GDVN- Học viện TEKY là một môi trường sở hữu chất lượng giáo dục cao và đã chứng minh được hiệu quả nhờ phương pháp giáo dục tiên tiến của mình.
Tổ chức Giáo dục Phần Lan – Education Alliance Finland (EAF) đã đánh giá chương trình giảng dạy STEM và Công nghệ của TEKY 93/100 điểm đạt chuẩn quốc tế chất lượng cao, đứng top đầu trong số các tổ chức giáo dục được EAF đánh giá trên toàn thế giới.
Phần Lan từ lâu đã nổi tiếng là một đất nước có nền giáo dục chất lượng tốt nhất thế giới. Tại đây, bộ môn khoa học và toán học ở Phần Lan vượt trội hoàn toàn so với nhiều nước tiên tiến khác, học sinh được khuyến khích, đề cao sự sáng tạo, chủ động, học thực tế thay vì tập trung nhồi nhét những kiến thức sách vở và đặt nặng điểm số, thi cử.
Tổ chức Liên minh giáo dục Phần Lan (Education Alliance Finland) là một tổ chức giáo dục uy tín trên toàn cầu, chuyên tư vấn và đánh giá từ tổng thể đến chi tiết các giải pháp giáo dục trên thế giới.
Một số dự án giáo dục danh tiếng dành cho trẻ em từ mẫu giáo đến học sinh phổ thông được EAF đánh giá như nền tảng học Kahoot!, nền tảng lập trình số 1 như Kodable của Mỹ, Codemao hay Mblock của Trung Quốc, chương trình học robotics nổi tiếng First LEGO League, Ozobot hay mBot của MakeBlock, công cụ thiết kế 3D số 1 thế giới Maker Empire .v.v…
Mới đây, EAF đã tiến hành phân tích và đánh giá độc lập về chất lượng chương trình giảng dạy của TEKY – Hệ thống học viện giáo dục về STEAM và Công nghệ của Việt Nam dành cho trẻ em, đơn vị đã đạt được nhiều thành tựu, giải thưởng đáng nể cả trong và ngoài nước.
Tổ chức EAF lấy tham chiếu nội dung chương trình giảng dạy công nghệ của Anh Quốc, dựa trên tiêu chuẩn chất lượng sư phạm quốc tế, thực hiện bởi liên minh các nhà nghiên cứu và chuyên gia uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục một cách riêng biệt.
Sau đó, những chuyên gia này sẽ thảo luận với nhau để đi đến một kết luận thống nhất. EAF tiếp cận vào toàn bộ giáo trình giảng dạy, tham dự lớp học thực tế và xem xét toàn bộ nền tảng công nghệ học tập tại Teky để thực hiện đánh giá trên 3 nhóm tiêu chí trọng tâm gồm: mục tiêu kiến thức, phương pháp sư phạm và trải nghiệm học tập.
Đối với nhóm tiêu chí “Mục tiêu kiến thức”, chương trình của TEKY gần như đạt điểm A tuyệt đối trong mục tiêu cung cấp kiến thức nền tảng cốt lõi, theo các tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
1. Phạm vi kiến thức giảng dạy: sử dụng phương pháp so sánh với giáo trình giảng dạy chính khoá của Anh Quốc liên quan tới thiết kế và công nghệ (18 tiêu chí đánh giá), khoa học máy tính (31 tiêu chí đánh giá);
2. Khả năng vận dụng vào cuộc sống và kỹ năng nghề nghiệp tương lai, gồm: Kỹ năng sống, làm việc và tinh thần kinh doanh (9 tiêu chí); Kỹ năng giao thoa văn hóa và nhận thức toàn cầu (4 tiêu chí); Phát triển an sinh và bền vững (8 tiêu chí); Kỹ năng xã hội (10 tiêu chí); Tư duy liên ngành (5 tiêu chí)
3. Năng lực học tập và sáng tạo, gồm: Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (8 tiêu chí), Sáng tạo và đổi mới (6 tiêu chí), Khả năng tự học (6 tiêu chí), Kỹ năng nhận thức và tư duy (7 tiêu chí)
4. Năng lực công nghệ thông tin, gồm: Kiến thức công nghệ thông tin và năng lực vận dụng (10 tiêu chí), kiến thức Truyền thông đa phương tiện và năng lực vận dụng (7 tiêu chí).
