họa 3D đem đến sự phát triển thông minh

Thiết kế đồ họa 3D đem đến sự phát triển thông minh

Bên cạnh tư duy về nghệ thuật, thiết kế, chúng ta còn được học nhiều hơn về cách xây dựng kỹ xảo. Chỉ cần đến một nền tảng thiết kế cơ bản, chúng ta có thể xây dựng được những video sống động. Còn gì tuyệt vời hơn việc chúng ta có thể tạo ra những ấn phẩm thiết kế của riêng mình. Thiết kế đồ họa 3D ngày nay đã có những chương trình dành cho các bạn nhỏ. Không còn giới hạn lứa tuổi, kiến thức. Học thiết kế đồ họa để thỏa thích thể hiện ý tưởng, đam mê của bản thân.

Chương trình thiết kế đồ họa 3D dành cho trẻ em

Như chúng tôi đã đề cập đến phía trên, khóa học thiết kế đồ họa 3D dành cho trẻ em đã có mặt. Để phù hợp với lứa tuổi cấp 2 của các em, chương trình này đã được biên soạn khác biệt. Các em sẽ được học từ những thao tác đơn giản trên máy tình và nền tảng thiết kế. Cách sử dụng chuột để tạo hiệu ứng một cách thông thạo. Đây chính là những bước đầu các em sẽ được giảng dạy khi học thiết kế.

Khóa học đem lại cho các em điều gì?

Không chỉ vậy, song song với các thao tác trên máy. Các em còn được học cách xây dựng ý tưởng. Ý tưởng của các em sẽ được hỗ trợ để tạo thành ấn phẩm đầu tay của riêng mình. Việc kết hợp giữa học và chơi luôn là phương pháp thích hợp nhất hiện nay. Việc học thiết kế sẽ không còn nhàm chán, lý thuyết. Các em được tự mình thực hiện thiết kế đồ họa. Xen kẽ với việc học thiết kế thông thường, các em còn có thể rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân. Ví dụ như thuyết trình về ấn phẩm, kết hợp nhiều kiến thức môn học vào thiết kế.

Cho trẻ em học thiết kế từ nhỏ

Cho trẻ em học thiết kế từ nhỏ

Đây chính là cơ hội tốt để các em định hướng sở thích, đam mê, công việc trong tương lai. Học thiết kế các em hoàn toàn có thể trở thành một Designer – một trong những ngành rất hot hiện nay. Việc bắt đầu càng sớm càng có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn. Chương trình thiết kế đồ họa 3D dành cho các bé cấp 2 hiện đã có mặt tại nhiều thành phố lớn. Các phụ huynh có thể tìm hiểu nhiều hơn về điều này để tạo cơ hội phát triển cho con mình nhé!

Lời kết

Có thể nói, bên cạnh những môn năng khiếu thông thường như vẽ, hát, thể thao. Các bé hiện nay đã có nhiều cơ hội thể hiện được đam mê của mình. Thiết kế đồ họa 3D cũng là một trong những cơ hội. Các bé thể hiện được sự sáng tạo của bản thân thông qua điều này. Hãy để ý đến những đam mê, sở thích của các bé. Từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt nhất trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Khóa học photoshop dành cho trẻ tại Hà Nội? Giải đáp về khóa học.D

The post Thiết kế đồ họa 3d cho trẻ em? Địa chỉ uy tín tại Hà Nội. appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.



source https://teky.edu.vn/blog/thiet-ke-do-hoa-3d/