Đối với “Phương pháp sư phạm”, EAF đánh giá chương trình của Teky đạt 93/100 điểm với các tiêu chí gồm: người học đóng vai trò chủ động, học tập thông qua cộng tác nhóm, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề bằng nhiều phương thức khác nhau, xây dựng các khái niệm mới sau khiến thức được học.
Ở hạng mục “Trải nghiệm học tập”, TEKY đạt 3,88/5 điểm với 6 tiêu chí liên quan tới trải nghiệm của học sinh trong lớp học và chương trình học, gồm: quyền tự quyết, sự tự tin năng lực, tính liên quan, sự tôn trọng, cảm giác yêu thích, sự an toàn.
Tổng kết lại, EAF khẳng định:“Chương trình học ở Teky được ứng dụng công nghệ rất tốt, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.
Các giáo viên của TEKY có nghiệp vụ sư phạm tốt với chất lượng kiến thức truyền thụ cho học sinh ở mức cao; phương pháp giáo dục mà Teky áp dụng cũng giúp cho các học sinh tiếp cận chúng một cách tự nhiên nhất.
Ở TEKY, học sinh được dạy cách làm việc theo nhóm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và luôn có sự tôn trọng lẫn nhau để mang đến một môi trường học tập an toàn. Học viện TEKY là một môi trường sở hữu chất lượng giáo dục cao và đã chứng minh được hiệu quả nhờ phương pháp giáo dục tiên tiến của mình”.
Bà Đào Lan Hương, sáng lập của TEKY, cho biết: “Chúng tôi rất tự hào khi lọt vào top đầu những trung tâm giáo dục STEAM và Công nghệ chất lượng trên toàn cầu theo đánh giá của Liên minh các chuyên gia giáo dục quốc tế EAF.
Điều này cũng gieo niềm tin về chất lượng hoạt động đổi mới giáo dục và cơ hội của thế hệ tương lai tại Việt Nam”.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên TEKY được một tổ chức giáo dục uy tín thế giới đánh giá cao.
Năm 2019, TEKY là đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh ở hạng mục Edtech Leadership tại giải thưởng EduTECH ASIA 2019 tổ chức tại Singapore.
Tháng 1/2020, Học viện TEKY được vinh danh là một trong 14 mô hình tiêu biểu toàn cầu về nền giáo dục 4.0 tại Hội nghị thượng đỉnh Davos của Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tại báo cáo này cũng nêu rõ: “TEKY tập trung vào việc dạy các kỹ năng công nghệ thông qua các bộ môn như Lập trình và phát triển ứng dụng, Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Học sinh dành khoảng 80% thời gian học tập của mình để tương tác với công nghệ.
Các lớp học có quy mô nhỏ giữa ba và tám em, nội dung được phân phối thông qua các dự án teamwork. Qúa trình học tập hoàn toàn do học sinh tự chủ: mỗi học sinh thử tham gia một vài lớp trước khi quyết định công nghệ nào sẽ hấp dẫn các em nhất”.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nước nhà cũng đánh giá rất cao phương pháp mà TEKY đang áp dụng, đây cũng được kỳ vọng là dự án sẽ tạo nên tầm ảnh hưởng không nhỏ và đem lại một “làn gió mới” cho nền giáo dục Việt Nam.
Trích nguồn báo Giáo Dục Việt Nam: https://ift.tt/3Dgt7qG
The post Một mô hình giáo dục Việt Nam được đánh giá cao bởi Tổ chức giáo dục Quốc tế appeared first on TEKY - Học viện sáng tạo công nghệ.
source
https://teky.edu.vn/blog/mot-mo-hinh-giao-duc-viet-nam-duoc-danh-gia-cao-boi-to-chuc-giao-duc-quoc-te/